CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.4 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (20/10/1930 – 23/1/1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đầu của đổi mới.
Quê gốc của ông ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Nguyễn Minh Châu là một trong số các nhà văn tiểu biểu của văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX.
17
Năm 1945, ông tốt nghiệp trường kỹ nghệ Huế với bằng thành chung.
Tháng 1/1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, tiếp tục theo học ở trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn.
Từ năm 1952 – 1956, ông công tác tại ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sƣ đoàn 320.
Từ 1956 – 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sƣ đoàn 320.
Năm 1960, ông viết truyện ngắn đầu tay “sau một buổi tập”.
Năm 1961, ông theo học tại trường văn hóa Lạng Sơn.
Năm 1962, ông về công tác tại phòng văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí văn nghệ quân đội. Đến 1972, ông đƣợc kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Sau tác phẩm đầu tay Nguyễn Minh Châu đã gây dựng đƣợc tên tuổi và đƣợc độc giả khá quan tâm.
Từ giã cuộc đời lúc khát vọng và sự nghiệp còn dang dở nhƣng Nguyễn Minh Châu đã để lại một sự nghiệp văn học bao gồm nhiều thể loại nhƣ tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, tiểu luận,…Ông là một tấm gương lao động nghệ thuật đáng trân trọng.
Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến nhƣ Cửa Sông (1966), Dấu Chân Người Lính (1972), Miền Cháy (1977), Những Vùng Trời Khác Nhau (1970),…
Nguyễn Minh Châu là nhà văn kế tục xuất sắc những tinh hoa của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường cho những cây bút trẻ tài năng sau này.
18
1.4.2 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn có nhiều đóng góp xuất sắc. Ông đã xây dựng cho mình một phong cách nghệ thuật rất riêng và độc đáo.
Trước 1975, các tác phẩm của ông mang đặc điểm chung của văn học thời kỳ chống Mĩ, mang khuynh hướng sử thi, lấp lánh vẻ đẹp lãng mạn và dồi dào chất thơ, giọng điệu ngợi ca trang trọng.
Tác phẩm tiêu biểu: Dấu chân người lính (1972), Cửa sông (1966),…
Sau 1975 (chính xác là từ 1980), ông “thuộc số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) của văn học Việt Nam thời đổi mới và được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này thiên về cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
Tác phẩm tiêu biểu: Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1983),…
Trong suốt hành trình tìm kiếm, khám phá và thể hiện cuộc sống con người của một đời văn, Nguyễn Minh Châu đã in vào lịch sử văn học hiện đại Việt Nam bức chân dung độc đáo của mình. Cái làm nên bức chân dung ấy là những áng văn đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của một nhà văn mà sự kết tinh tài năng, phong cách, tấm lòng đã đƣợc khẳng định trong sáng tác.
Nguyễn Minh Châu đã lao động sáng tạo nghệ thuật hết mình từng bước hoàn thiện nghệ thuật sáng tác trên cơ sở kế thừa và đổi mới về mọi mặt.
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đƣợc hình thành và phát triển trong bối cảnh của một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Là một gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi chống Mĩ, ông đã góp phần thực hiện sứ mệnh quan trọng trong thể loại truyện ngắn, cổ vũ cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Với những đóng góp tích cực cho nền văn xuôi hiện đại, sự xuất hiện các sáng tác của ông đã lấp đầy khoảng trống mà thể loại truyện lúc ấy còn trống vắng và bỏ ngỏ.
19
Tiểu kết: từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi tìm hiểu cách đặt tên nhân vật trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.
Đây là những tiền đề quan trọng, nó góp phần tạo nền móng cho việc nghiên cứu về truyện ngắn, về nhân vật và phong cách của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
20