SAU TOT NGHIỆP CUA SINH VIÊN
1.2 Cơ sở lý luận về các nhân tô ảnh hướng đến quyết định đi làm sau tốt
1.2.3 Các nhân tô ảnh hưởng tới quyết định di làm của sinh viên
Trên phương diện triết học nhân tố ảnh hưởng và việc quyết định làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên có mối quan hệ nhân quả, ở đây các nhân tố ảnh hưởng là nguyên nhân, còn việc quyết định làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên là kết quả. Nhân tố ảnh hướng là những yếu tô phản ánh của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình, mà sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Như vậy nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên là phạm trù
chỉ các mặt, các nội dung, các biện pháp được sử dụng sẽ có tác động ảnh hưởng tới ý định làm việc sau tôt nghiệp của sinh viên.
Khoá luận ứng dụng các mô hình TRA, TPB, thuyết lựa chọn duy lý dé xác định nhân tố ảnh hưởng tới quyết định làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên bao gồm: Mục đích lựa chọn làm việc sau tốt nghiệp, áp lực xã hội, mục tiêu tài chính cá nhân, văn hoá cộng đồng, chuẩn chủ quan và nhận thức nghề nghiệp. Ngoài ra, một vài yêu tố không thé thiếu trong mô hình này là yếu tố nhân khâu học như trường đang theo học, ngành đang theo học, giới tính, năm đang học. Tác động và ảnh hưởng của các nhân tố này đến quyết định làm việc
sau tôt nghiệp của sinh viên được nêu rõ hơn dưới đây.
- Muc đích lựa chọn làm việc sau tốt nghiệp
Trong quyên Từ Điển Tiếng Việt (Trung Tam TD Ngôn Ngữ - 1992), mục đích được giải thích là “Cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được”. Có thê hiểu là mục dich là một nguyên tắc tổng quát giúp cho việc quyết định; Kết quả
và thành tựu do những nỗ lực đề hướng tới đó.
24
Theo Ajzen (1991) ý định dẫn đến hành vi là dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định. Nó được coi là tiền đề của việc thực hiện hành vi. Nó dựa trên thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi. Ông còn đề nghị rằng nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, va nếu cá nhân nhận thức chính xác về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn
dự báo cả hành vi.
- Ap lực xã hội
Áp lực xã hội được hiểu là những sức ép tâm lý của số đông người buộc một cá nhân, hay nhóm người phải thay đổi suy nghĩ, thái độ hoặc hành vi của mình sao cho phù hợp với các quy tắc, khuôn mẫu của xã hội. Về nguồn gây ra áp lực đối với sinh viên, Heins (1984) chỉ ra lo âu của sinh viên đến từ 2 phương diện: một là, yếu tố liên quan đến kỳ vọng và thành tích học tập, hai là yếu tố liên quan đến phát triển cá nhân và duy trì quan hệ. Abouserie (1994) cho răng nguồn áp lực lớn nhất của sinh viên đại học, yếu tố liên quan trực tiếp là học tập, tiếp đó là yêu tố liên quan đến xã hội. Tai Trung Quốc, Zhu FengJiu (2001)
chỉ ra ap lực tâm lý của sinh viên Trung Quốc ngày nay đến từ 3 nguồn: áp lực
cuộc sông đại học, áp lực trưởng thành cá nhân, áp lực môi trường xã hội
- Muc tiêu tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân là một khái niệm tương đối phô biến tại các thị trường phát triển, tuy nhiên đây là một khái niệm còn mới tại thị trường Việt Nam. Để có thé hiểu về tài chính cá nhân, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ một khái niệm rộng hơn, đó là tài chính. Có thể hiểu một cách tổng quan, tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính thông
25
qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu
dùng của các chủ thê.
Tài chính cá nhân là việc quan lý, chi tiêu, sử dụng tiền bạc và của cải của các cá thé hoặc hộ gia đình với một mức độ rủi ro và các kế hoạch tương lai đã lường trước. Tài chính cá nhân cũng là các quyết định tài chính, các hoạt động liên quan tới tài chính bao gồm lập ngân sách, tiết kiệm, bảo hiểm, đầu
tư, hưu trí và đi sản.
Quản lý tài chính cá nhân còn giúp chúng ta có thé tăng lượng tai sản một cách hiệu quả, ngăn ngừa sự suy giảm của tài sản trong trường hợp xấu và ồn định tiêu dung cá nhân (Hanna và Lindamood (2010). Quản lý tài chính cá
nhân không đơn thuần chỉ liên quan tới các van dé về tài chính mà nó còn gắn
với các kế hoạch của cuộc đời. Nhờ quản lý tài chính cá nhân tốt, chúng ta cũng có thê sẽ có được sự giáo dục tốt hơn hay có được sự thăng tiến trong sự nghiệp một cách vững chắc. Thêm vào đó chúng ta có thể có những kế hoạch cho sự phát triển của con em hoặc những phúc lợi cho người thân trong gia đình
(Nguyễn Tiến Thành, 2015).
- Van hoá cộng đồng
Cộng đồng là khái niệm được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Tùy mục đích nghiên cứu, các nhà khoa học có cách tiếp cận khác nhau. Song, điểm chung của các quan niệm về cộng đồng là khang định tính cố kết chặt chẽ thông qua nhiều yếu tố. “Cộng đồng là tap hợp người có sức bền cô kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành
viên của cộng đông cảm thây có sự găn kêt họ với cộng đông và với các thành
26
viên khác của cộng đông” (1). Quan niệm này cho chúng ta thây các yêu tô văn
hóa có vai trò quan trong trong việc hình thành, duy trì và phát trién cộng đồng.
Tiếp cận từ góc độ xã hội học, khái niệm này được nhận thức: “Văn hóa cộng đồng là văn hóa ứng xử của cộng đồng, tức là phương thức và nguyên tắc ứng xử của một cộng đồng trong những môi trường, không gian và thời gian
xác định” (3). Theo quan niệm này, văn hóa cộng đồng bao gồm các thành tố:
mô thức ứng xử, tiêu chí/ chuan mực, hệ thống quy tắc ứng xử quy định, điều tiết phương thức ứng xử của cộng đồng trong quan hệ với môi trường, bối cảnh,
thời gian cụ thé. Day là quan niệm nhắn mạnh vào yếu tố cơ bản của văn hóa,
thuận tiện cho việc áp dụng vào nghiên cứu thực tiễn. Bùi Thị Kim Chi (2022) cho rang văn hoá cộng đồng nội tại ảnh hưởng bởi ba yếu tô chính: (1) các quan
hệ xã hội - văn hóa, (2) lối sống, nếp sống, (3) cảnh quan văn hóa.
- _ Nhận thức nghề nghiệp
Nhận thức nghề nghiệp được thé hiện qua việc cá nhân hiểu biết được giá trị của nghề nghiệp nào đó (mà họ quan tâm) trong xã hội và những yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp đó. Cụ thể hơn, cá nhân nhận biết được nghề
nghiệp mà họ quan tâm có mối tương quan chặt chẽ với những đặc điểm cá nhân, bao gồm nhân khẩu học — giới tính, tuổi, chiều cao, cân nặng, sở thích,
sở trường, kiến thức, kỹ năng tích lũy được (O’brien & Fassinger, 1993; Rainey
& Borders, 1997); ké cả ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình (Feldt, Kokko, Kinnunen, & Pulkkinen, 2005). Yếu tố phù hợp năng lực bản thân và theo nhu cầu thị trường việc làm cũng ảnh hưởng trực tiếp tới lựa chọn ngành nghề của sinh viên (Huỳnh Trường Huy, Đoàn Thị Tuyết Kha và Nguyễn Thị
Tú Trinh, 2019).
27
- Chuan chủ quan
Chuan chủ quan được định nghĩa như là nhận thức của một người về
những áp lực xã hội khiến người đó thực hiện hay không thực hiện các hành vi
(Fishbein và Ajzen, 1975). Như vậy, chuẩn chủ quan là sự ảnh hưởng của các yếu tô bên ngoài, trước hết là hành động và lời khuyên của những người có liên quan. Với nghiên cứu này là hành động và lời khuyên của gia đình, thầy cô giáo và người than,...dén sinh viên. Chính điều đó dẫn đến quyết định làm việc sau
tốt nghiệp của sinh viên.
1.2.4 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu - Ly thuyết về ý định hành vi
Ajzen va Fishbein (1975) định nghĩa ý định hành vi là sự biểu thị tính sẵn
sàng của mỗi người khi thực hiện một hành vi đã qui định, và nó được xem là
tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi. Ý định dựa trên các ước lượng bao gồm: Thái độ dẫn đến hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Với Thuyết hành động hop lý (TRA), tác giả chỉ ra rang: Yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi đó. Ý định thực hiện hành vi
chịu sự chi phối của hai nhân tố: Thái độ của một người về hành vi và chuẩn
chu quan liên quan đên hành vi.
Thái độ dẫn đến hành vi
Ý định hành vi
28
Lý thuyết nay đã được Ajzen (1985) bổ sung bằng việc dé ra thêm yếu tố nhận thức kiêm soát hành vi chi ra rằng cá nhân đã có kế hoạch từ trước cho việc thực hiện hành vi dé diễn tả thang do cho nhân tố ý định dẫn đến hành vi.
Mô hình TPB sau này đã trở thành nên tang lý thuyết được áp dụng nghiên cứu cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau về khía cạnh ý định hành vi. Thang đo ý định dẫn đến hành vi được Taylor và Todd (1995) phát triển dựa trên khái niệm do Ajzen (1985) nêu ra. Taylor và Todd (1995) cho rang y dinh dan dén hanh vi thé hiện khi khách hang dự định sử dụng sản pham và sẽ sử dung san pham trong thời gian gần nhất có thé. Nghiên cứu của Limayem, Khalifa, và Frini (2000) bồ sung thêm yếu tố sự mong đợi dé được thực hiện hành vi của khách
hàng.
Thái độ dẫn đến hành vi
Chuẩn chủ quan Y dinh hanh vi
Nhận thức kiểm soát hành vi ⁄
Hình 1.2: Thuyết hành vi có hoạch định (7PB) - _ Thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VUI, XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vi kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như George Homans, PeterBlau, JamesColeman... Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ dé lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả
29
tối đa với chỉ phí tối thiêu. Tiêu biểu là định đề duy lý của Homans, cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trỊ của kết quả hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất. Thuật ngữ “ lựa chọn ” được dùng dé nhân mạnh việc phải cân nhắc, tính toán dé quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong sé những điều kiện hay cách thức hiện có dé dat duoc muc tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Pham vi của mục dich đây không chỉ có yếu tố vật chat (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tổ lợi ích xã hội và tinh than. “Sự lựa chọn chỉ hợp lý trên cơ sở đánh giá các yếu tố, các
điều kiện khách quan của hành động từ phía bản thân chủ thể, từ góc độ chủ quan của người ra quyết định chứ khó có thể dựa vào những tính toán chính
xác”.„”
T huyết lựa chọn duy lý được vận dụng trong việc đưa ra lựa chọn học
tiếp hay làm việc sau tốt nghiệp giúp chúng ta xác định con đường trong tương lai qua mục đích của bản thân, những điều kiện sẵn có của thực tế xã hội, những mối quan hệ xung quanh dé đưa ra suy nghĩ và tính toán sao cho sự lựa chọn
của mình là tôt nhât, phù hợp với năng lực và nguyện vọng của sinh viên.
30