Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.3. MỘT SỐ TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN
Nhƣ vậy, bên cạnh công tác xét xử kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật, trong thời gian 05 năm (2010 - 2014), qua nghiên cứu cho thấy, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xét xử và lập pháp hình sự, tuy nhiên lại tập trung chủ yếu vào tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự) - loại tội xảy ra tương đối phổ biến trên địa bàn cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng, cụ thể như sau:
Một là, việc xác định chƣa chính xác về lỗi hành chính và lỗi hình sự, cũng như mối quan hệ nhân quả trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Vụ án 1: Hồi 14h30 ngày 16/6/2010, Hà Văn Đúi. (không có giấy phép lái xe) điều khiển xe môtô Honda LX-125 trên phần đường của mình lên Thị trấn Eatinh – Cư Tút – Đắk Nông. Khi đến ngã ba thị trấn, thấy phía trước cách khoảng 35 - 40m có một xe môtô Ware (do Ythông ktul. điều khiển) đi ngược chiều, Đúi bật tín hiệu xin đường và điều khiển xe sang bên trái đường.
Do phóng quá nhanh không kịp xử lý xe máy của YThông. đã đâm vào xe máy của Đúi làm cho chiếc xe Honda LX-125 đổ nghiêng xuống đường và Đúi. bị thương nhẹ ở chân, tay. Còn chiếc xe Ware đổ nghiêng và thia lia trên mặt đường, Ythông bị văng ra khỏi xe đầu đập xuống mặt đường và bị chết trên đường đưa đến bệnh viện . Nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định là do YThông. có uống rƣợu phóng xe nhanh , không xử lý kịp nên đâm vào xe của Đúi. gây ra tai nạn . Tại bản cáo trạng số 58/CTr-VKS ngày 19/09/2010 của viện kiểm sát huyện Cƣ Jut đã truy tố , Hà Văn Đúi về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo điểm a (không có giấy phép lái xe) khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự [41].
Chúng tôi cho rằng trong trường hợp nêu trên tai nạn xảy ra là hoàn toàn do lỗi của YThông. (chạy quá tốc độ, không giảm tốc độ khi đến đường
giao nhau, không xử lý kịp nên đã gây tai nạn). Còn Đúi khi sang đường có quan sát, ra tín hiệu xin đường và khi thấy xe ngược chiều cách khá xa mới điều khiển xe sang bên kia đường. Nếu YThông đi đúng tốc độ cho phép và giảm tốc độ khi sắp vào đường giao nhau thì chắc chắn tai nạn không xảy ra.
Mặc dù hành vi của Đúi. có vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (điều khiển xe môtô phân khối lớn không có giấy phép lái xe) nhƣng đây chỉ là lỗi hành chính chứ không phải lỗi hình sự. Mặt khác, trong quan hệ nhân quả giữa hành vi của YThông. và Đúi với hậu quả xảy ra (YThông chết) thì nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn là hành vi của chính nạn nhân YThông. Còn hành vi của Đúi. chỉ là điều kiện (nguyên nhân gián tiếp) dẫn đến vụ tai nạn. Trong hành vi của Đúi. còn thiếu một yếu tố của mặt khách quan (mối quan hệ nhân quả) của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự). Do đó, thấy rằng không phải trong mọi trường hợp khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ đều là người có lỗi trong việc gây ra tai nạn. Vì vậy, nếu hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn thì họ chỉ có lỗi về hành chính và hành vi đó không cấu thành tội phạm.
Hai là, việc xác định thiệt hại cụ thể để truy cứu trách nhiệm hình sự trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ còn chưa thống nhất (các trường hợp lỗi hoàn toàn do bên gây tai nạn; lỗi hỗn hợp hoặc cả hai bên đều có lỗi, lỗi do người thứ ba...).
Vụ án 2: Ngày 1/6/2012, tại địa bàn huyện ĐakRlấp, khi điều khiển xe môtô từ đường không ưu tiên đi vào đường ưu tiên, do không quan sát nên xe của Điểu Phi Long. đã đâm vào xe môtô do Nguyễn Hùng C. điều khiển (trong tình trạng say rƣợu và chạy quá tốc độ). Hậu quả vụ tai nạn: C. bị chấn thương sọ não với tỷ lệ thương tật 61%, Long. cũng bị gẫy xương đùi và
xương cánh tay trái với tỷ lệ thương tật là 52% và cả hai xe máy đều bị hư hỏng nặng. Quá trình xử lý vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng đều thống nhất xác định cả hai bên (đều có giấy phép lái xe) cùng có lỗi trong việc gây ra tai nạn, nhƣng lại có quan điểm khác nhau về xác định mức thiệt hại để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với C. và Long. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cho rằng thiệt hại trong vụ án này bao gồm thiệt hại về sức khỏe và về tài sản cả của C. và của Long. (02 người bị thương với tỷ lệ thương tích 61% và 52%; hư hỏng nặng 02 xe máy). Vì vậy, cả C và Long đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự với tình tiết "gây thiệt hại rất nghiêm trọng". Tại bản án hình sự sơ thẩm số 98/2012/HSST của Tòa án nhân dân huyện ĐakRlấp đã đƣa vụ án ra xét xử và cho rằng theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự thì người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại mà mình gây ra cho người khác [47]. Trong vụ án này, thiệt hại mà C. gây ra cho Long. chỉ gồm 01 người bị thương (với tỷ lệ thương tích 52%) và 01 xe máy bị hư hỏng nặng; còn thiệt hại mà Long gây ra cho C. cũng chỉ gồm 01 người bị thương (với tỷ lệ thương tích 61%) và 01 xe máy bị hƣ hỏng nặng. Vì vậy, C và Long chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm về việc xác định mức thiệt hại trong vụ án nêu trên để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo vì: Hành vi phạm tội của các bị cáo C và Long là vô ý chứ không phải là hành vi đồng phạm (chỉ có trong tội cố ý). Do đó, các bị cáo không phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả chung của vụ án mà chỉ phải chịu trách nhiệm đối với phần hậu quả trong hậu quả chung của vụ án do hành vi vi phạm của mình trực tiếp gây ra. Trong vụ án trên, hậu quả riêng do
hành vi của mỗi bị cáo gây ra chỉ ở mức nghiêm trọng (theo Mục 4.1 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), vì vậy C và Long chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng hướng dẫn về mức thiệt hại “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” tại Mục 4 Phần II Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP (đã nêu) chỉ phù hợp với trường hợp tai nạn xảy ra do lỗi hoàn toàn thuộc một bên gây tai nạn. Vì vậy, nếu áp dụng hướng dẫn này để xác định mức thiệt hại làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng tình tiết định khung tăng nặng đối với trường hợp “lỗi hỗn hợp” hoặc trường hợp “người bị hại cũng có lỗi hoặc do lỗi của người thứ ba” là chƣa phù hợp, do đó, cần nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn xét xử.
Ba là, về tình tiết “phạm tội trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” (điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự).
Luật Giao thông đường bộ quy định cấm người lái xe sử dụng chất kích thích; cấm lái xe khi trong máu có nồng độ cồn vƣợt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm (khoản 7 và 8 Điều 8). Tuy nhiên, điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự quy định trường hợp phạm tội “trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” nhƣng lại không quy định định lƣợng cụ thể. Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đều căn cứ vào quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ, tức là khi xác định người lái xe có nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở. Mặt khác, trong thực tiễn có nhiều
trường hợp hồ sơ có các tài liệu phản ánh về việc bị cáo uống nhiều bia, rượu trước khi tham gia giao thông gây tai nạn nhưng các cơ quan chức năng ở nước ta chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng để đo nồng độ các chất đó trong máu của người vi phạm nên chưa có cơ sở kết luận về vấn đề này. Do đó, vấn đề này nên sửa đổi cho thống nhất giữa Bộ luật hình sự và Luật giao thông đường bộ.
Bốn là, theo thống kê, do chủ yếu các bị cáo chỉ bị Tòa án xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nên qua nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cho thấy còn một số tồn tại, hạn chế đối với riêng tội phạm này nhƣ sau:
Có trường hợp Tòa án xử phạt tù đối với bị cáo còn quá nhẹ so với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Vụ án 3: Vào khoảng 19 giờ, ngày 22/12/2013, Hoàng Văn Nghĩa (không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật) điều khiển xe mô tô BKS 48X1 – 01321 dung tích xi lanh 107cm3 đi theo hướng từ Ủy ban nhân dân xã Đak Găn, huyện Đắk Mil về chợ Đak Găn, xã Đăk Gằn, huyện Đak Mil, tỉnh Đắk Nông. Khi đi đến đoạn đường liên xã thuộc thôn 7, xã Đak Găn, huyện Đak Mil, tỉnh ĐN thì Hoàng Văn Nghĩa phát hiện anh Nguyễn Hữu Quảng đang đi bộ từ lề đường bên trái sang bên phải (theo hướng đi của Hoàng Văn Nghĩa), cách Hoàng Văn Nghĩa khoảng 15m. Hoàng Văn Nghĩa tiếp tục điều khiển xe mô tô về phía trước và chạy dần về phía lề đường bên phải để tránh anh Nguyễn Hữu Quảng. Do điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép, nên xe của Hoàng Văn Nghĩa đã va chạm (tông) vào anh Nguyễn Hữu Quảng. Anh Nguyễn Hữu Quảng được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đak Lăk nhưng do vết thương quá nặng nên anh Quảng đã tử vong. Sau khi xảy ra tai nạn, Hoàng Văn Nghĩa bỏ trốn khỏi hiện trường, đến ngày 23/12/2013 thì Nghĩa đến Công an huyện Đak Mil đầu thú.
Tại bản kết luận pháp y tử thi số 385/PY-T.Th ngày 28/01/2014 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Nông kết luận nguyên nhân chết của anh Nguyễn Hữu Quảng là “hôn mê, suy hô hấp cấp do chấn thương sọ não, nứt sọ, chảy máu mặt sọ”.
Tại bản cáo trạng số 08/CTr - VKS, ngày 24/02/2014 của VKSND huyện Đak Mil đã truy tố bị cáo Hoàng Văn Nghĩa về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo khoản 2 Điều 202 của Bộ luật hình sự. Đề nghị HĐXX áp dụng điểm a khoản 2 Điều 202; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự, với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo đã bồi thường thiệt hại cho người bị hại, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đề nghị Hội đồng xét xử, xử phạt bị cáo Hoàng Văn Nghĩa từ 03 năm đến 03 năm, 06 tháng tù.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 08/2014/HSST ngày 27/05/2014 của Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil đã áp dụng điểm a khoản 2 Điều 202; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 của Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo Hoàng Văn Nghĩa 01 (một) năm tù [9].
Qua kết quả giải quyết vụ án thấy rằng: Lỗi để xảy ra tai nạn giao thông là hoàn toàn do bị cáo gây ra, cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo mức án 01 (một) năm tù là nhẹ chƣa đủ để răn đe, giáo dục đối với bị cáo.
Bản án hình sự sơ thẩm số 08/2014/HSST ngày 27/05/2014 của Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Đắk Mil kháng nghị theo hướng tăng hình phạt áp dụng đối với bị cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm tỉnh Đắk Nông: Bị cáo không cung cấp đƣợc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới so với phiên tòa sơ thẩm. Bản án hình sự phúc thẩm số 29/HSPT ngày 18/7 2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông đã áp dụng điểm a khoản 2 Điều 202; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46;
của Bộ luật hình sự, sửa bản án hình sự sơ thẩm, xử phạt bị cáo 3 năm tù [44].
* Ngược lại, có trường hợp Hội đồng xét xử, xử phạt bị cáo quá nặng so với tính nguy hiểm và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Vụ án 4: Vào khoảng 21 giờ, ngày 10/05/2014, Trần Tuấn Anh điều khiển xe ô tô tải BKS 47C – 06743 từ huyện Đak Song, tỉnh Đak Nông đi TP.BMT, tỉnh Đak Lăk. Khi đến đoạn đường thuộc thôn 03, xã Trúc Sơn, huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông, do muốn hút thuốc nên Trần Tuấn Anh lấy bật lửa để ở táp lô đầu xe ô tô thì chiếc bật lửa bị rơi xuống sàn ca bin. Trần Tuấn Anh dùng tay trái cầm vô lăng xe ô tô và cúi người sang phía bên phải, dùng tay nhặt bật lửa làm cho vô lăng bị xoay sang phía bên trái dẫn đến xe ô tô BKS 47C – 06743 đi lấn sang phần đường phía bên trái. Khi nhặt được bật lửa và nhìn về phía trước thì thấy có xe ô tô khách đi ngược chiều, bị giật mình nên Trần Tuấn Anh đã đánh hết lái điều khiển xe ô tô tải BKS 47C – 06743 đi sang lề đường bên phải và tông thẳng vào ông Võ Văn Đồng đang đi bộ cùng chiều bên lề đường làm ông Võ Văn Đồng chết tại chỗ. Sau đó, Trần Tuấn Anh tiếp tục điều khiển xe ô tô tải BKS 47C – 06743 bỏ trốn đến bãi đậu xe số 069, đường Mai Hắc Đế, TP.BMT để trốn. Khi bị cáo đang ngủ lại trên cabin thì bị kiểm tra phương tiện và bắt giữ.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 20/2014/HSST ngày 25/08/2014 của Tòa án nhân dân huyện Cƣ Jút đã áp dụng điểm c khoản 2 Điều 202; điểm p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Trần Tuấn Anh 05 năm tù [43].
Qua kết quả giải quyết vụ án thấy rằng: Lỗi để xảy ra tai nạn giao thông là do bị cáo gây ra, cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo mức án 05 năm tù là nặng, nghiêm khắc đối với bị cáo, chƣa thƣa thể hiện đƣợc sự khoan hồng của pháp luật đối với người thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Bị cáo kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm số 20/2014/HSST ngày 25/08/2014 của Tòa án nhân dân huyện Cƣ jút xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm: Bị cáo không cung cấp đƣợc tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự mới so với phiên tòa sơ thẩm. Bản án hình sự phúc thẩm số 49/HSPT ngày 29/11/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông [11] đã áp dụng điểm c khoản 2 Điều 202; điểm p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự, xử phạt bò cáo Trần Tuấn Anh 3 năm tù.
* Có trường hợp Tòa án cho bị cáo được hưởng án treo chưa chính xác Vụ án 5: vào khoảng 04 giờ 40 phút ngày 08/04/2014, bị cáo Nguyễn Văn Nghĩa (có giấy phép lái xe hạng C) điều khiển xe ô tô BKS 47C - 056.19 đi từ hướng huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông về hướng Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Khi đi đến đoạn đường thuộc thôn 02, xã Tâm Thắng, huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông. Do buồn ngủ, bị cáo Nguyễn Văn Nghĩa ngủ gật để xe đi lấn sang lề đường bên trái. Lúc này có ông Nguyễn Văn Tâm điều khiển xe đạp (loại xe đạp nữ) đi sát lề đường bên phải theo hướng từ Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk về hướng trung tâm huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Vì vậy, đầu xe ô tô do bị cáo Nghĩa điều khiển đâm vào xe đạp và người ông Tâm , hất ông Tâm và xe đạp vào nằm trên lề đất bên phải theo hướng đi của xe đạp , xe ô tô tiếp tục chạy xuống một đoạn nữa thì dừng lại . Bị cáo Nghĩa xuống xe và đi lại kiểm tra thì phát hiện ông Tâm đã chết nên đã bỏ trốn , đến ngày 12 tháng 4 năm 2014 thì bị cơ quan điều tra công an huyê ̣n Cƣ Jut bắt giƣ̃ .
Bản án hình sự sơ thẩm số 49/2014/HSST ngày 15/07/2014 của Tòa án nhân dân huyện Cƣ Jut đã tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Nghĩa . phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, xử phạt 09 tháng tù nhưng lại cho hưởng án treo [15]. Vẫn đề đă ̣t ra ở đây là sau khi gây tai na ̣n bi ̣ cáo bỏ trốn và cũng chưa hề bồi thường cho gia đình na ̣n nhân . Tuy nhiên tòa án vẫn cho bi ̣ cáo được hưởng án tre o là chưa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luâ ̣t.