Thơ ca của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tác phẩm của hồ chí minh trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01145) (Trang 22 - 25)

Chương 1:HỒ CHÍ MINH - CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC

12.1. Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh

1.2.2. Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh

1.2.2.3 Thơ ca của Hồ Chí Minh

Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giá trị sáng tạo văn chương của Bác. Với khoảng 250 bài thơ có giá trị được in trong ba tập thơ: Nhật ký trong (134 bài); Thơ Hồ Chí Minh (86 bài); Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài), Bác đã có những đóng góp quan trọng cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Thơ Hồ Chí Minh gồm nhiều loại: thơ trữ tình; thơ tuyên truyền chính chính trị; thơ chúc mừng năm mới; thơ gửi tặng đồng bào, chiến sĩ có thành

tích… và hàng trăm vần thơ lẻ được viết ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Tất cả đều là những thi phẩm đặc sắc của nền thơ ca cách mạng thời kỳ hiện đại. Sáng tác của Người khiến bạn đọc ngạc nhiên về “người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ”; ngạc nhiên về một hồn thơ lớn vẫn tràn đầy sức sống trong những hoàn cảnh éo le, bạo tàn. Đến với thơ của Người, trước hết, ta bắt gặp một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, rung động tha thiết với mọi vẻ đẹp của thế giới thiên nhiên. Từ bầu trời đến cánh chim; từ làn mây đến ngọn gió; từ đỉnh núi đến dòng sông; từ ánh mặt trời rực rỡ tới vầng trăng lung linh, mát dịu…

Tất cả đều đi vào thơ Người như một phần của cuộc sống gần gũi, đáng yêu.

Trong cảm nhận của Hồ Chí Minh, thiên nhiên chính là một phần đất nước tươi đẹp; một phần của cuộc sống thanh bình mà bất diệt. Các tác phẩm thơ còn phản ánh tâm hồn và tính cách cao đẹp của Người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh nặng nề và khốc liệt nhất: khi phải ở tù; khi phải ở rừng sâu thiếu thốn vật chất. Nhưng bài thơ nào cũng chứa chan tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những người lao động; biểu hiện lòng yêu nước tha thiết của người chiến sĩ; chứa đựng những bài học về nhân sinh, đạo lý; thể hiện ý chí nghị lực vươn lên gian khổ, khó khăn; vươn tới tự do. Với một tâm hồn thơ cao đẹp; với truyền thống thơ của gia đình và quê hương; với vốn Nho học uyên thâm, quảng bác; phải chăng thơ là mối duyên đầu trong những hoạt động văn học của Người?

Hồ Chí Minh không muốn xem thơ chỉ là chuyện tạc thù, ngâm vịnh, nhàn tản… Thực tế phong phú của đời sống cách mạng luôn tạo nhiều cảm hứng đẹp, xúc động, thi vị, và khi có hoàn cảnh và thời gian thuận lợi thì Người làm thơ. Thơ của Người mang “chất thép” của thời đại cách mạng vô sản; “chất thép” của ý chí cách mạng tiến công và niềm tin vào thắng lợi:

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;

Nay ở trong thơ nên có thép,

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”) Quan điểm nhất quán đó khiến toàn bộ thơ của Người, dù được viết ra trong ngục tù, trong rừng núi chiến khu của thời kỳ hoạt động bí mật hay trên cương vị Chủ tịch nước… tất cả đều mang “chất thép” chiến đấu và chan chứa tình yêu thương. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Người bộc lộ nỗi lo lắng về vận mệnh non sông và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước: Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc… Người ngợi casức mạnh của quân và dân ta trong kháng chiến và niềm vui thắng lợi: Rằm tháng riêng, Lên núi, Tin thắng trận… Tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng mà thống nhất; kết hợp sâu sắc và nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương; giữa tư tưởng và nghệ thuật; giữa truyền thống và hiện đại. Thơ ca của Người phản ánh một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn như cố Tổng Bí thư Trường Chinh nhận định: “Trong thơ của Hồ Chí Minh, mỗi câu, mỗi chữ đều mang chất thép, đều toát ra tư tưởng và tình cảm của một chiến sĩ vĩ đại”. Có thể nói, thơ ca của Bác là thơ của tâm hồn, thơ của tình cảm, thơ của tư tưởng, thơ của hành động. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa sự trong sáng và giản dị, thâm trầm sâu sắc và bình dị đến tuyệt vời. Những bài thơ của Hồ Chí Minh đã đi sâu vào cuộc sống tinh thần của nhân dân ta, thành châm ngôn cho chúng ta hành động, thành sức mạnh cho chúng ta đấu tranh, tiên tri mọi thắng lợi của Cách mạng.

Nói tóm lại, dù sáng tác ở thể loại nào, tác phẩm của Người đều tạo được phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững. Văn chính luận Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu vẻ đẹp văn hóa; gắn lý luận với thực tiễn. Truyện và ký của Người rất sáng tạo. Có khi là lối kể chân thực, tạo

không khí gần gũi; có khi là giọng điệu châm biếm sâu sắc, thâm thúy và tinh tế; chất trí tuệ và tính hiện đại tỏa sáng trong hình tượng nghệ thuật. Thơ ca của Người có nhiều bài hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Tác phẩm của hồ chí minh trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01145) (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)