PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu .1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa bến tre (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁPPHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu .1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Mô hình ca cao xen dừa được áp dụng khá rộng rãi ở Bến Tre nhưng do thời gian hạn chế và tính kinh tế nên chỉ chọn địa bàn huyện Châu Thành và huyện Giồng Trôm để nghiên cứu.

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Nguồn sổ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre, các báo cáo, thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, Nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre và một số thông tin khác trên các báo, tạp chí kinh tế...

Nguồn sổ liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn 100 hộ nông dân trồng dừa xen ca cao của huyện Châu Thành, Giồng Trôm (có bảng câu hỏi kèm theo, xem phụ lục 1).

Phân tích các nhân tổ ảnh hưởng hiêu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Ben Tre

Các bước thu thập số liệu sơ cấp:

Bước 1; Liên hệ địa điểm điều tra chọn vùng nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, cán bộ quản lý ở địa phương (Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để chọn địa bàn nghiên cứu. Sau khi được tư vấn, nhóm nghiên cứu quyết định chọn địa bàn nghiên cứu là Huyện Châu Thành và Huyện Giồng Trôm.

Nhóm nghiên cứu tiến hành liên hệ địa điểm điều tra để xác định cụ thể thời gian và địa điểm nghiên cứu.

Bước 2: Thực hiện điều tra thử

Sau khi đã có phiếu điều tra soạn sẵn, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra thử để kiểm tra tính họp lý của phiếu điều tra, đồng thời hiệu chỉnh phiếu điều tra phù hợp với điều kiện thực tế ở địa bàn nghiên cứu.

Bước 3: Thực hiện điều tra chính thức

Sau bước thực hiện điều tra thử và hiệu chỉnh phiếu điều tra, nhóm nghiên Bảng 1. ĐỊA ĐIỂM VÀ SỐ MẪU ĐIỀU TRA

- ---*----7---^--- (Nguôn: Sô liệu điêu tra của tác giả, 2010) 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối vói mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả và sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa.

- Đối vói mục tiêu 2: Phương pháp phân tích hồi quy tương quan đa biến được sử dụng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình.

- Đối vói mục tiêu 3: Thống kê mô tả, xếp hạng theo tiêu chí để phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức thông qua ma trận SWOT.

Ben Tre - Đối vói mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, nhân rộng mô hình. Để đạt được mục tiêu này cần sử dụng phương pháp tổng hợp những kết quả đã phân tích ở mục tiêu 3 và mục tiêu 4, kết họp ý kiến của các chuyên gia và các lãnh đạo địa phương để đưa ra giải pháp khắc phục điểm yếu, nâng cao điểm mạnh, đưa mô hình ngày càng hiệu quả cao và có tính mở rộng.

Ben Tre

CHƯƠNG3 GIỚI THIỆU Sơ LƯỢC VẺ ĐỊA BÀN NGHIÊN cứu 3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KINH TỂ VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN

3.1.1 Vị trí tỉnh Bến Tre trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và quan hệ

vói các tỉnh thành của cả nước

Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của Đồng bằng Sông Cửu Long, thuộc khu vực tam giác châu hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh) trên 4 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông cổ Chiên).

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.356,85 km2, chiếm 5,84% diện tích vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với đường bờ biển dài trên 65 km.

về tọa độ địa lý, tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9°48'đến 10 °20' vĩ độ Bắc, từ 105 °57' đến 106°48' kinh độ Đông.

về ranh giới địa lý:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền.

+ Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông cổ Chiên.

Tre

+ Phía Đông giáp biển Đông.

Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Bến Tre là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh và 8 huyện Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, Thạnh Phú.

về vị trí kinh tế, tuy nằm không xa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM, 86 km) nhưng do vị trí nằm cuối tuyến giao lưu kinh tế từ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đến biển Đông và lệch khỏi trục Quốc lộ 1A (QL) từ TP.HCM đi các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời do điều kiện địa thế cù lao bị sông rạch chia cắt, ít thuận lợi cho giao thông bộ nên mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư của Ben Tre tương đối thấp so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Các trục đường bộ quan trọng (QL.60, QL.57, ĐT.883, ĐT885, ĐT.887, ĐT.888) chỉ có giá trị giao lưu kinh tế nội tỉnh, các tuyến giao thông đối ngoại đều bị cách ly tương đối thông qua các bến phà cổ Chiên (QL.60 đi Trà Vinh), phà Đình Khao (QL.57 đi Vĩnh Long).

Tuy nhiên về đường thủy, Bến Tre lại khá thuận lợi với hệ thống 4 sông chính hướng ra biển Đông (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa cổ Chiên) và hệ thống kênh rạch chằn chịt khắp ba cù lao, là các trục giao thông đối ngoại quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Ben Tre với các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết họp với điều kiện tự nhiên đặc thù, hiện nay Bến Tre được xem là một tỉnh sản xuất nông - ngư - nghiệp là chủ yếu với các thế mạnh về kinh tế dừa, chăn nuôi đại gia súc, kinh tế vườn, kinh tế biển, ... Tuy nhiên các lĩnh vực kinh tế công thương nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển còn chậm.

3.1.2 Điều kiên tư nhiên

• • a) Khí hậu, thòi tiết

Bến Tre nằm ngoài vùng chịu ảnh hưởng chính của bão, vào cuối mùa mưa thường bị ảnh hưởng của các cơn bão cuối mùa nhưng thiệt hại không đáng

Tre

Nền nhiệt trung bình tương đối cao và ổn định, không có sư phân hóa theo không gian. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26 - 27°c/năm.

Tổng số giờ nắng cao, đạt khoảng 2.650 giờ/năm. Lượng mưa phân hóa thành 2 màu rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 - 11 và mùa nắng từ tháng 12 - 4, lượng mưa trung bình thấp (1.210 - 1.500 mm/năm).

Độ ẩm tương đối khá cao, trung bình 76 - 86%, trong đó các huyện ven biển có độ ẩm tượng đối 83- 91%, độ ẩm phân hóa mạnh theo mùa với chênh lệch giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất khoảng 15%.

b) Địa hình

Với đặc trưng châu thổ bồi lắng phù sa mới của sông Cửu Long trên nền phù sa cổ, địa hình Bến Tre nhìn chung bằng phẳng và có khuynh hướng thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình Ben Tre chia thành 3 vùng:

- Vùng địa hình thấp, thường bị ngập nước theo triều, bao gồm các vùng đất trũng xa sông, các cù lao mới bồi, bãi triều ven sông và bờ biển, rùng ngập mặn.

- Vùng địa hình trung bình, chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh, thích họp cho việc trồng lúa, lên liếp làm vườn,...

- Vùng địa hình cao, bao gồm dãy đất cao ven các sông lớn từ Chợ Lách đến Châu Thành và phía Bắc - Tây Bắc của thành phố Bến Tre, các giồng cát tại khu vực ven biển.

Nhìn chung, địa hình Ben Tre thích họp cho sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Đồng thời đường biển có khuynh hướng bồi thêm theo hướng Đông - Đông Nam tại các cửa sông Ba Lai và cổ Chiên do tác động tổng họp giữa các dòng hải lưu ven bờ và phù sa sông đổ ra biển.

Đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre được phân thành 3 nhóm chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất cát.

- Đất phù sa chiếm khoảng 84% diện tích đất canh tác của tỉnh, được bồi đắp hàng năm thích họp canh tác lúa, rau màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái. Đồng thời đất phù sa mặn thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn và nuôi hồng thủ sản nước lợ.

- Đất phèn chiếm khoảng 9,4% diện tích của tỉnh, phân bố rải rác trên toàn bộ địa bàn tỉnh. Hiện đang được cải tạo để canh tác các loại cây ừồng như

Tre

- Đất cát chiếm khoảng 6,8% diện tích, được phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh, tập trung nhiều nhất ở huyện BaTri, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Bình Đại, thích họp cho các cây trồng cạn.

3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Do điều kiện môi trường pha sông biển với những biến động mang tính chất nhịp điệu theo mùa và phân hóa theo không gian thành 3 vùng sinh thái mặn, ngọt, lợ, thảm thực vật và hệ động vật trên địa bàn tỉnh Bến Tre có điều kiện phát triển mạnh.

Nhìn chung, với vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như đã nêu trên, tỉnh Bến Tre có một số lợi thế nhất định sau:

- Vị trí nằm sát vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuận lợi về giao thông thủy, các cầu Ben Tre hoàn tất sẽ có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường khả năng họp tác kinh tế - vãn hóa với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là với Thành Phố Mỹ Tho, TP.HCM và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam

- Nguồn tài nguyên nông ngư nghệp tỉnh Bến Tre đa dạng và phong phú, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và tạo nền tảng nguyên liệu phát triển các ngành công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ.

- Trên vùng ngọt, đất đai phần lớn thuộc nhóm phù sa có độ phì cao, khí hậu ổn định, hội tụ khá đầy đủ để phát triển kinh tế vườn dừa, cây ăn ừái, chăn nuôi đại gia súc quy mô lớn của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Trên vùng lợ mặn, nguồn lợi thủy sản dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh nguồn nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, là cơ sở cho công nghiệp chế biến.

- Cảnh quan sinh thái của tỉnh Ben Tre có nhiều điều kiện thuận lợi cho các loại hình du lịch sinh thái.

Bên cạnh những thuận lợi có được, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng có không ít khó khăn trong quá trinh phát triển như:

Chỉ tiêu Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng Giá trị sản

xuất (tỷ đồng)

9.002 3.124 6.221 18.347

Cơ cấu (%) 49,06 17,03 33,91 100,00

Phân tích các nhân tổ ảnh hưởng hiêu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa Ben Tre

- Lượng mưa thuộc loại thấp nhất của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nguồn nước và phần lớn đất canh tác bị nhiễm mặn vào mùa khô, ảnh hưởng canh tác nông nghiệp.

- Vị trí và địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi chằn chịt, gây khó khăn trong phát triển đô thị, giao lưu kinh tế và tốn kém trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình ca cao xen dừa bến tre (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w