4.4 Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
4.4.3 Giải pháp về lao động
Đối với một quốc gia, khu vực hay địa phương thì lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Lao động của tỉnh Sóc Trăng hiện đang đóng vai trò chủ đạo trong các nguồn lực. Mặc dù, số lượng lao động có nhiều và phần lớn là lao động trẻ rất thích hợp sử dụng cho các ngành công nghiệp, bên cạnh số lượng còn có chất lượng nhưng chất lượng nguồn lao động của tỉnh không cao, phần đông là lao động chân tay, lao động được qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng chưa thành thạo. Thiếu lao động thì nền kinh tế khó tăng trưởng, chất lượng lao động không có thì kinh tế không phát triển. Do vậy, để tỉnh có thể hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào năm 2020 thì cơ bản cần phải:
Thứ nhất, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn sử dụng và ưu tiên tập trung bồi dưỡng nhân tài. Trình độ chuyên môn được phân cấp đào tạo sao cho phù hợp với từng năng lực các nhân. Đổi mới xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hiện đại, đa dạng phù hợp với nhu cầu của tỉnh, liên thông đào tạo giữa các cấp các ngành đào tạo ữong tỉnh và khu vực. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành kinh tế trong điểm như: kinh tế thủy sản, sinh học ứng dụng, công nghệ thực phẩm...
Thứ hai, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực không chỉ về trình độ mà còn về sức khỏe, cần coi trọng và đổi mới việc tổ chức giáo dục thể chất trong nhà trường và đẩy mạnh phong trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể trong xã hội. Phát triển y tế dự phòng, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân. Đảm bảo cho việc khám bệnh của tất cả mọi người là công
Thứ ba, với định hướng kinh tế thị trường, nên cần có những chính sách thu hút nguồn nhân lực phù họp với cơ chế kinh tế thị trường. Thực hiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực, đánh giá kết quả lao động dựa trên năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ và kết quả công việc.
Thứ tư, thực hiện các chính sách trọng dụng và đãi ngộ nhân tài. Đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút và giữ chân nguồn lao động có trình độ cao, đưa ra các đãi ngộ về lương bổng, thưởng, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo phù họp với năng lực vốn có...
Thứ năm, thực hiện việc mở rộng họp tác đào tạo với các nước khác trên thế giới nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực ở các ngành mũi nhọn, góp phần làm tăng đội ngũ tri thức đầu ngành...
Thứ sáu, xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp, đưa ra các dịch vụ tìm kiếm việc làm, giới thiệu việc làm, làm cho cung và cầu lao động gặp nhau, góp phần giải quyết việc làm cho tinh.
Trang 75
Luận vãn tốt nghiệp CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KÉT LUẬN
Kể từ khi tái lập từ tỉnh Hậu Giang (1992) tỉnh Sóc Trăng trở thành một tỉnh riêng biệt thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế của cả nước. Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với nông nghiệp là ngành chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua, đặc biệt là kể từ cuộc cải cách kinh tế của cả nước năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Sóc Trăng luôn đạt mức khá cao với tốc độ trung bình luôn trên 10%.
Xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn ra theo xu hướng chung của cả nước. Với điểm xuất phát tương đối thấp, lấy nông nghiệp làm nền tảng tăng trưởng và phát triển kinh tế, đã đạt được khá nhiều thành tựu đến nay nền kinh tế Sóc Trăng đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ giảm dần mức tỷ trọng trong ngành nông nghiệp nhằm đưa tỉnh Sóc Trăng lên một điểm xuất phát mới giúp cho nền kinh tế tăng trưởng lâu dài và bền vững.
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện mục tiêu này đang diễn ra với tốc độ khá chậm, tỉnh vẫn đang nổ lực nhằm làm cho tốc độ chuyển dịch ngày một khả quan hơn.
Từ kết quả phân tích cho thấy, kể từ khi tái lập đến nay, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng phụ thuộc nhiều vào nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại trong từng ngành, từng khu vực... do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng ngành, khu vực vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Trong những năm tới tỉnh cần xóa bỏ những hạn chế còn tồn tại, nhằm làm cho tốc độ tăng trưởng của tỉnh cao hơn.
Vốn và lao động không phải là hai yếu tố duy nhất tác động đến tăng trưởng kinh tế như đề tài nêu ra mà còn nhiều yếu tố khác, đặc biệt là khoa học công nghệ. Việc phối hợp một cách đồng bộ các yếu tố sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng đạt hiệu quả cao nhất, vấn đề đặt ra là không phải chỉ từng đơn vị, từng ngành, cấp... có thể thực hiện được mà cần có sự phối hợp, nổ lực của tất cả các ngành, các cấp, cơ quan...mới có thể thực hiện được, vì một mục tiêu thúc
đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế lâu dài cho tỉnh, góp phần tăng trưởng chung cho khu vực và cả nước.
5.2 KIẾN NGHỊ
Đối với cơ quan nhà nước
Tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hút vốn đầu tư cũng như việc gia tăng các ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao cho tinh nhà. Bên cạnh đó, tỉnh cần có các cuộc gặp mặt với các nhà đầu tư để có thể hiểu được nguyện vọng của họ và các nhà đầu tư thấy được các chính sách ưu đãi của tỉnh, từ đó giúp rút ngắn khoảng các hơn giữa khu vực công và tư.
Trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh cần làm hết vai trò của mình trong công tác quảng bá, cung cấp thông tin cần thiết của các dự án nhằm giúp cho các nhà đầu tư có được thông tin cụ thể để có thể an tâm đầu tư.
Hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng, vì nó là bộ mặt của tỉnh, cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quan tâm hơn đến các dự án của tỉnh.
Trẻ hóa bộ máy nhà nước, nâng cao trình độ của các công, viên chức, tạo cảm giác thông thoáng, thân thiện trong việc đăng ký kinh doanh hay các thủ tục hành chính khác.
Các cấp, các ngành cần rà soát lại các dự án không đạt yêu cầu, hiệu quả kém để nhanh chóng điều chỉnh, tránh lãng phí, làm mất tính hiệu quả và tính kinh tế. Cần tập trung đầu tư vào các ngành, khu vực đang nằm trong mục tiêu đẩy mạnh đầu tư, sự phối hợp hài hòa sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng cũng như các mục tiêu đạt hiệu quả cao hơn.
Đối với doanh nghiệp
Cần đầu tư mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, nghĩa là bên cạnh việc mở rộng sản xuất các doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu phát triển đưa ra các sản phẩm mới và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trang 77
Luận vãn tốt nghiệp
doanh nghiệp cần phối hợp với các hộ sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản...một mặt làm cho hộ nông dân an tâm vì đầu ra được đảm bảo, mặt khác giúp cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp không bị gián đoạn vì nguồn cung nguyên liệu đầu vào được đảm bảo.
Tận dụng nguồn vốn từ nhà nước hỗ trợ về đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất được hiệu quả.
Các doanh nghiệp lớn cần cổ phần hóa để có thể thu hút vốn đầu tư một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán sẽ là động lực giúp cho các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hơn.