ABS (Anti-Locking Brake System) trên Camry 2.5Q (2023) có thể hiểu đơn giản là hệ thống chống bó cứng phanh, đây là tính năng an toàn chủ động được trang bị trên mọi ô tô hiện nay để giảm thiểu tối đa tổn thất và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Hình 7.6 Cấu tạo hệ thống ABS 7.3.1 Cấu tạo của ABS: [15]
Hệ thống phanh ABS được cấu tạo từ 4 bộ phận chính bao gồm:
Cảm biến tốc độ: Có khả năng nhận diện tốc độ của bánh xe để xác định hiện tượng bánh xe bị “bó cứng” và gửi dữ liệu đến hệ thống kiểm soát cũng như bộ điều khiển điện tử trung tâm (ECU).
Cảm biến giảm tốc: Có nhiệm vụ hỗ trợ hệ thống ABS theo dõi độ trượt của bánh xe, sau đó tự động thay đổi lượng dầu phanh ô tô hợp lý.
Bộ chấp hành phanh ABS: Bao gồm van điện tử, tăng áp, motor điện và máy bơm dầu. Đảm nhận chức năng duy trì mức áp suất dầu tốt nhất đến từng xi lanh của phanh bánh xe và chống lại hiện tượng phanh bó cứng theo lệnh từ bộ điều khiển ABS.
Bộ điều khiển ABS: Trung tâm chính kiểm soát hệ thống phanh, thu nhận và xử lý các dữ liệu về vận tốc của từng bánh xe khi chuyển về từ ECU. Từ đó, ra lệnh cho bộ chấp hành phanh thuỷ lực điều chỉnh cung cấp lượng dầu sao cho thích hợp nhằm tránh hiện tượng xe bị kẹt bánh.
Hình 7.7 Sơ đồ hệ thống ABS
7.3.2 Nguyên lý làm việc của ABS:
Hệ thống ABS hoạt động theo nguyên tắc xử lý các thông tin từ cảm biến trước và sau của bánh xe để đưa ra lệnh đóng/mở van dầu.
Ví dụ: khi tài xế đạp mạnh vào chân phanh, dầu thắng sẽ được đẩy đến các bộ phanh ở mỗi bánh xe.
Lúc này ECU sẽ thu thập, xử lý thông tin từ các cảm biến và khi thấy dấu hiệu có bánh xe sắp bị khóa cứng, van sẽ đóng không cấp dầu thắng đến nữa. Thay vào đó, dầu phanh sẽ được bơm lại nhằm giữ cho xe tiếp tục lăn bánh trong quá trình giảm tốc chậm từ từ, giúp bánh xe không bị bó cứng.
Hình 7.8 Tác dụng của ABS:
Thông qua các cuộc thử nghiệm trên mọi cung đường dưới các điều kiện thời tiết, nếu xe không trang bị ABS, khi tài xế nhấn chân phanh một cách đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ
bị cứng và không thể điều khiển được, dẫn đến tình trạng mất lái và gây nguy hiểm. Còn khi được trang bị hệ thống ABS, nó sẽ giúp quá trình phanh được trơn tru và an toàn hơn.
Khi được kích hoạt bằng cách đạp phanh dứt khoát, hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ tự động nhấp nhả phanh liên tục, giúp các bánh xe không bị bó cứng, cho phép người lái duy trì khả năng điều khiển xe tránh chướng ngại vật và đảm bảo ổn định thân xe.
Một số bảng so sánh khi có phanh ABS và khi không có phanh ABS:
Hình 7.9
Lưu ý, ABS chỉ kích hoạt ở những tình huống phanh khẩn cấp và chân phanh sẽ rung giật để báo cho tài xế biết nó đang hoạt động.
Một số lưu ý về hệ thống ABS:
Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, nếu xe được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS thì tài xế cần giữ chắc tay lái, thả lỏng vai và cần đạp phanh dứt khoát, không nhấp nhả liên tục vì đó là nhiệm vụ của hệ thống ABS trên xe. Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.
Việc thay đổi kích thước lốp xe cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ABS.
Nguyên nhân là bởi thay đổi kích thước lốp sẽ làm biến đổi tốc độ bánh, dẫn đến các thông số gửi sai số liệu khiến ABS làm việc không hiệu quả. Do đó, hãy tham khảo kỹ hướng dẫn trước khi thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào.