Bồi dưỡng, giáo dục nhân cách

Một phần của tài liệu Tác phẩm của hồ chí minh trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01145) (Trang 58 - 69)

Chương 3: Ý NGHĨA GIÁO DỤC TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

3.2. Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học

3.2.1. Bồi dưỡng, giáo dục nhân cách

Trong quá trình giáo dục, Tiểu học là bậc học đầu tiên, là bậc xây dựng nền tảng vốn tri thức cho mỗi học sinh. Cũng vì thế, đây là bậc quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kiến thức và kỹ năng sống cho mỗi học sinh. Xây dựng chương trình giáo dục, các nhà khoa học xác định mỗi môn học khi được lựa chọn sẽ thực hiện một nhiệm vụ và đảm nhiệm một mục tiêu giáo dục nhất định. Không là ngoại lệ, môn Tiếng Việt của bậc Tiểu học được lựa chọn cũng theo định hướng ấy. Việc dạy học môn Tiếng Việt của bậc Tiểu học hướng tới những mục tiêu sau:

- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh.

- Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh.

- Cung cấp cho học sinh các tri thức sơ giản về tiếng Việt, tự nhiên xã hội, văn hóa, đạo đức, văn học…

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu tiếng mẹ đẻ, ý thức trau dồi và bồi dưỡng nhân cách.

Trong các mục tiêu trên, mục tiêu thứ tư được xác định là một mục tiêu tổng hợp quan trọng. Vì vậy, việc lựa chọn nội dung kiến thức cho phân môn Tiếng Việt phải thể hiện được mục tiêu này tới học sinh. Khảo sát thực tế, chúng tôi thấy: tập thể biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học đã lựa chọn rất kỹ lưỡng các sáng tác văn học phải phù hợp với tư duy và nhận thức của các em cũng như định hướng của chương trình. Từ mỗi sáng tác thơ văn của Bác, các em học sinh có được những bài học thiết thực, cụ thể về nhân cách và bỗi dưỡng năng lực học văn. Những bài học này đã đáp ứng và bám sát các chủ điểm học tập của sách Tiếng Việt. Đó là các chủ điểm: Em là học

sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em (Tiếng Việt 2);

Ngôi nhà chung, Mái ấm, Anh em một nhà, Cộng đồng (Tiếng Việt 3); Tình yêu cuộc sống, Thương người như thể thương thân, Có chí thì nên, Măng non mọc thẳng (Tiếng Việt 4); Hạnh phúc con người, Người công dân, Chủ nhân tương lai (Tiếng Việt 5).

Sáng tác thơ văn của Hồ Chí Minh ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Đất nước đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và lao động sản xuất xây dựng đất nước. Và tác phẩm thơ văn của Người được dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học cũng mang theo nhiệm vụ chính trị ấy của thời đại. Tác phẩm của Bác góp phần bồi dưỡng, giáo dục nhân cách cho học sinh ở các bài học cụ thể: Bài học về tình yêu quê hương, đất nước; bài học về tình yêu thiên nhiên; bài học về sự rèn luyện, tu dưỡng bản thân.

a. Bài học về tình yêu quê hương, đất nước

Tình yêu quê hương, đất nước luôn là bài học lớn mà các nhà giáo dục muốn hướng tới các em học sinh, đặc biệt là bậc Tiểu học. Tác phẩm của Hồ Chí Minh bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước một cách sâu sắc và cụ thể, bởi hơn ai hết Người hiểu và ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này.

Trước tiên, Người chỉ ra nguyên nhân dẫn tới việc nước nhà bị nô lệ, nhân dân ta nghèo đói, cùng cực, các em không được vui chơi, học tập.

Nguyên nhân là do tội ác của giặc. Nhiều khi không nêu trực diện, song trong mỗi bức thư, mỗi tác phẩm viết cho các em, Người đều ít nhiều đề cập tới nguyên nhân ấy. Trong bài Thư gửi các học sinh, Người viết: “Sau 80 mươi năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn” [34, 5]. Trong Thư gửi các cháu vào dịp Trung thu năm 1948, Người cũng khẳng định: “Mặc dù giặc Tây hung tàn”[34, 44]… Ngôn từ ấy đã gieo vào lòng các em, giúp các em hiểu

được tội ác của giặc trên mảnh đất quê hương, trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu của mình. Từ đó, hun đúc trong các em tinh thần căm thù giặc, nguyện sống theo lí tưởng cách mạng, nguyện cống hiến và bảo vệ Tổ quốc. Cũng từ đó, các em hiểu được giá trị của nền độc lập hòa bình, biết yêu và trân trọng sự hi sinh xương máu của thế hệ cha anh.

Hơn thế nữa, tác phẩm của Bác còn bồi dưỡng cho các thế hệ học sinh tình yêu nước bằng việc nêu những tấm gương chiến đấu dũng cảm. Người tái hiện lại hình ảnh mọi tầng lớp nhân dân thi đua yêu nước, hăng hái chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời mà các em - thế hệ tương lai cần hiểu và trân trọng. Truyền thống đó được kết tinh từ lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc: Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc; Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng; Lý Thường Kiệt đánh đuổi quân Tống trên dòng sông Như Nguyệt; nhà Trần với ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông; là thời đại của dân tộc trong hai cuộc chiến thắng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng...”. Chính truyền thống yêu nước ấy, khiến những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, vốn gắn bó với gốc lúa bờ tre, khi đất nước có chiến tranh đã trở thành những người chiến sĩ hăng hái lập công trên mặt trận sản xuất:

Ruộng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí

Nhà nông là chiến sĩ

Hậu phương thi đua với tiền phương.

(Thư gửi nông dân thi đua canh tác) Những người nghệ sĩ vốn trước kia chỉ quen đi theo tiếng gọi của nghệ thuật, nhưng giờ đây, khi Tổ quốc nguy nan họ tự nguyện “xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao” và ý thức: “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận.

Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [34, 69].

Những chiến sĩ an ninh cũng ý thức về nhiệm vụ và vai trò của mình trong mọi hoàn cảnh: “Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng” [34, 22].

Thông qua hình ảnh các tầng lớp nhân dân tham gia đánh giặc cứu nước, Hồ Chí Minh như truyền tới các em ý chí, niềm tin vào cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc. Để rồi các em tự rút ra những bài học có ý nghĩa cho bản thân: “Cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.

Các em hết thẩy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao đồng bào. Vậy các em nghĩ sao?” [34, 4]. Câu hỏi của Người sẽ khắc sâu trong tâm trí các em, thôi thúc các em kiếm tìm câu trả lời và trở thành hành trang cho các em bước vào đời.

Có thể nói, tác phẩm của Hồ Chí Minh được giảng dạy trong sách Tiếng Việt ở Tiểu học là những bài học lớn về tình yêu quê hương đất nước.

Tiếp cận với mỗi sáng tác của Người, các em học sinh dường như cũng sục

sôi trước những trang văn vạch tội của kẻ thù; cùng hào hứng, sôi nổi với những người nông dân, người chiến sĩ đánh giặc. Các em tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc ta và thấu hiểu ý nghĩa của chiến thắng.

Dù có những tác phẩm, Hồ Chí Minh không trực tiếp viết cho các em mà hướng tới đối tượng khác, nhưng khi được học trong chương trình, nó sẽ bồi dưỡng cho các em những tình cảm với quê hương, đất nước Việt Nam. Đó là những trang sách đẹp góp phần mở rộng thế giới tâm hồn của các em, khiến các em thấy gắn bó với mảnh đất và con người nơi các em được sinh ra và lớn lên.

b. Bài học về tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan

Hồ Chí Minh là người giàu tình cảm, có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước mọi biến thái của cảnh sắc thiên nhiên. Người xúc động trước một ánh trăng khuya; ngẩn ngơ trước một cánh chim, một áng mây... Có khi tâm hồn Người lại xao động với một bông hoa, một dòng sông, một ngọn núi… Tâm hồn người chiến sĩ - nghệ sĩ ấy luôn mở rộng mọi giác quan để đón nhận những rung động tinh tế, vi diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Những rung động tinh tế ấy được ghi dấu trong mỗi trang thơ của Người. Những bài thơ như thế dường như giúp Người quên đi vất vả gian lao của cuộc sống lao tù, quên đi những lo lắng, khó khăn trong những ngày đầu chiến đấu… Thiên nhiên cho Người thêm tinh thần lạc quan và chất “thép cách mạng”.

Bác có nhiều sáng tác viết về thiên nhiên mà các nhà nghiên cứu xếp vào mảng thơ trữ tình nghệ thuật của Người. Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học, giảng dạy 2 bài thơ viết về thiên nhiên của Bác là: Ngắm trăngVô đề. Ngoài ra, sách giáo khoa còn trích một số câu trong bài thơ Cảnh khuya của Người. Có thể thấy, học những sáng tác này, các em học sinh được bồi đắp thêm tình yêu và sự gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên. Để rồi tâm hồn các em trở nên phong phú, giàu cảm xúc. Đây là ý nghĩa giáo dục quan trọng,

bởi lứa tuổi các em là lứa tuổi hình thành cảm xúc, phát hiện thế giới tâm hồn của chính mình và bên ngoài. Nếu giáo dục các em tốt sẽ giúp các em trở thành những cô bé, cậu bé giàu cảm xúc, biết yêu thương, trân trọng thế giới xung quanh. Trong thơ trữ tình của Người, các em nhận thấy “vầng trăng” trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của Bác. Trăng gắn bó với Bác trong mọi bước đường gian lao cách mạng. Trăng là một hình ảnh đẹp của thiên nhiên: vừa mơ mộng, vừa bay bổng, khi tròn, khi khuyết; trăng thể hiện khát vọng tự do... Bác “ngắm trăng” trong một hoàn cảnh thật đặc biệt:

Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

Rõ ràng, ánh trăng đã phá vỡ không gian tường đá, song sắt nhà tù.

Trăng như vượt lên cái thiếu thốn, cái gian khổ của hoàn cảnh để hoàn nhập và gắn kết với người tù. Trăng trở thành một người bạn tâm giao, tâm tình với nhà thơ, giúp nhà thơ lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh đen tối nhất. Sau này, ở chiến khu Việt Bắc,trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp, song những giây phút thảnh thơi, được sống với khung cảnh thiên nhiên trữ tình, ánh trăng đã trở thành nguồn thi hứng đi vào nhiều trang thơ mang vẻ đẹp cổ điển của Người:

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Khi“Đi thuyền trên sông Đáy” vị lãnh tụ kính yêu đã cảm nhận được:

Thuyền về trời đã rạng đông Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi

Những câu của Bác hướng các em mở rộng lòng mình, mở rộng tâm hồn để cùng Người đón nhận vẻ đẹp của cuộc sống. Thật đáng quý biết bao, trong hoàn cảnh ấy, người chiến sĩ cách mạng vẫn phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên. Những bài thơ như thế giúp các em có một tâm hồn nhạy cảm hơn, các em nhận thức được thiên nhiên cũng là một người bạn lớn của con người. Và điều quan trọng, bài thơ còn cho các em cảm nhận được tinh thần lạc quan cách mạng trước mọi tình huống khó khăn thử thách của cuộc đời.

Bài thơ Cảnh khuya đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên vừa có hình ảnh, vừa có âm thanh, vừa có màu sắc và có cả đường nét:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Đọc hai câu thơ, các em thiếu nhi như hình dung thấy trước mắt mình một khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya. Trong bức tranh ấy, có ánh trăng sáng, bóng cây cổ thụ và những bông hoa rừng... Bức tranh trở nên sinh động và gần gũi với con người hơn khi xuất hiện âm thanh của tiếng suối mà người thi sĩ với tâm hồn nhạy cảm đã cảm nhận như âm thanh của tiếng hát con người. Cảnh như thực như mộng. Trăng, cây và hoa hòa quyện với nhau tạo nên sự quấn quýt, giao hòa. Bài thơ làm nảy nở trong lòng các em một tình cảm giao hòa với thiên nhiên. Các em sẽ mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của bức tranh ấy: Mở rộng thị giác để nhìn thấy vẻ đẹp của ánh trăng chiếu xuống tán cây cổ thụ, tắm đẫm sương đêm cho những bông hoa;

mở rộng thính giác để nghe được âm thanh của tiếng suối- thứ âm thanh như tiếng hát người thiếu nữ làm cho rừng khuya vốn yên tĩnh càng trở nên yên tĩnh hơn, khiến cho cảnh vật từ vô tri vô giác trở nên có hồn hơn; mở rộng xúc giác để đón nhận những chuyển biến vi diệu của cảnh vật… Vậy là, bài học mà các em nhận được qua hai câu thơ của Hồ Chí Minh là, hóa ra thiên nhiên, cảnh vật cũng có tâm hồn như con người. Hãy mở rộng thế giới tâm

hồn để đón nhận vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh. Nếu gắn bó, gần gũi với thiên nhiên các em sẽ nghe, sẽ nhìn, sẽ thấy được những điều kì diệu mà tạo hóa ban tặng cho con người.

Bài thơ Không đề tưởng như không có gì nhưng lại nói lên được rất nhiều điều. Biết bao hình ảnh thiên nhiên quen thuộc được mở ra trong hình dung của bạn đọc nhỏ tuổi: đường, non, hoa, chim

Đường non khách tới hoa đầy Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn

Việc quân việc nước đã bàn Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

(Không đề)

Những hình ảnh bình thường, giản dị của cuộc sống, đi vào thơ của Người đẹp và sinh động xiết bao. Con đường núi không còn hiểm trở nữa, ở đó chỉ có hoa nở ngát hương. Rừng sâu không còn đáng sợ nữa mà là khu rừng rộn ràng âm thanh và những cánh chim ngàn… Thiên nhiên tưởng như có sự đối lập song vẫn hòa hợp, cùng nhau tôn lên vẻ đẹp. Bài thơ như đưa bước chân các em học sinh vào một thế giới với hoa thơm, cỏ lạ. Các em chợt hiểu rằng khi có một tâm hồn phong phú thì những sự vật bình thường cũng trở nên sinh động và đáng yêu biết bao nhiêu. Và khi ấy con người dễ dàng vượt qua khó khăn trở ngại của cuộc sống.

Có thể nói, thơ Hồ Chí Minh không chỉ bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, làm phong phú tâm hồn, mở rộng giác quan của các em mà còn bồi đắp cho các em tinh thần lạc quan, vượt lên hoàn cảnh. Cảnh khuya được Hồ Chí Minh làm trong hoàn cảnh ngục tù, Không đềCảnh khuya được Người sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp ác liệt và gian khổ, nhưng đọc cả 3 bài thơ ấy, người đọc không thấy những gian khổ, thiếu thốn, ngược lại, chỉ nhận thấy vẻ đẹp thi vị của cảnh sắc thiên nhiên. Đó chính là

tinh thần lạc quan cách mạng mà Người muốn truyền gửi trong mỗi bài thơ.

Có tinh thần ấy, các em sẽ vượt qua những khó khăn trong học tập, lao động và đón nhận cuộc sống xung quanh với niềm vui, niềm cảm xúc. Đọc thơ của Hồ Chí Minh ta nhận thấy: Bác không chỉ là nhà cách mạng mà còn là một nhà giáo dục lớn. Tác phẩm của Người không chỉ giáo dục cho học sinh ý thức, truyền thống cội nguồn, tinh thần yêu nước, căm thù giặc, mà còn là tình yêu, sự gắn bó với thiên nhiên và đặc biệt truyền tới các em - những chủ nhân tương lai của đất nước tinh thần lạc quan cách mạng, để các em trở thành những con người mới của thời đại.

c. Bài học tu dưỡng bản thân

Một trong những bài học quan trọng để hoàn thiện nhân cách học sinh là giúp các em biết tu dưỡng bản thân mình. Mỗi tác phẩm của Hồ Chí Minh được giảng dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học đều gắn với bài học ấy. Hơn nữa, sáng tác của Bác ra đời trong hoàn cảnh nước nhà có chiến tranh nên việc nêu bài học để thiếu nhi biết tu dưỡng bản thân lại càng quan trọng và cần thiết. Muốn học tập tốt để góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh “sánh vai với các cường quốc năm châu” thì các em phải rèn luyện cơ thể mình khỏe mạnh. Mà để có cơ thể khỏe mạnh, các em phải chăm tập luyện thể dục thể thao. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục được Bác viết vào tháng 3- 1946, tức là vào khoảng nửa năm, sau ngày Quốc khánh. Điều đó cho thấy Người luôn ý thức được tầm quan trọng về sức khỏe của nhân dân đặc biệt là các em thiếu nhi. Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng đất nước, đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe” [34, 94]. Người còn khẳng định: “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của một người yêu nước” [34, 94]. Như vậy, thông qua lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, các bạn thiếu nhi nhận thức được tầm quan trọng

Một phần của tài liệu Tác phẩm của hồ chí minh trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01145) (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)