Giọng điệu triết lý, suy tư

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết đương đại việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 94 - 98)

Chương 3. TÍNH CHẤT TRÒ CHƠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM – MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU

3.2. Các kiểu giọng điệu

3.2.3. Giọng điệu triết lý, suy tư

Triết lý là sự thể hiện những khái quát mang tầm triết luận về một vấn đề, một hiện tượng nào đó của đời sống xã hội, của cõi nhân sinh. Giọng triết lý, suy tư thể hiện cái nhìn có tính quy luật của tác giả về thời cuộc, về con người. Giọng điệu này được thể hiện qua sự khẳng định hay phủ định nhằm nhấn mạnh những vấn đề triết luận mà nhà văn muốn gửi gắm với độc giả. Đó là những triết lý về cuộc sống, về thân phận con người, về nhân sinh... thậm chí có cả những triết lý có phần phi chính thống buộc độc giả cùng suy ngẫm cùng nhà văn như một hình thức đối thoại gián tiếp.

Giọng điệu triết lý, suy tư trong các tiểu thuyết đương đại được thể hiện ở nhiều lĩnh vực như: triết lý về sự sống, cái chết, triết lý về nhân sinh, cuộc đời, triết lý về cái tôi v.v… Giọng điệu này có lúc ẩn trong lời nói của các nhân vật, có lúc lại tách biệt ra như phần ngoại đề để các nhà văn bộc lộ quan điểm. Ở nhiều tác phẩm, giọng triết lí gắn liền với cách cắt nghĩa mới hay cung cấp thêm ý nghĩa cho một khái niệm đã quen thuộc của người kể chuyện như:

“Trẻ con là cái họa của các vĩ nhân đấy” (Thiên thần sám hối);

“Lịch sử thường không bao giờ giống như bản thân lịch sử” [19, tr. 42];

“Sự lãng quên vốn là căn bệnh của văn minh” [19, tr. 299] hay “Chiến tranh là cơ hội giết người tốt nhất” (Đi tìm nhân vật)

“Dối trá là dấu hiệu của trưởng thành, và cao hơn thế, biết dối trá người ta mới dám sống” (Khải huyền muộn)

v.v…

Rất nhiều tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã trở thành triết luận của các nhà văn về cuộc đời, nhân sinh. Triết lý về cuộc đời dường như là điều mà

92

Nguyễn Việt Hà luôn trăn trở và tác giả có cơ hội được bộc lộ quan điểm của mình qua tiểu thuyết . Trong tác phẩm, người đọc tìm thấy rất nhiều đoạn triết lý sâu sắc như thế này: “Mỗi sinh vật ra đời đã hoàn thiện. Qua bàn tay của Chúa không thể có mặt hàng thứ phẩm. Vậy làm sao lại có cái Ác? “ [21, tr.

137]. Câu hỏi tu từ mà nhà văn đặt ra làm nhức nhối bạn đọc. Những suy tư, lập luận của nhà văn mang tính tôn giáo song cũng rất hiện thực. Đọc đoạn văn này chúng tôi chợt nghĩ đến câu nói của Khổng Tử: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, vậy thì cái ác từ đâu mà đến? Nguyễn Việt Hà có lẽ cũng đang trong tâm thức như thế, trằn trọc, day dứt trước cuộc đời còn nhiều cái xấu xa, tội lỗi.

Có những triết luận của Nguyễn Việt Hà lại đi ngược với truyền thống khi nhà văn viết: “Trọn một đời người, có nhiều tháng, nhiều ngày. Cái thời gian không ít người tưởng rằng quý báu, chẳng qua cũng là thứ sản phẩm máy móc của cái đồng hồ mà Faulkner ngấm ngầm nguyền rủa” [21, tr. 498]. Nhân dân ta có câu : “Thời gian là vàng, là bạc” là muốn nói lên tầm quan trọng của thời gian. Thời gian trôi qua mà không thể níu giữ được vậy nên con người hãy biết trân trọng nó. Vậy mà ở đây, nhà văn chẳng hề ngại ngần đặt ngược lại vấn đề và buộc người đọc cùng suy ngẫm với mình. Thời gian là một cái thứ khách quan vô hình và xét ở mặt khoa học thì có thể biết được thông qua một cái đồng hồ mà đồng hồ cũng chỉ là một sản phẩm do con người tạo nên. Vậy nên thời gian là thứ mà con người hoàn toàn có thể kiểm soát và nó có tồn tại hay không chính là ở bản thân chúng ta. Đúng như nhà văn W.Faulkner từng nói: “Đồng hồ giết thời gian... thời gian còn chết chừng nào nó bị những bánh xe nhỏ bé tíc tắc đi; chỉ khi đồng hồ dừng lại thời gian mới sống” (Clocks slay time... time is dead as long as it is being clicked off by little wheels; only when the clock stops does time come to life).

93

Vẫn là vấn đề về nhân sinh, cuộc đời, mượn niềm tin tôn giáo, Hồ Anh Thái lại viết: “Tôi ba mươi lăm tuổi. Tuổi ấy Đức Phật được giác ngộ. Có những người đi qua tuổi ba lăm mà mãi mãi không giác ngộ. Có những người giác ngộ trước cả tuổi ba lăm. Ngộ muộn hay ngộ sớm, tất thảy họ đều đáng thương” [28, tr. 247]. Cuộc đời với nhà văn còn nhiều đau khổ như đạo Phật có câu “Đời là bể khổ”, vậy cho nên con người dù đã giác ngộ hay chưa giác ngộ, dù sớm hay muộn cũng vẫn phải chịu đựng những khổ đau mà cuộc đời đem lại. Qua giọng điệu triết lý, suy tư người đọc nhận ra được niềm thương cảm của nhà văn đối với những bất hạnh mà con người sẽ phải chịu đựng trong cuộc đời. Niềm thương cảm ấy còn được nhà văn hết lòng bao dung khi viết: “Không ai phải chịu trách nhiệm trong những tai họa này hết. Cái ác phải chịu trách nhiệm về những hành vi tàn ác của chính nó” (Cõi người rung chuông tận thế).

Ngẫm về cõi nhân sinh, nhiều nhà văn trở nên hoài nghi trước chính cuộc sống này: “Có những hiện thực nằm ngoài mọi trí tưởng tượng về một xã hội văn minh: Đói khát, bệnh tật, thảm sát tập thể, làm bia đỡ đạn với triệu triệu tỉ tỉ những ý nghĩ vụ lợi, hèn nhát, lừa đảo, độc ác, sát nhân…mỗi ý nghĩ như một thứ độc tố làm biến dạng tất thảy, quái dị hóa tất thảy. Cuộc sống mà như vậy thì sống mang ý nghĩa gì ? Đừng bắt chúng tôi làm người nữa. Đừng chất lên vai chúng tôi sứ mệnh lịch sử…” (Thiên thần sám hối).

Hoài nghi với cuộc đời, các tiểu thuyết gia đương đại lại triết lý về sự sống và cái chết:

“Dường như mỗi số phận đôi khi giống như một con rối nối với một sợi dây, được điều khiển bởi những cỗ máy giấu trong bóng tối. Ðấy là nơi khán giả không được vén màn lên hoặc bước chân vào để không cảm thấy cuộc đời là một sân khấu” (Đi tìm nhân vật).

94

hay “Con người không làm gì được hơn ngoài sự chuẩn bị cho cái chết của chính mình. Vì thế, họ phải chuẩn bị đến nơi đến chốn” (Thiên thần sám hối).

v.v…

Với tinh thần “nhận thức lại”, các nhà viết tiểu thuyết quan tâm đến những vấn đề bản thể. Với nhiều nhà văn, viết tác phẩm trở thành một hành trình tìm kiếm chính mình. Và đây là giọng điệu triết lí hoài nghi của nhân vật

“tôi” - người kể chuyện trong Đi tìm nhân vật củaTạ Duy Anh: “Vậy tôi là ai?

Là hắn hay một cái tôi khác?”, “Có thể cái mặt tôi chỉ là cái mặt nạ kia?...”,

“Rốt cuộc thì mặt mình là mặt thật hay mặt bịa”, “Cuộc sống nào mới là cuộc sống đích thực?” “Tôi là ai? Tôi hiện tồn chỉ là bản sao, vậy bản gốc của tôi có hình dạng ra sao?” [19, tr. 145] v.v… Vấn đề bản thể - tôi tồn tại như thế nào cũng nằm trong giọng điệu triết lý của Phạm Thị Hoài: “Trời không sinh ra tôi, đất cũng chẳng nhận tôi về” [23, tr 25], “Giấc ngủ bào thai, tôi không muốn trở thành người lớn” [23, tr. 29]…

Giọng điệu triết lý, suy tư lan toả khắp các trang tiểu thuyết, từ những vấn đề lớn lao như cuộc đời, con người, sự sống, cái chết… đến những trăn trở về tình yêu, về chính nghiệp viết văn của các tác giả. Và đây là giọng điệu triết lý về tình yêu:

“Trong tình yêu, hình như nhớ là quan trọng nhất. Nhớ nhiều nhớ dài là chung thủy. Sâu sắc nhớ là đau khổ. Chỉ khi yêu người ta mới có chung thủy và đau khổ” (Khải huyền muộn).

“Có những người sinh ra để thuộc về nhau. Họ biết rõ họ thuộc về nhau và không vội vàng, miễn dịch căn bệnh kinh niên của đồng loại, căn bệnh thúc vào lưng, quật vào mông con người, khiến con người chỉ còn như chiếc

95

máy ủi, húc không thương tiếc cả chính mình, chỉ còn như con tốt, lỡ sang sông không cách nào hơn là dấn mãi tới bước đường cùng” [23, tr. 77].

v.v…

Còn đây là triết lý về nhà văn và hành trình sáng tạo của Nguyễn Việt Hà trong Khải huyền muộn: “Viết tiểu thuyết vừa dễ vừa khó vì việc đầu tiên là có tổ chức được một cuộc sống thích hợp với nó không. Tiểu thuyết là trường thiên, nó chạy dài trong một năm hoặc nhiều năm của người viết”,

“Làm nhà văn thì cũng có thể là hay nhưng là việc không thể cố, thường người ta chỉ cố phấn đấu để trở thành lao động tiên tiến” hay là “Mỗi tác phẩm đầu tay của các thiên tài phần lớn đều là kiệt tác. Nó hay bởi những tươi mới nông nổi, nó hay bởi những sâu sắc trong trắng đậm dấu ấn chủ quan.

Đây là thời kỳ trăng mật của tác giả và tác phẩm” [22, tr. 40] v.v…

Không thể phủ nhận rằng, bên cạnh giọng điệu giễu nhại, hài hước và giọng điệu lạnh lùng, khách quan, giọng điệu triết lý, suy tư cũng góp phần không nhỏ tạo nên chiều sâu cho các tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Những triết luận mà các nhà văn đưa ra đã tạo nên một cuộc chơi cùng suy ngẫm, thảo luận giữa người sáng tác và người tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết đương đại việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)