Đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk nông) luận văn ths luật 60 38 01 04 pdf (Trang 20 - 28)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Theo khái niệm ở trên, mặc dù tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là một nhóm tội phạm cụ thể có sự khác nhau về hành vi, về đối tƣợng xâm hại, về lỗi... song về cơ bản chúng có cấu thành chung nhƣ sau:

- Về khách thể của tội phạm

Các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trước hết xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trên lĩnh vực giao thông đường bộ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, bên cạnh việc trực tiếp xâm hại đến các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông

đường bộ, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong nhiều trường hợp còn trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người;

tài sản của nhà nước, của tổ chức và công dân. Vì vậy, việc quy định các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong BLHS không chỉ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng, an toàn giao thông, an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung mà còn nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nước, của các tổ chức và của công dân. Giữ gìn trật tự an toàn công cộng (trong đó có trật tự an toàn giao thông đường bộ) là một bộ phận quan trọng của hoạt động quản lý xã hội, là một trong những chức năng cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân. Để giữ gìn trật tự an toàn công cộng cần phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục, giáo dục và cƣỡng chế trong đó luật hình sự giữ vai trò hết sức quan trọng. Việc BLHS qui định các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại các Điều 202, 203, 204, 205, 206, 207 trước hết là nhằm bảo vệ trật tự an toàn giao thông, đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ diễn ra an toàn, thông suốt, thuận lợi...

phục vụ tốt cho việc xây dựng phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất; xây dựng phát triển văn hóa; củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước... Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng chính là bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe không phải chỉ của một người mà là của tất cả mọi người, sự an toàn về tài sản của nhà nước, các tổ chức và công dân nói chung. Vì vậy có thể khẳng định rằng, khách thể cùng loại của nhóm tội phạm xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ là các quan hệ xã hội hết sức quan trọng: đó là trật tự an toàn giao thông đường bộ, tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sản của nhà nước, của tổ chức và sự phát triển của

đất nước nói chung. Căn cứ vào khách thể bị xâm hại và các đặc điểm pháp lý của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ thì khách thể loại của nhóm tội phạm này xâm phạm đến những quy định về an toàn công cộng.

Những quy định về an toàn công cộng rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm những quy định, điều lệ, nội quy… (những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa) v.v… ở những nơi công cộng trên các lĩnh vực giao thông đường bộ… những quy định này nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, của tổ chức, an toàn về tính mạng và tài sản của công dân [21, tr.433].

• Về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của nhóm tội phạm này là các hành vi vi phạm các qui định của nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Các hành vi vi phạm này được thể hiện cả dưới dạng hành động phạm tội và không hành động phạm tội nhƣng chủ yếu là hành động phạm tội. Trong đó một số tội chỉ có thể thực hiện dưới dạng hành động phạm tội, như tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn, tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

Các dạng vi phạm cụ thể của nhóm tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ bao gồm:

+ Vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là những hành vi vi phạm các qui định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ: chở hàng hóa cồng kềnh, chằng buộc hàng hóa không đúng qui định, quay xe, rẽ phải, rẽ trái, tránh vƣợt sai qui định, chạy quá tốc độ...

+ Vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông liên quan đến kết cấu hạ tầng đường bộ gồm các hành vi cản trở giao thông:

đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ, đặt trái phép chướng ngại vật cản trở giao thông đường bộ. Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị trật tự an toàn giao thông đường bộ...

+ Vi phạm các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ thể hiện bằng việc đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đủ điều kiện an toàn như hỏng bộ phận chuyển động, hỏng tay lái, hỏng phanh, hỏng gầm, lốp xe... đã mòn quá quy định, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn báo hãm, đèn báo hiệu các loại không đạt tiêu chuẩn, hệ thống chuyển hướng không có hiệu lực, bánh lốp không đúng kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ thuật và áp lực hơi theo quy định cho từng loại xe.... Cho phép các chủ phương tiện sử dụng các phương tiện giao thông vận tải đường bộ không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, hành vi này thường là của những người có thẩm quyền cho phép các chủ phương tiện sử dụng các phương tiện giao thông vận tải, như cán bộ cơ quan đăng kiểm.... Điều động các phương tiện giao thông vận tải đường bộ không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia vào các hoạt động giao thông.

+ Hành vi vi phạm điều kiện của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hành vi được biểu hiện ở việc điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không có đủ điều kiện khác nhƣ điều kiện về sức khoẻ, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.v.v... vào điều khiển phương tiện giao thông hoặc điều động người say rượu hoặc dùng các chất kích thích khác điều khiển các phương tiện giao thông vận tải đường bộ.

+ Hành vi gây rối trật tự an toàn giao thông đường bộ bằng phương tiện giao thông cơ giới thể hiện bằng các hành vi: tổ chức đua xe hoặc đua xe mô tô, ô tô hoặc các loại xe có gắn động cơ khác (công nông, máy cày, máy kéo...) trái phép.

Về hậu quả tác hại: Hầu hết các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đều có cấu thành vật chất vì vậy, hậu quả tác hại cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Các tội phạm quy định tại các Điều 202, Điều 203, Điều 204, Điều 205 điều là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.

Đối với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 206 thì hậu quả là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác. Nếu chưa gây ra thiệt hại nhƣng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích.

Các thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe hoặc tài sản thiệt hại sức khỏe hoặc tài sản phải có mối quan hệ nhân quả với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Điều này đổi hỏi phải xác định đƣợc những thiết hại đó có nguyên nhân trực tiếp từ việc vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Đối với tội tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 207 là tội có cấu thành hình thức nên chỉ cần có hành vi tổ chức đua xe như khởi xướng việc đua xe, xúi giục, kích động, lôi kéo, tập hợp các tay đua, tuyển chọn các tay đua; đƣa ra một số các qui định về tính chất, hình thức đua cũng nhƣ giải thưởng; bố trí thời gian, địa điểm tập kết, đường đua; chuẩn bị chương trình, kế hoạch đua xe cũng nhƣ để đối phó với các cơ quan chức năng.v.v... là tội phạm hoàn thành mà không cần gây ra hậu quả, tác hại cho xã hội.

• Về mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ thường được thực hiện với lỗi vô ý thể hiện dưới cả hai dạng là vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả. Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc xảy ra nhƣng có thể ngăn ngừa đƣợc. Chính vì do tự tin hoặc do cẩu thả trong khi thực hiện hành vi mà đã để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội [22, tr.497].

Vô ý vì quá tự tin thể hiện ở chỗ: về lý trí, người phạm tội nhân thức đƣợc hành vi của mình vi phạm các quy đinh về trật tự an toàn giao thông đường bộ, những hành vi đó là nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả cho xã hội. Nhƣng họ tin vào khả năng điều khiển, xử lý của mình và các điều kiện khách quan khác nên cho rằng hậu quả sẽ không xảy ta. Về ý chí, họ không mong muốn cho hậu quả xảy ra, cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Nhƣng kết quả là hậu quả đã xảy ra ngoài ý muốn của họ

Vô ý vì cẩu thả thể hiện ở chỗ, khi thực hiện các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, họ không biết là mình vi phạm do không quan sát, không chú ý, thực hiện các hành vi không đúng quy tắc an toàn thể hiện sự bất cẩn, cẩu thả, mặc dù khi tham gia giao thông, khi thực hiện các hành vi liên quan đến giao thông đường bộ, họ buộc phải biết và phải thực hiện các quy tắc an toàn giao thông nên đã gây thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác.

Riêng hai tội: Đua xe trái phép và tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 206 và Điều 207 đƣợc thực hiện bằng lỗi cố ý mà cụ thể là cố ý trực tiếp thẻ hiện ở chỗ, những người thực hiện hành vi tổ chức đua xe hoặc đua xe trái phép đều nhận thức đƣợc rằng hành vi đua xe không đƣợc cho phép của cơ quan có thẩm quyền bị pháp luật cấm. Họ biết đƣợc cuộc đua xe do họ tổ chức hay tham gia không có giấy phép nhƣng họ vẫn mong muốn thực hiện.

Về động cơ phạm tội, đối với tội tổ chức đua xe trái phép, và đua xe trái phép có nhiều động cơ, mục đích khác nhau nhƣ vụ lợi, lấy số má, danh tiếng giang hồ, quy tụ băng nhóm... nhƣng không là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

• Về chủ thể tội phạm

Chủ thể của đa số các tội phạm cùng nhóm xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình

sự và từ đủ 16 tuổi trở lên vì các tội phạm quy định tại các điều 202, 203, 204, 205 đều có mức cao nhất của khung hình phạt ở tất cả các khoản tối đa là 15 năm tù (tức đều là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng và đều có lỗi do vô ý). Theo qui định của Luật hình sự Việt Nam những người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Có hai tội phạm của nhóm này cần có chủ thể đặc biệt đó là tội đƣa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn (Điều 204) và tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205). Chủ thể của tội phạm ở đây phải là những người có thẩm quyền đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ hoặc người có thẩm quyền điều động người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: thủ trưởng đơn vị vận tải, cán bộ kiểm định kỹ thuật...

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể là chủ thể của tội tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 206 khi hành vi của họ có các tình tiết tăng năng tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 là:

+ Tổ chức đua xe có qui mô lớn: Tập hợp nhiều người, nhiều phương tiện tham gia cuộc đua.

+ Tổ chức cá cƣợc: dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để cá cƣợc được thua về người đua xe thắng hoặc thua....

+ Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép: dùng sức mạnh vật chất chống lại hoặc đe doạ uy hiếp người có trách nhiệm như cảnh sát giao thông, tự vệ, dân phòng... đập phá phương tiện của người làm nhiệm vụ.

+ Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cƣ nhƣ tổ chức đua xe trong nội thành, nội thị hoặc những nơi đông dân cƣ khác.

+ Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua: tháo phanh, còi, đèn, xi nhan....

+ Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác: gây chết người hoặc thương tích, tổn hại cho sức khoẻ của người khác từ 11% trở lên hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản.

+ Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép: đã bị kết án về tội này hoặc tội đua xe trái phép, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm.

+ Tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 207 khi có các tình tiết tăng năng quy định tại khoản 3 và khoản 4 là tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Đường lối xử lý và chính sách hình sự của Nhà nước ta thể hiện qua việc áp dụng hình phạt đối với các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ nhìn chung đã cho thấy thái độ xử lý kiên quyết kết hợp với các biện pháp quản lý giáo dục của Nhà nước đối với các hành vi mang tính nguy hiểm cao hoặc đã gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

BLHS năm 1999 đã qui định các loại hình phạt chính áp dụng đối với các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân. Hình phạt bổ sung: phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định...)

Phạm vi áp dụng hình phạt tiền với quy định là hình phạt chính đƣợc mở rộng ở tất cả 4 tội có lỗi vô ý. Mức phạt tiền cao nhất là 50 triệu đồng, thấp nhất là 5 triệu đồng.

Hình phạt cải tạo không giam giữ đƣợc áp dụng rộng rãi ở tất cả các tội thuộc nhóm tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ mức cao

nhất là 3 năm, mức thấp nhất là 1 năm. Điều này chứng tỏ nhà nước ta đánh giá nhân thân của loại tội phạm này có mức nguy hiểm tương đối, có thể giáo dục cải tạo ngay cả khi không cần cách ly xã hội.

Hình phạt tù có thời hạn đƣợc áp dụng ở tất cả các tội nhƣng phổ biến là ở mức từ 3 tháng đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định cũng đƣợc áp dụng phổ biến (3/6 tội) với mức từ 1-5 năm.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk nông) luận văn ths luật 60 38 01 04 pdf (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)