Thực trạng quản lý lễ hội đền Trần

Một phần của tài liệu Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học tìm hiểu về lễ hội Đền trần ở nam Định (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN TRẦN HIỆN NAY

2.3. Thực trạng quản lý lễ hội đền Trần

- Hàng năm tại di tích đền Trần tổ chức lễ hội truyền thống với quy mô quốc gia, lễ hội diễn ra từ ngày 13 - 18 tháng Giêng. Tại di tích có BQL thường xuyên trông nom, bảo vệ và hướng dẫn du khách khi tới tham quan và dâng hương. Trước lễ hội UBND thành phố đã thành lập ban tổ chức lễ hội phân công cụ thể công việc cho từng thành viên. Ban tổ chức lễ hội đền Trần do Ủy ban nhân dân TP Nam Định ra quyết định thành lập, Ban tổ chức lễ hội giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội đền Trần theo đúng quy định Luật di sản và quy định của Trung ương và của tỉnh trong quản lý và tổ chức lễ hội.

- Ban tổ chức lễ hội phân công nhiệm vụ và thành lập các tiểu ban để tổ chức thực hiện quản lý, hướng dẫn và tổ chức lễ hội, trong việc thực hiện tuyên truyền, an ninh trật tự, an toàn giao thông, dịch vụ tại lễ hội, nghi lễ, nếp sống văn minh trong lễ hội...

- Ban tổ chức thành lập các tiểu ban do Trưởng ban tổ chức lễ hội ra quyết định gồm; tiểu ban nội dung, tiểu ban trang trí khánh tiết, tiểu ban an ninh, tiểu ban hậu cần.... Các tiểu ban đều phải xây dựng kế hoạch cụ thể đồng thời dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban tổ chức và ban tổ chức lễ hội.

- Quản lý nguồn nhân lực: Hiện nay, tại khu vực tổ chức lễ hội đền Trần có hai nguồn nhân lực được quản lý: Nguồn nhân lực tại chỗ, đó là cư dân địa phương phường Lộc Vượng và các phường xã lân cận trong TP Nam Định thường xuyên tham gia các hoạt động dịch vụ có liên quan trong phạm vi ảnh hưởng của di tích và nguồn nhân lực vãng lai gồm các đối tượng lao động không cố định: những người bán hàng rong, những người ăn xin, hay những các đơn vị kinh doanh các trò chơi đu quay, bốc thăm trúng thưởng... Đây là lực lượng trực

nguồn nhân lực này, tuy số lượng họ không đông nhưng hoạt động của họ lại trực tiếp quyết định vào thành công của công tác quản lý, tổ chức lễ hội đền Trần.

+ Trong những năm qua, Ban Quản lý, Ban tổ chức lễ hội đền Trần đã có phương án để quản lý tốt hai nguồn nhân lực này. Đối với nguồn nhân lực tại chỗ đó là nhân dân địa phương trong, ngoài xã, vào cuối năm, khi chuẩn bị cho công tác tổ chức lễ hội vào đầu năm, các gia đình đăng ký kinh doanh với Ủy ban nhân dân phường và Ban tổ chức lễ hội. Sau đó, Ban tổ chức lễ hội căn cứ hợp đồng thống nhất giữa hai bên sẽ bố trí và sắp xếp công việc và vị trí theo nguyện vọng cho phù hợp.

- Quản lý nguồn tài chính: Lễ hội đền Trần được tổ chức tại khu di tích phụng thờ các vua Trần trên đất TP Nam Định, là một vùng đất linh thiêng, có giá trị tín ngưỡng, tâm linh tạo nên sức mạnh cộng đồng. Cho đến nay, trong lòng người dân, các vị vua, các vị danh tướng nhà Trần đã trở thành các vị Thánh, nhất là Đức Thánh Trần đã trở thành một vị Thánh luôn che chở và bảo hộ người dân. Do đó, di tích đền Trần đã trở thành vùng đất thiêng để người dân bày tỏ lòng thành kính, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân.

+ Mỗi năm lễ hội đền Trần đón từ vài chục nghìn lượt du khách thập phương. Bên cạnh nguồn ngân sách Trung ương, của tỉnh và huyện cấp để bảo tồn, tu bổ khu di tích, khu di tích lăng mộ và đền thờ các vua Trần còn có nguồn kinh phí thu từ nguồn kinh doanh dịch vụ, công đức của nhân dân địa phương và du khách thập phương, từ nguồn xã hội hóa của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh, con em tỉnh Nam Định ở trong và ngoài nước.

+ Đối với nguồn kinh phí từ kinh doanh các dịch vụ và công đức, tiền giọt dầu của du khách được Ban quản lý tổ chức tiếp nhận công khai, qua ghi nhận bằng phiếu công đức, vào sổ vàng công đức và hòm công đức tại các ban thờ tại

đền. Đối với nguồn công đức bằng tiền mặt, Ban quản lý tổ chức kiểm đếm công khai có sự tham gia, giám sát của Phòng Văn hóa - Thông tin, UBND phường Lộc Vượng, số tiền kiểm đếm được gửi vào tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số tiền này được chi vào việc tổ chức lễ hội hàng năm, tu sửa nhỏ cho di tích và hoạt động của Ban quản lý. Việc thu chi được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch do trưởng Ban quản lý phê duyệt. Các khoản thu, chi lớn phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân TP Nam Định.

- Quản lý các hoạt động dịch vụ: Đối với các cơ sở dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ trông giữ các phương tiện giao thông, Ban tổ chức đã kết hợp với các ban ngành có liên quan trực tiếp quản lý và kiểm tra thường xuyên trong dịp lễ hội. Ban tổ chức đã chỉ đạo các hàng quán thực hiện nghiêm việc ký cam kết không bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và tăng cường các hoạt động kiểm soát. Ban hành thông báo giá trần đối với các hàng hoá dịch vụ.

+ Ban tổ chức thực hiện trông giữ các phương tiện giao thông và niêm yết giá trông xe theo quy định của Ban quản lý, không cho hộ dân mở các điểm trông xe tự phát. Đồng thời chủ động quy hoạch và sắp xếp các vị trí của các đơn vị kinh doanh để đảm bảo không gian lễ hội thoáng đãng, văn minh và tránh hiện tượng lộn xộn trong khuôn viên khu di tích, đảm bảo mỹ quan chung.

- Quản lý công tác vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm: Ban tổ chức đã tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát các hàng quán chế biến thực phẩm. Tổ chức tuyên truyền và ký cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở cho các hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, Ban tổ chức lễ hội đề ra các nội quy hướng dẫn du khách và nhân dân tham gia lễ hội và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch

và nhắc nhở người dân có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. Đồng thời, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh công cộng.

- Công tác quản lý an ninh, trật tự công cộng: Vấn đề an ninh, trật tự tại lễ hội được ban tổ chức lễ hội quan tâm chú trọng. Ban tổ chức đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình tổ chức lễ hội với phương châm an toàn tuyệt đối về người, vật tư, tài sản của Nhà nước và nhân dân trong phạm vi toàn xã, toàn huyện; quy định và hướng dẫn hoạt động giao thông trong khu vực tổ chức lễ hội đảm bảo hoạt động được thông thoáng và an toàn.

- Quản lý đền thờ các vua Trần - tại không gian lễ hội đền Trần: Từ đầu năm 2000 đến nay, nhận thấy tầm quan trọng của di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vua Trần, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định, Huyện ủy, UBND TP Nam Định quy hoạch, mở rộng khu di tích, với diện tích 32,4 ha. Trong những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành của tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện và nhân dân huyện Hưng Hà đã xây dựng, tôn tạo các công trình trong khu di tích: xây dựng hoàn thiện đền thờ các vua Trần, đền Thánh, đền Mẫu, sân lễ hội, trục thần đạo, cổng ngũ thiên môn, ấp trúc bảo tồn được 3 ngôi mộ còn khá nguyên vẹn.

+ Hệ thống đường giao thông trong khu di tích được xây dựng và hoàn thiện nối từ đền với phần lăng mộ. Hệ thống giao thông ngoài khu di tích đã được Nhà nước quan tâm, đường giao thông nằm sát cạnh khu di tích đã được xây dựng nối liền giữa Hà Nam và Hải Phòng tạo thành tuyến du lịch giữa Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình) và Hải Phòng tạo điều kiện cho du khách và nhân dân địa phương tới chiêm bái và tưởng nhớ tới công lao vĩ đại của các vị vua triều Trần. Theo quy hoạch dự án tôn tạo, bảo vệ di tích tiếp theo sẽ có nhà bia,

tượng đài chiến thắng, nhà trưng bày hiện vật khảo cổ cùng các công trình phục vụ du khách thập phương về tham quan, dâng hương tưởng niệm các Vua Trần.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học tìm hiểu về lễ hội Đền trần ở nam Định (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)