CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN TRẦN HIỆN NAY
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý lễ hội đền Trần
- Về quản lý nhà nước: Để tổ chức và quản lý lễ hội thành công, đầu tiên và quan trọng là vai trò chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước đó là Ủy ban nhân dân TP Nam Định và trực tiếp là Phòng Văn hóa - Thông tin. Trong nhiều năm qua, UBND TP Nam Định đã xây dựng kế hoạch chi tiết, thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định tại. Căn cứ vào các kế hoạch của UBND TP, BTC thành lập ra các tiểu ban, trên cơ sở được phân công, các tiểu ban xây dựng các kế hoạch chi tiết phân công người phụ trách thực hiện từng nội dung công việc.
+ Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động lễ hội theo đúng chương trình đã báo cáo và xin phép Sở Văn hoá Thể thao và Du và Ủy ban nhân dân TP Nam Định, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, tổ chức dịch vụ ăn nghỉ chu đáo, bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, môi trường và quản lý việc thu chi trong lễ hội, đồng thời có trách nhiệm trực tiếp báo cáo kết quả tổ chức lễ hội bằng văn bản với Ủy ban nhân dân TP Nam Định và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định sau khi lễ hội kết thúc.
- Về quản lý của cộng đồng: Một bộ phận đông đảo góp phần quan trọng vào thành công của việc tổ chức và quản lý lễ hội là nhân dân phường Lộc Vượng. Trong tất cả các nội dung nghi lễ và các trò diễn xướng dân gian, nhân dân phường luôn là chủ thể, là lực lượng chủ đạo để chuẩn bị và trực tiếp tham gia đảm nhận thực hiện các nội dung của lễ hội. Ngay từ cuối năm trước, vào
cá; các chương trình văn nghệ trong đêm khai mạc được nhân dân dày công tập luyện trước vài tháng; vệ sinh, tu sửa, trang trí đường làng, ngõ xóm để chuẩn bị cho lễ hội.
- Về thực hiện luật pháp về quản lý lễ hội đền Trần: Nhằm mục đích quản lý những giá trị văn hóa truyền thống văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị TW 5 khoá VIII của Đảng, trong thời gian qua, TP Nam Định hết sức coi trọng công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội đền Trần nói riêng, cụ thể đã triển khai nghiêm túc, bài bản hệ thống văn bản về quản lý và tổ chức lễ hội. Qua đó, quan niệm, phương thức thực hành, những hoạt động cụ thể trong việc quản lý và tổ chức lễ hội được thống nhất trong các cơ quan quản lý và sự đồng thuận của nhân dân. Do đó, lễ hội đền Trần được tổ chức theo đúng quy định của nhà nước, bài bản hơn, từng bước đưa vào nề nếp, văn minh, lành mạnh, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân.
2.4.2. Những hạn chế
- Thứ nhất, hạn chế về đội ngũ cán bộ quản lý lễ hội đền Trần. Hiện nay, đội ngũ cán bộ trong Ban quản lý khu di tích đền Trần thiếu và yếu về trình độ và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phần đông thành viên trong Ban quản lý là những người có tuổi trong làng, những người nông dân chưa được đào tạo, chỉ có kinh nghiệm và gắn bó với di tích. Số cán bộ này đa phần không có chuyên môn nghiệp vụ sâu về việc quản lý di tích. Những người trực tiếp tham gia quản lý và tổ chức lễ hội chỉ đơn thuần là những người trông nom di tích hàng ngày, chưa có những am hiểu thật cần thiết về các hoạt động quản lý. Chế độ đãi ngộ cho những người trực tiếp tham gia quản lý các di tích hầu như chưa có, chủ yếu
thu nhập từ nguồn hoa mầu canh tác đất vườn của di tích vì vậy không tạo được động lực cho những người có trách nhiệm làm hết khả năng, nhiệm vụ của mình.
- Thứ hai, sự phối hợp giữa các thành viên trong BTC từng lúc còn chưa được đồng bộ, nhịp nhàng. Một số hoạt động trong lễ hội được thay đổi, nâng cấp do đó BTC chưa lường hết những khó khăn có thể xảy ra nên còn gặp nhiều lúng túng trong giải quyết công việc. Việc tuyên truyền, quảng bá trước lễ hội còn ít, khiến cho sức lan toả và tác động của lễ hội đến hoạt động du lịch chưa đựoc hiệu quả. Công tác tuyên truyền trực quan chưa tạo ra được sự hấp dẫn cho không gian lễ hội, khâu biên tập, đưa tin tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng còn ít so với yêu cầu đặt ra, ý thức của người dân chưa cao, chưa được sự hưởng ứng nhiệt tình của các hộ dân trên địa bàn huyện.
- Thứ ba, nguồn kinh phí duy trì cho công tác quản lý và tổ chức lễ hội còn hạn chế. Các hạng mục công trình trong khu di tích chưa được đầu tư, tu bổ thường xuyên đảm bảo mỹ quan phục vụ lễ hội. Hệ thống đường giao thông liên xã, liên tỉnh vào lễ hội chưa được đầu tư, mở rộng đảm bảo giao thông được thuận tiện và thông suốt. Kinh phí dành cho công tác phục dựng lại các nghi lễ cổ truyền như nghi lễ ăn mừng chiến thắng của vua quan nhà Trần sau mỗi lần chiến thắng giặc ngoại xâm,.. còn hạn chế.
- Thứ tư, chưa có sự gắn kết giữa tổ chức lễ hội với phát triển kinh tế - xã hội. Những tác động của sự phát triển du lịch: thực tiễn những năm qua cũng chứng minh rằng, các di sản văn hóa của cả nước, trong đó có lễ hội đã và đang trở thành những tài nguyên du lịch đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước và du khách quốc tế. Tuy nhiên, lễ hội đền Trần phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định chưa khai thác được yếu tố này. Với người dân, lễ hội đền Trần được tổ chức để thỏa mãn nhu cầu tâm linh và tri ân tổ tiên nhà Trần
mà chưa có sự gắn kết, khai thác và phát huy tối đa những giá trị của lễ hội vào phát triển du lịch của địa phương.
Tiểu kết Chương II
Ở chương II, đề tài nêu khái quát về lễ hội đền Trần; chủ thể quản lý lễ hội đền Trần; nêu lên thực trạng và đánh giá thực trạng quản lý lễ hội đền Trần.
CHƯƠNG III