Khí phách sánh ngang bậc nam nhi

Một phần của tài liệu Lý tưng thm mỹ trong truyên thơ bnh dân viêt nam th kỷ xviii Đ%22u th kỷ xix  Đề tài vai trò của người phụ nữ trong truyện thơ bình dân (Trang 33 - 36)

2. Vai trò của người phụ nữ trong truyện thơ bình dân

2.3. Đối với xã hội

2.3.2. Khí phách sánh ngang bậc nam nhi

Ngoài nghiệp văn, các cô còn có nghề võ cũng tinh thông không kém. Lưu nữ tướng là hình mẫu lý tưởng nhất:

Văn dung chẳng kém, võ tài không thua.

Gia công luyện tập sớm trưa,

…Ra vào cửa Khổng làng Nhan, Sớm ôn kinh sử, tối bàn đao cung.

“Không thua”, “chẳng kém” chính là so với các chàng trai tài giỏi. Ngày xưa phụ nữ không được đến trường học chữ, nhưng những ai ham học có thể học tại nhà, nên nghề văn khả dĩ đạt được. Nghiệp võ là dành cho những gã “vai u thịt bắp”, vậy mà nàng lại là “người thiếu nữ chí anh hùng”. Ngay danh hiệu “Lưu nữ tướng” đã nói lên đầy đủ uy dũng của nàng. Không những thế, nàng dựng chốn Kinh Sơn thành

“chốn thành đô biên thùy” giống như một triều đình thật sự:

Cung tên, xe ngựa thiếu gì,

Võ thì nghìn tướng, văn thì trăm viên.

Tinh binh biết mấy mươi nghìn,…

“Chốn thành đô biên thùy” của Lưu nữ tướng chẳng khác “triều đình riêng một góc trời” của người anh hùng Từ Hải. Ngặt vì Từ Hải là anh hùng nhưng còn vướng vòng nữ sắc nên tiêu tan cơ nghiệp, còn Lưu nữ tướng thật sự là anh hùng trong mắt nam nhân.

Nữ Tú tài (Văn Phi Nga) trong truyện “Câu chuyện nữ tú tài” là một hình mẫu khác. Đời nhà Tống, vào những năm vua thích văn học mà bỏ bê nghiệp võ, quan Tham Tướng (quan võ) họ Văn có người con gái đẹp đẽ tên là Phi Nga rành nghề cung kiếm. Nàng sống với cha vì mẹ đã khuất núi:

Họ Văn có Nữ Tú Tài,

Con quan Tham Tướng tuổi vời xuân xanh.

Vả thêm quốc sắc khuynh thành, Đã hay nghề ngựa lại rành nghề cung.

Chân thiếu nữ, giả anh hùng Trượng phu mấy kẻ địch cùng kém xa Đặt tên là ả Phi Nga

Huyên đường sớm vắng, còn nhà nghiêm quân

Nhưng vì hoàn cảnh xã hội nàng quyết theo đòi cho đến nơi chuyện văn thơ.

Vào thời đại của sự trọng nam khinh nữ, nam nhân mới được đi thi nàng Phi Nga quyết định giả trai để đi học với tên là Tuấn Khanh:

Quần chân, áo chít, cài khuy.

Trá hình làm đấng nam nhi học hành Cải danh hiệu đích Tuấn Khanh…

Khi học tại trường nàng làm bạn với hai nho sĩ là Ngụy Soạn Chi và Đỗ Tư Phong, cả ba quyết lòng học để thành tài, không nghĩ gì đến chuyện lập gia đình. Rồi cả ba đều thi đậu Tú Tài, và vẫn cùng nhau học hành. Mặc dù văn là nghiệp bất đắc dĩ, nhưng nàng đã chứng tỏ tài năng có một không hai trong nữ giới, “chiếm khôi nguyên Tú tài” trong kỳ thi Hương. Đáng tiếc vì cải dạng nam nhi đi học và đi thi nên nàng không dám dự khoa thi Hội và thi Đình, sợ bị phát hiện liên lụy gia đình. Nếu không, chắc nàng cũng sẽ giành thứ hạng cao trong các kỳ thi đó. Khi nhà quan Tham Tướng- nhà Tuấn Khanh xảy ra tai biến, ông bị cáo gian và bị bắt hạ ngục. Vua cho Tú Tài Tuấn Khanh được thong thả, Tuấn Khanh mới lo lót cho ngục quan để cha mình khỏi bị hành hạ còn mình thì chuẩn lên kinh đô lo việc kêu oan. Tuấn Khanh đến gặp Tử Trung để nhờ đưa đơn giải oan cho cha mình, sau đó Tham Tướng thoát nạn.

Lưu nữ tướng và Nữ Tú tài sinh ra trong những gia đình có truyền thống võ học, “hổ phụ sinh hổ tử” là chuyện bình thường. Xuân Hương (Mã Phụng Xuân Hương) là cô gái nghèo mà cũng có được cơ duyên trở thành “nữ tướng”. Xuân Hương được Mã Phụng (con trai Mã Đô đốc) cưới về làm vợ, bước vào cuộc sống uy quyền, giàu sang của tầng lớp quý tộc. Thấy nàng hiếu nghĩa, Tiên ông trao tặng cho nàng một bầu hồ lô, đôi bảo kiếm, dạy cho nàng “côn quyền kỹ nghệ tinh thông”. Do đó sau này nàng đã lập đại công khi bắt sống được tướng Phiên bang, cứu chồng, dẹp yên nạn binh đao cho đất nước.

Một điều nữa cũng nên nói rõ. Nếu các nhân vật nữ truyện thơ bình dân chỉ có đẹp và tài thì cũng chưa phải là mẫu người lý tưởng. Ngoài tài văn võ song toàn, tác giả còn xây dựng các cô thành những người đức tài kiêm bị. Xuân Hương sau khi dùng phép bắt được tướng giặc Phiên bang, Mã Phụng đòi giết nhưng nàng ngăn lại:

Xin thương chút phận tài tình, Xuống tay làm phước tái sinh chưng là.

Công chúa nước Nam Kinh sau khi được trùng phùng cùng Thái tử nước Bắc Kinh đã sẵn sàng tha thứ cho hai mẹ con Nhũ mẫu từng nhẫn tâm hãm hại mình. Có như thế những cô gái này mới hoàn toàn xứng đáng với những gì mình đạt được.

Một phần của tài liệu Lý tưng thm mỹ trong truyên thơ bnh dân viêt nam th kỷ xviii Đ%22u th kỷ xix  Đề tài vai trò của người phụ nữ trong truyện thơ bình dân (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)