Thông tin:
Hình 7.14
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA (Brake Assis)tự động gia tăng thêm lực phanh trong trường hợp khẩn cấp, giúp người lái tự tin xử lý các tình huống bất ngờ.
Định nghĩa: Khi xe vận hành trong điều kiện bình thường, người lái có thể xác định được lực tác động lên bàn đạp phanh vừa đủ để đảm bảo giảm tốc an toàn. Tuy nhiên trong những tình huống không kịp phản ứng hoặc chưa thể đưa ra tính toán chính xác, lực phanh không đủ mạnh khiến xe trượt dài, nguy cơ mất an toàn cao. Tình huống sẽ được đảo chiều nếu hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA được kích hoạt. Hệ thống này có vai trò cung cấp lực phanh giúp xe dừng lại với quãng đường phanh ngắn nhất, giảm nguy cơ va chạm giao thông.
Hình 7.15 Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA kích hoạt cho phép xe giảm tốc an toàn với quãng đường phanh ngắn nhất
7.5.1 Ưu nhược điểm của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA:
Ưu điểm lớn nhất của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA là rút ngắn quãng đường phanh khoảng 20 - 45%, hạn chế khả năng va chạm trong các tình huống bất ngờ mà lực phanh của người lái không đủ lớn giúp phương tiện dừng lại.
Tuy nhiên, hệ thống này có thể gây ra hiện tượng bó cứng phanh. Vì thế, phanh khẩn cấp BA chỉ có vai trò hỗ trợ, giúp tăng thêm một phần lực phanh chứ không đảm bảo dừng xe ngay lập tức. Người lái cần tập trung quan sát các diễn biến trên đường để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Ngoài ra, để nâng cao độ an toàn khi tham gia giao thông và giúp quá trình phanh đạt hiệu quả tốt nhất, hệ thống BA thường được trang bị đồng bộ với:
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS: giúp hạn chế tình trạng bó cứng bánh xe, rút ngắn quãng đường phanh và đánh lái, tránh vật cản chính xác.
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD: tự động phân phối lực phanh phù hợp đến từng bánh xe, giúp giảm tốc an toàn.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, phanh ABS và hệ thống phân phối lực phanh EBD sẽ giúp xe vận hành an toàn hơn. Tuy nhiên, người lái lưu ý cần nắm rõ đặc điểm của từng loại phanh để có sự phối hợp sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả.
Hình 7.16 Sự kết hợp hoàn hảo của 3 hệ thống phanh giúp người lái tự tin trên mọi cung đường
7.5.2 Cấu tạo của hệ thống phanh khẩn cấp BA (Brake Assis) Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA gồm 9 bộ phận:
Cấu tạo bao gồm các bộ phận: 1- cảm biến tốc độ, 2- màng gắn cảm biến, 3- Xi-lanh phanh chính, 4-nam châm, 5- cảm biến mở, 6- khoang công tác, 7-bộ xử lý trung tâm, 8-khoang chân không và 9-bàn đạp phanh.
Hình 7.17 Cấu tạo của hệ thống phanh khẩn cấp BA
Hình 7.18 Hệ thống hỗ trợ phanh BA khẩn cấp có cấu tạo đơn giản
7.5.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA được kích hoạt tự động khi người lái đạp phanh gấp nhưng lực tác động không đủ. Lúc này, cảm biến tốc độ ở bàn đạp phanh sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm ECU. Dữ liệu được ECU tiếp nhận, phân tích dựa trên tốc độ của xe và lực phanh nhằm tính toán quãng đường phanh. Cơ cấu truyền phanh sẽ kích hoạt van điện, cấp khí nén vào bộ khuếch đại, giúp gia tăng lực phanh, xe giảm tốc nhanh hơn.
Khi hệ thống phanh khẩn cấp BA được kích hoạt, đèn báo phanh khẩn cấp sẽ hiển thị trên mặt đồng hồ táp lô xe. Khi người điều khiển nhả chân phanh, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA sẽ ngừng hoạt động.