Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế chính trị: Tác động của chính sách tự chủ tài chính đại học đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội (Trang 20 - 24)

1.2.1. Khái niệm tự chủ đại học và tự chủ tài chính giáo dục đại học Tự chủ dai học

Trên thế giới, khái niệm “tự chủ đại học” (University autonomy) nói đến các mối quan hệ đang thay đổi giữa nhà nước và các trường đại học (N.V.

Varghese, Michaela Martin, Thomas Estermann, 2002). Xu hướng thay đổi cơ bản là phát huy truyền thống tự do học thuật và giảm dần sự kiểm soát trực tiếp của các cơ quan công quyền đối với trường đại hoc. Từ góc độ này, tự chủ đại

học là quyền tự do của thé chế đại học trong việc ra quyết định và thực thi các

quyết định đối với các hoạt động nội bộ của đại học mà không có sự kiểm soát hay can thiệp của nhà nước và bất kỳ sự ảnh hưởng nào nếu có của nhà nước cũng đều phải dựa trên cơ sở pháp luật. Tự chủ đại học là tự chủ thé chế đại học với nghĩa là tự chủ của trường đại học và tự chủ này được thê chế hóa bởi hệ thống các chính sách, pháp luật của nhà nước (Lê Ngọc Hùng, 2019). Tự chủ đại học có thé được định nghĩa là mức độ độc lập cần thiết đối với các tác nhân can thiệp bên ngoài mà nhà trường cần có dé có thé thực hiện được việc quản tri và tô chức nội bộ, việc phân b6 các nguồn lực tài chính trong phạm vi nhà trường, việc tạo ra và sử dụng các nguồn tài chính ngoài ngân sách công, việc tuyên dụng nhân sự, việc xây dựng các tiêu chuẩn cho học tập và nghiên cứu, và

cuôi cùng, là quyên tự do trong việc tô chức thực hiện nghiên cứu và giảng dạy

11

(Mai Ngoc Anh, Đào Trọng Thi,2020). Nội ham của tự chủ Dai học bao gồm:

tự chủ về tô chức, tự chủ về tài chính, tự chủ về nhân sự và tự chủ về học thuật.theo khung phân tích về tự chủ đại học của Hiệp hội các trường đại học châu Âu (European University Association).

Ở Việt Nam, khái niệm “tự chủ” mới xuất hiện và phát triển trong quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo duc đại học theo tinh thần xã hội hóa bảo đảm thống nhất, kỷ cương quản lý nhà nước vừa phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học và thu hút sự tham gia của

các bên liên quan. Trong Luật giáo dục 2005, khái niệm “Tự chủ đại học” vẫn

chưa được sử dụng nhưng các trường đại học, trường trung cấp, trường cao đăng được quy định là có “quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm” tuy nhiên quyên tự chủ này luôn bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật. Đến năm 2012 Luật Giáo dục đại học mới được ban hành trong đó có Điều 32 quy định

“Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học”. Dù không trực tiếp sử dụng từ ngữ

“tự chủ đại học”, nhưng Luật Giáo dục đại học (2012) có quy định cụ thể sáu lĩnh vực hoạt động được tự chủ với mức độ khác nhau: Theo Điều 32 Khoản 1, cơ sở giáo dục đại học tự chủ, mà không thấy kèm theo “tự chịu trách nhiệm”, trong các hoạt động chủ yếu chứ không phải tất cả các hoạt động thuộc sáu lĩnh vực là: (i) tổ chức và nhân sự, (ii) tài chính va tai sản, (11) dao tao, (iv) khoa học và công nghệ, (v) hợp tác quốc tế, (vi) bảo đảm chất lượng giáo dục đại học”.

Có thể thấy, tự chủ đại học ở Việt Nam là tự chủ theo quy định pháp luật, gan với tự chịu trách nhiệm và được thé chế hóa từng phần trong từng lĩnh vực

hoạt động của các cơ sở đại học.

Tự chủ tài chính

Tự chủ tài chính giáo dục đại học là quyên tự chủ trong hoạt động thu và chi, quản lý liên quan đến ngân sách của các cơ sở giáo dục đại học, từ đó giảm

gánh nặng và sự phụ thuộc vào nhà nước. Nội hàm của tự chủ tài chính giáo dục

12

đại học trên thế giới gồm tự chủ về phân bổ các nguồn ngân sách, tự chủ về học phí và tự chủ về tạo ra nguồn thu mới (Trần Thị Thu Hà, 2016)

Tại Việt Nam, các nội dung của việc thực hiện tự chủ tai chính được trình bày

khá cụ thể. Trong Điều 20, Khoản 4, Luật giáo dục đại học (2012) quy định rõ người đứng đầu là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập, chủ tịch hội đồng quản tri cơ sở giáo dục đại học tư thục là chủ tài khoản... thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bach về tài chính theo quy định của pháp luật. Va trong khoản 5 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018), quy định quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bồng cho sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong các quyết định phê duyệt đề án thí điểm tại các trường Dai hoc, tự chủ tài chính bao gồm tự chủ về học phí, tự chủ về thu sự nghiệp, tự chủ về tiền lương và thu nhập và tự chủ về sử dụng nguôn thu.

1.2.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của tự chủ tài chính giáo dục đại học

Cơ sở khoa học

Giáo dục đại học trong điều kiện tự chủ tài chính là dịch vụ có tính đầu tư:

Dịch vụ giáo dục đại học dần chuyển mình từ hàng hóa công không thuần túy

sang hàng hóa cá nhân khi có thêm tính cạnh tranh khi học phí tăng lên. Giáo

dục đại học không còn là một lĩnh vực truyền thống, được cung cấp một chiều

từ phía nhà nước chỉ dé đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong xã hội ma đã và đang trở thành một khoản đầu tư cho tương lai của chính những người sử dụng dịch vụ. Do vậy, người hưởng lợi cần trả phí cho khoản đầu tư này.

Giáo dục đại học trong điều kiện tự chủ tài chính là dịch vụ có tính ngoại

ứng: Giáo dục đại học không chỉ mang lại lợi ích cho các cá nhân sử dụng dịch

vụ mà còn mang lại lợi ích cho xã hội. Điều này thé hiện ở nhiều mặt, từ việc

làm cho năng suât lao động xã hội cao hơn, tỷ lệ có việc làm cao hơn, tuôi thọ

13

cao hơn, con cái mạnh khoẻ hon, ít phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước hơn...

cho đến tội phạm và tù tội ít hơn, đóng góp cho từ thiện nhiều hơn, v.v..., nếu có trình độ giáo dục cao hơn. Tuy nhiên, nếu không có can thiệp của xã hội thì số người đi học sẽ ít hơn mức tôi ưu và gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Do vậy, dịch vụ giáo dục vẫn cần sự quản lý và kiểm soát của nhà nước dé đảm bảo các chi phí được tính toán đầy đủ cũng như lượng sinh viên được tiếp cận sử dụng dịch vụ nhiều hơn, đạt được các mục tiêu về công băng xã hội. Tức là mức độ tự chủ vẫn cần có sự quản lý và kiểm soát của nhà nước ở mức độ nhất định.

Dịch vụ giáo dục đại học có tính bất đối xứng thông tin: người mua thường được biết rất ít về loại hàng hóa dịch vụ mà họ đang mua và rất dễ lâm vào tình

cảnh nhận được một chất lượng dịch vụ thấp hơn nhiều so với chất lượng mà họ

kỳ vọng cũng như cái giá mà họ đã phải trả. Ở đây cũng khó mà ký kết được những hợp đồng về việc đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Thị trường như vậy thường rất dé bị ton thương va chỉ là “thị trường của niềm tin” (Phạm Thu,

2016)

Cơ sở thực tiễn

Xu hướng chung của thế giới về tài chính trong giáo dục đại học: Tăng sinh viên tất yêu dẫn tới tăng nhu cầu về nguồn vốn dé đảm bảo chất lượng dao tạo.

Vì vậy, học phí đã xuất hiện và tăng dần tại rất nhiều nơi trên thế giới như là một biểu hiện đầu tiên của tự chủ tài chính giáo dục đại học, giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước (NSNN). Cùng với đó, cũng có nhiều hình thức trợ cấp xuất hiện như là một phương pháp để đảm bảo khả năng được sử dụng dịch vụ

giáo dục đại học của các cá nhân.

Chi cho giáo dục đại học không đáp ứng nhu cầu: Một khi lượng sinh viên tăng lên, dé đảm bảo chất lượng đào tạo thì chi phí đơn vị (CPDV)-chi phí đào

tạo trung bình cho một sinh viên cũng tăng lên. Tuy nhiên, NSNN có hạn nên

việc đáp ứng nhu cầu ngày một tăng này là một thách thức lớn. Tại Việt Nam,

với CPĐV tại mức khoảng 500-550 USD/ sinh viên theo báo cáo của Bộ Giáo

14

dục và đào tạo năm 2009 và tại mức 473 USD/ sinh viên (Vũ Thắng Phạm,

Bình Trân-Nam, 2020). Trong khi đó, mức chi phí đơn vi bình quân ở Mỹ đã là

22.000 USD, các nước OECD 12.000 USD, Đài Loan 7.000 USD, vv... gấp

nhiều lần so với Việt Nam. Điều này có nghĩa là nếu tiếp tục duy trì mức CPDV này thì Giáo dục đại học Việt Nam khó có thé đáp ứng được nhu cầu về một chất lượng đảo tạo xứng tầm và khả năng cạnh tranh tốt so với các nước trên thế giới. Khi đó khuyến khích sự tự chủ đặc biệt là về tài chính tại các cơ sở Đại học là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, tự chủ cũng chính là nhu cầu của các trường đại học công nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dao tạo cũng như gia tăng vị thế cạnh

tranh trong nước và quôc tê.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế chính trị: Tác động của chính sách tự chủ tài chính đại học đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)