Việc quản lý môi trường toàn cẩu theo quan điểm địa sinh thái đã được Gerasimov bàn luận trong tác phẩm “Geography and Ecology” (1983), và ông
đã đưa ra 3 bước quản lý : quản lý sinh thái sinh vật, quản lý địa sinh thái và
quản lý nhân sinh-nhân quyển. Quá trình áp dụng quan điểm địa sinh thái
của Gerasimov vào việc quản lý môi trường hệ thống địa hệ sinh thái thuỷ
vực Đồng Tháp Mười trong bài khoá luận này chỉ áp dụng 2 cách quản lý đầu
tiên, đó là quản lý sinh thái sinh vật và quản lý địa sinh thái.
5.2.1. Quản lý sinh thái-sinh vật
Quản lý sinh thái còn gọi là quản lý vệ sinh, chủ yếu là quan sát trạng thái môi trường trên quan điểm ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ con
người
5.2.1.1.Các chỉ tiêu quản lý
Chỉ tiêu sức khoẻ được xem như tiêu chuẩn tổng hợp của chất lượng môi trường, có tính chất bao quát đến mức chúng chính là động lực thúc đẩy các biện pháp nhằm tiêu điệt hay thay đổi các hiện tượng và quá trình xảy ra
trong môi trường có hại cho sức khoẻ con người và còn nhằm nghiên cứu,
khai thác và cải tạo môi trường.
Những chỉ tiêu được nghiên cứu kỹ nhất hiện nay để sử dụng rộng rãi
trong hệ thống quản lý sinh thái là:
+Chỉ tiêu độc tố ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất: được gọi là chỉ tiêu nồng độ giới hạn cho phép của những chất trong thành phan chất
thải công nghiệp và sinh hoạt, ở dạng phân hoá học, thuốc trừ sâu..được
đưa vào môi trường.
Trang 57
Đi tài: Định hưng quản ly môi tring ở các hệ địa sinh thái thủy Vực Đẳng Tháp Mười
Trong các độc tố gây ô nhiễm môi trường nguy hiểm thì những độc tố hoá học có nguồn gốc công nghệ chiếm phan lớn như 6 nhiễm do khí SO;, CO, NO..; ô nhiễm do khoáng vật: Hg, Pb, As¿O;, P, F, Cd..; 6 nhiễm do chất hữu cơ, polyme, DDT, thuốc trừ sâu... Ngoài ra còn có các độc tố khác
đo sinh vật tạo ra, gây dị ứng cũng như hàng loạt các hiện tượng khác cũng
làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Điều này có liên quan đến các cây công nghiệp, sản phẩm chăn nuôi, nghề cá cũng như
những sản phẩm dùng trong ngành trồng trọt. Đây là những ngành rất phổ
biến ở vùng Đồng Tháp Mười, chẳng hạn như nghé nuôi cá bè ở đây-những bè cá được thả ngay nơi sinh sống của người dân nên tất cả những dịch
bệnh nào xảy ra đối với cá đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người, hay việc nuôi cá cũng có thể làm ô nhiễm nguồn nước của vùng do mức độ tập trung
sinh vật đông mà không có những biện pháp xử lý nước cho phd hợp... Day
là vấn để rất cần được quan tâm giải quyết. Ngoài ra việc sử dụng các loại thức ăn công nghiệp cho cá, việc sử dụng những loại thuốc trừ sâu, thuốc
tăng trưởng... đối với quá trình sắn xuất lương thực thực phẩm nơi đây cũng cẩn được quan tâm, chú ý vì tất cả những chất này đều có thể làm thay đổi
chất lượng nước, số lượng và số loài sinh vật của vùng; từ đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc xác định chỉ tiêu còn là việc thiết lập mối quan hệ có cơ sở khoa học giữa các hiện tượng khác nhau trong môi trường với trạng thái sức khoẻ của con người. Như thế thì việc xác định chỉ
tiêu mới hợp lý và khoa học hơn.
5.2.1.2. Đối tượng quản lý
Tổ chức hệ thống quản lý môi trường cẩn phải bắt đầu việc theo dõi các hiện tượng và quá trình liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới sự hình thành
Trang 58
Dé tài: Định hang quản lý mỗi trường 0 các hệ địa sinh thái thủy vực Đẳng Tháp Mười
sức khoẻ dân cư. Những hiện tượng và quá trình này có thể diễn ra trong thời gian dài, ít nhận thấy đực, nhưng chúng có thể biểu hiện ở những
bệnh mãn tính đối với sức khoẻ con người; nhưng cũng có khi chúng lại
diễn ra rất nhanh, mang tính chất tai hoạ, gây ra những biến đổi đột ngột về
trạng thái sức khoẻ con người. Do đó, cần thúc đẩy việc tổ chức những biện
pháp cần thiết để báo trước, phòng bệnh và tiêu điệt bệnh như các bệnh
dịch, sự ngộ độc...
Do đó, việc chọn đối tượng quan sát, xác định thành phần quan sát, cũng như việc phân bố các điểm kiểm tra quản lý sinh thái và chu kỳ quan sát
cần được xác định bằng cấu trúc của các thành phần tự nhiên-kinh tế-xã hội của môi trường cũng như bằng các kết quả tính toán thời gian đặc trưng trong sự phát triển các hiện tượng và quá trình của môi trường có ảnh
hưởng đến sức khoẻ dân cư.
Tóm lại có thể đưa ra một số đối tượng quản lý trong quản lý sinh thái:
+Độc tố
+Bệnh truyền nhiễm
+Bệnh xôma (kể cả bệnh dj ứng)
+Bệnh tâm thần
Bất cứ khi nào các hiện tượng này xảy ra trong dân cư với diện rộng thì
cẩn phải xem xét lại yếu tố môi trường vì chúng đều có thể do môi trường
bi ô nhiễm gây ra. Ví dụ như độc tố có thể là do nguồn nước san xuất và
sinh hoạt bị nhiễm thuốc trừ sâu; bệnh truyền nhiễm hay dị ứng là do nguồn
nước bị nhiễm ban...
Đối với cảnh sinh thái đồng lụt kín đất phèn Tràm Chim-Ấp Bắc-Tân
Thạnh (B): môi trường hấu như không thuận lợi. Vùng có hàm lượng ion
độc rất cao: SO,” trao đổi rất thấp trong khi AI”" di động rất cao, làm độ pH
Trang 59
Dé tài: Định hưng quản lý môi trường 0 các hệ địa sinh thái thủy vực Đông Tháp Mười
thấp (2-3). Mùa khô, vùng gắn như bị khô kiệt hoàn toàn, độ nhiễm phèn cao (pH 3-4), đến mùa mưa lại bị ngập úng khá sâu (1-2,5m), mức độ nhiễm phèn không đồng nhất. Một số khu vực như phía bắc Tiển Giang và một phần Long An, nước bị chua (pH 4-6), những khu vực khác thì rất chua (pH 2-3) do bị ứ phèn. Một số nơi, hàm lượng Fe vượt xa giới hạn an toàn
đối với sinh vật ở nước (đạt 4-I2mg/1, có khi đạt 40,2-43,5mg/1 ở dia); hàm lượng Cl rất cao (trên 1.500mg/1), hàm lượng hữu cơ vượt quá 10mg/1, cần có biện pháp xử lý. Độ nhiễm độc khá lớn, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Như vậy đối với vùng này cẩn có sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng đến người dân về cách sử dụng nước phèn
hợp lý, chẳng hạn như cách lọc nước phèn thành nước sinh hoạt để đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân nơi đây.
Đối với cảnh sinh thái déng bổi ven sông Tiển-đất phù sa mới Hồng Ngự-Mỹ Tho (C): môi trường nước thuận lợi cho thuỷ sinh vật thể hiện qua một số đặc trưng chủ yếu: nhiệt độ nước quanh năm ổn định và tương đối
cao (27,5-30°C), nước không bị chua phèn. Độ pH mùa khô hơi ngã về kiểm
(8,0-9,5) còn mùa mưa là 7,1-7,5; được duy trì ổn định trên cơ sở hàm lựơng
tương đối cao của HCO, (đạt 85,7-97,6mg/1 vào mùa khô và 48,8-73,2mg/1 vào mùa mưa). Môi trường nước tương đối sạch và có hàm lượng hữu cơ
khá cao. Như vậy rõ ràng là đối với vùng này, mức độ ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng đến sinh vật là không đáng kể do lượng nước từ sông Tién khá lớn, khiến cho độ phèn, độ mặn giảm rất nhiều. Tuy nhiên, do
điểu kiện nơi đây thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản
nên dễ xảy ra các loại bệnh trong các ao nuôi cá giống, chủ yếu là bệnh do vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật ký sinh gây nên, từ đó làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của môi trường của vùng nói chung. Ngoài ra, còn
Trang ó0
Di tai: Định hiding quản lý môi trường 0 các hệ dia sinh thái thủy vực Đẳng Tháp Mời
có hiện tượng nhiễm độc sinh học, phụ thuộc vào độ phát triển của 7 loài tảo độc có mặt ở đây. Tất cả những điều này chủ yếu là do xử lý không
đúng kỹ thuật, chính vì thế, tình trạng này có thể khắc phục được bằng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm giảm tình trạng nhiễm bẩn và phòng trừ có hiệu quả những bệnh dịch lây nhiễm. Cẩn quan tâm nhiều hơn nữa vấn để nước sạch cho người dân trong mùa lũ để phòng tránh những căn bệnh có liên quan đến vệ sinh nguồn nước rất dé lây lan trong mùa lũ.
Đối với cảnh sinh thái ven sông đất phù sa Vàm Cỏ (D) và cảnh sinh thái thểm có đất xám Sa Rài-Mộc Hoá(A): đặc trưng chủ yếu của nước
sông Vàm Cỏ là dao động của độ trong lớn (9-160), độ pH trung tính hoặc
hơi ngả về acid (5,5-7 vào mùa khô và 6,2-7,2 vào mùa mưa), nước sông có phản ứng chua nhưng không quá lớn nên có thể dễ dang cải tao. Nổng độ HCO; tương đối thấp (12,2-I8mg/1 vào mùa mưa và khoảng 24,2-48,8mg/1
mùa khô). Hàm lượng hữu cơ có phần cao hơn vùng sông Tiển (đạt 11,2- 22,4mg/1 mùa mưa), tuy nhiên tổng hàm lượng hữu cơ và muối dinh dưỡng
thì lại thấp hơn sông Tiển. Lượng Ca”* trong nước chỉ đạt 1,2-5,2mg/1, vào
mùa mưa có phần cao hơn (4-9,6mg/1). Vùng sông Vàm Cỏ là hệ thống tiêu phèn chủ yếu cho Déng Tháp Mười. Rõ rằng là môi trường thuỷ vực nơi
đây không thuận lợi như vùng sông Tién vì mức độ nhiễm phèn và nhiễm mặn của vùng cao hơn, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt và
môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật Cần có những hướng dẫn cụ thể
đến người dan về việc cải tạo nguồn nước có sẵn thành nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt để tránh những căn bệnh dịch có thể lây lan thành diện
rộng.
Đã từng có nhiều biện pháp nhằm hạn chế mức độ nhiễm phèn, mặn trong vùng như đào các kênh dẫn nước vào các vùng bị nhiễm phèn, mặn
Trang 61
Đề tài: Định hưng quản lý môi trường ở các hệ địa xinh thái thủy vực Đông Tháp Mười
nặng vào mùa khó. Tuy nhiên, những biện pháp này tỏ ra không có hiệu
quả đối với vùng, chính vì thế hiện nay biện pháp hữu hiệu nhất đối với tài
nguyên môi trường của vùng là tận dụng những khó khăn ấy như những
điều kiện thuận lợi nhằm cải tạo một phần va phát triển vùng. Những biện pháp ấy được thể hiện cụ thể hơn trong quan niệm quản lý địa sinh thái.
Đó là đối với chỉ tiêu vé nổng độ pH, còn đối với chỉ tiêu về vi sinh, rất
quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, thì có thể
nhận thấy rằng hàm lượng vi sinh của toàn vùng là khá cao, đặc biệt là vào mùa lũ. Chính điều này là nguyên nhân chủ yếu gây nên những ca bệnh về đường ruột khá lớn của vùng. Môi trường nước với khá nhiều loài sinh vật
sinh sống là diéu kiện rất thuận lợi để các loài ký sinh như E.Coli phát triển, xâm nhập vào nguồn nước sinh hoạt của người dân, Và quan trọng
hơn cả là do thói quen của người dân nơi đây chưa quen với việc sử dụng
nước đun sôi để nguội trong ăn uống nên bệnh dịch có thể phát triển trên điện rộng. Cẩn hướng dẫn cho người dân sử dụng nguồn nước sạch của ƯNEP cung cấp cho vùng trong chương trình phát triển đời sống của người
dân nông thôn.
Néng độ DO, COD, Nitơ, Photpho vào mùa mưa còn trong giới hạn cho phép cho thấy rằng mức độ ô nhiễm nước của vùng chưa đáng báo động do
hoạt động sản xuất nơi đây còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nể hơn.
Như vậy, rõ ràng là vấn để môi trường cẩn giải quyết ở đây là vấn để nhiễm mặn, phèn và tình trạng vi sinh trong nước cao, làm ảnh hưởng đến
sản xuất, sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.
Trang 62
Đà tài: Định hưởng quản lý môi trường J các hệ dia sinh thải thầy vực Đẳng Tháp Mười
5.2.1.3. Tổ chức quản lý
Các cơ quan quản lý có trạm vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm , trạm thú y, tram bảo vệ thực vật, trạm kiểm tra thuỷ sinh... là những cơ quan có khả năng lớn, phù hợp với việc quản lý sinh thái. Những trạm này cẩn được
sử dụng vào mục đích quản lý.
Từ lâu, các trạm kiểm tra-quan sát quốc gia đã hoạt động ở mức độ khác nhau, thực hiện việc kiểm tra sinh thái. Nhiệm vụ hiện nay không chỉ là
bảo vệ và phát triển các trạm tương tự mà còn là phối hợp chặt chẽ các
hoạt động của chúng, nâng cao toàn điện trình độ khoa học kỹ thuật, mức
độ điển hình và thông tin của chúng.
Về mặt này, những việc có ý nghĩa quan trọng nhất là sự lựa chọn hợp
lý và mật độ cần thiết của các điểm kiểm tra quan sát quản lý sinh thái, cũng như tổ chức tốt việc tự động thu nhận, chỉnh lý các số liệu ban đầu và
thông tin những tài liệu đã nghiên cứu. Rõ ràng mạng lưới chủ yếu của các
điểm quan sát quản lý môi trường cần tập trung ở những nơi đông dân cư, những vùng dân cư hoạt động mạnh nhất và phải kiểm tra những đường
quan hệ chủ yếu của con người (quan hệ định dưỡng và những quan hệ khác) với môi trường và với cảnh quan sinh vật (nước uống, không khí, thực
phẩm...). Nói chung, những điều này được tính toán ở các trạm. Tuy vậy, do phẩn lớn các trạm là phát triển tự phát, không tính toán đẩy đủ các điểu kiện cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc điểm và nhịp độ công
nghiệp hoá và đô thị hoá, cũng như các thành tựu mới nhất của khoa học nên nhiệm vụ phân tích toàn diện trạng thái thực tế các hợp phần của quản
lý sinh thái, nâng cao và phát triển nó trở thành nhiệm vụ cấp thiết.
6 Đồng Tháp Mười mới chỉ có các tram nghiên cứu hiện trạng môi
trường nước và sinh vật, từ đó đưa ra những số liệu thống kê cho việc
Trang 63
Đì tài: Định hưng quản lý môi trường ở các hệ dia sinh thái thủy vực Đồng Tháp Mười
nghiên cứu như bảng 4.1.2.2. Ngoài ra những cơ sở tuyên truyền về vệ sinh
phòng bệnh-môi trường cũng như các trạm vệ sinh phòng bệnh, trạm thú
y..còn rất thưa thớt, lại hạn chế về khoa học kỹ thuật và trình độ nên chưa
thể đáp ứng được yêu cầu của quản lý sinh thái. Do đó, cần xây dựng thêm những trạm y tế cấp cơ sở đến địa phương cũng như những trạm quan trắc
các chỉ tiêu hoá học vé môi trường các cấp để có những kết quả chính xác
nhất, nhằm đảm bảo cho việc quản lý sinh thái được thực hiện tốt nhất.
5.2.2. Quản lý địa sinh thái
Quản lý địa sinh thái còn gọi là quản lý tự nhién-kinh tế, là quan sát sự thay đổi của các hệ địa sinh thái chủ yếu (kể cả hệ sinh thái tự nhiên) tạo
nên moi trường, cũng như quan sát việc biến đổi chúng thành các hệ thống tự nhiên-kỹ thuật. Quản lý địa sinh thái là sự bổ sung rất cần thiết cho quản lý
sinh thái.
5.2.2.1. Chỉ tiêu quan lý
Khả năng ty làm sạch-nông độ giới hạn cho phép: khả năng tự làm sạch tự nhiên của môi trường có ý nghĩa rất lớn đẻ đánh giá đúng đến các chỉ
tiêu sinh thái hay các định mức về nồng độ giới hạn cho phép đối với các
chất ô nhiễm. Khả năng này nảy sinh do sự tổn tại trong các hệ địa sinh thái tự nhiên, trong những mối quan hệ dinh dưỡng nhất định và những quan hệ
giữa các hợp phan của chúng (sản xuất, tiêu thụ và tiêu hoá), giữa thể tích
và cường độ các vòng tuần hoàn địa hoá và sinh học của vật chất. Việc đưa
chỉ tiêu tự làm sạch vào nhóm chỉ thị của quản lý địa sinh thái có khả năng
giúp chúng ta thấy được sự quá tải của các sản phẩm ô nhiễm trong hệ địa sinh thái tự nhiên và dự đoán được mức độ nhiễm bẩn giới hạn cho phép đối với các chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Những chỉ tiêu về khả năng
tự làm sạch và nồng độ giới han cho phép cần được xác định trên cơ sở
Trang 64