Tên nhân vật thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm

Một phần của tài liệu Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (KL06120) (Trang 36 - 40)

Chương 2: CÁCH ĐẶT TÊN NHÂN VẬT VÀ VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TÊN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

2.2 Phân tích kết quả thống kê

2.2.1 Nhân vật có tên cụ thể

2.2.1.3 Tên nhân vật thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm

Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết theo hai chủ đề chính đó là đề tài chiến tranh và sau chiến tranh, nó chứa đựng nhiều ý nghĩa và tên nhân vật của ông cũng góp phần thể hiện điều ấy.

32

a. Tên nhân vật thể hiện sức mạnh giai cấp cộng đồng

“Thăng” có nghĩa là bay lên, Thăng trong “Cơn giông” vốn là một người lính cách mạng, anh mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp đó là sự dũng cảm, kiên cường. Anh còn mang trong mình những ước mơ của cả dân tộc trong thời kỳ mƣa bom lửa đạn đầy sóng gió và thăng trầm, nó cũng giống nhƣ chính mối tình của anh vậy. Thăng yêu Hân và nếu không có Quang xuất hiện Hân đã là vợ Quang.

Cái tên Thăng còn là biểu tƣợng cho ý chí, ƣớc mơ khát vọng của những người lính cụ Hồ trong những bão tố của thời cuộc. Anh hăng say tham gia chiến đấu “Chỉ có Thăng mới hiểu hết như thế nào là chiến trường nơi này. Đời Thăng đã từng phải sống những lúc đạn hết, gạo hết, đất dưới chân thậm chí chỉ còn một vạt rừng dốc đứng,…”[8,Tr.99]Thăng hiểu “Cách mạng có những lúc vui vẻ và có những như vậy”[8, Tr.102]. Anh thực là một con người đáng kính, anh chiến đấu, cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân, anh dũng cảm để bảo vệ đồng chí, đồng đội của mình “Chúng mày không được giết Hạnh”[8, Tr.99], anh đau đớn khi nhìn thấy đồng đội của mình ngã xuống – đó là Đạt, anh tê tái, xót xa khi thấy Quang - đồng đội của mình phản bội cách mạng, quay lƣng lại với dân tộc. Anh lại càng quyết tâm hơn, anh mong cống hiến để mang độc lập tự do về cho dân tộc. “Sau cơn choáng đầu tiên anh tỉnh lại. Anh lại trườn đi. Anh cảm thấy các vết thương đau nhói đến tận cuống ruột… Hình như bao nhiêu đồng chí ở nhà, mà anh đang nghĩ đến, đang chạy tới tiếp sức cho anh”[8, Tr.100]. Và cuối cùng anh đã chiến thắng, anh đã là người cùng các chiến hữu lập được chiến công góp phần làm lên độc lập dân tộc.

Cái tên Thăng ẩn chứa bao ý nghĩa, nó thể hiện sự thăng trầm của tình yêu, sự thăng trầm của đất nước, và nó còn nhấn mạnh để cổ vũ động viên tinh thần cách mạng của cả dân tộc. Và ngày hôm nay tên Thăng còn nhƣ

33

nhắc nhở thế hệ tương lai cần rèn luyện để chung tay xây dựng đất nước ngày càng đi lên phía trước.

Thông qua tên nhân vật Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm tư tưởng của mình, nhà văn muốn tất cả dân tộc cùng chung tay vào công cuộc chung của cả dân tộc.

b. Tên nhân vật thể hiện màu sắc thi vị lãng mạn

Trăng là biểu tƣợng nghệ thuật đã xuất hiện từ ca dao với ý nghĩa nhƣ một dấu hiệu biểu trƣng cho thời tiết mƣa thuận gió hòa, là chứng nhân cho cảnh lao động của nhân dân. Trăng còn là chứng nhân cho những nỗi niềm, những cuộc hò hẹn của trai gái:

“Cô kia tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

(Ca dao) Hay:

“Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”

(Ca dao)

Nhƣ vậy trăng còn là những tín hiệu tình yêu đẹp đẽ trong những lời tỏ tình, nhân chứng cao đẹp của những cuộc hẹn hò.

Đến với thơ Trung đại thì trăng còn là nhân chứng cho nỗi niềm ngậm ngùi của tráng sĩ mài gươm dưới trăng trong thơ Đặng Dung:

“Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”

Dịch nghĩa:

“Việc nước chưa xong đầu đã bạc Gươm mài sắc cạnh ánh trăng rầu”

34

Và Nguyễn Minh Châu hết sức tinh tế, ông đã kế thừa sáng tạo hình ảnh nghệ thuật này. Ánh Trăng trong “Mảnh trăng cuối rừng” lại mang những ý nghĩa hết sức mới mẻ. Truyện ngắn này ban đầu có tên là “Mảnh trăng”, sau này khi chọn vào tuyển tập truyện ngắn của nhiều tác giả mới có tên là “Mảnh trăng cuối rừng”. Ngay từ nhan đề tác phẩm đã cho thấy đã gây cho người đọc ấn tượng đặc biệt bởi hình ảnh “mảnh trăng” chứ không phải là vầng trăng. Vầng trăng thường gợi nên sự viên mãn tròn đầy, còn “mảnh trăng” lại ở “cuối rừng” nó nhƣ lẩn khuất, dễ bị chìm lấp trong rừng già đại ngàn kia, khi ẩn khi hiện. Và hình ảnh trăng ấy đƣợc gắn với nhân vật Nguyệt.

“Nguyệt” theo triết tự tức là trăng, Nguyệt - đây là một cái tên đầy thơ mộng, ẩn chứa sự dịu nhẹ và lãng mạn.

Tạo hóa đã làm nên vẻ đẹp của trăng, còn trong tác phẩm nhân vật Nguyệt cũng đẹp không kém vẻ đẹp tự nhiên ấy, xuất hiện trong khung cảnh tác phẩm là núi rừng hoang sơ, là con đường ra trận tràn đầy mưa bom, lửa đạn. “Đôi gót chân bóng hồng, đôi dép cao su sạch sẽ, quần lụa chấm mắt cá”[10, Tr.34], Nguyệt không hề bị bom đạn làm cho tính cách bị biến dạng, cái phẩm hạnh của người con gái Việt không hề bị tha hóa mà càng trở lên bền vững cứng cỏi hơn. Nguyệt – mảnh trăng cuối rừng ấy, là biểu tƣợng của tuổi trẻ một thời hiến dâng tuổi xuân cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngợi ca nhân vật của mình ngòi bút nhà văn ngợi ca chính những con người mới mang trong mình lý tưởng trong sáng.

Cái tên Nguyệt – Trăng làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh trăng non đầu tháng tinh khôi. Mảnh trăng ấy chi phối cảnh vật, con người và diễn biến toàn truyện. Hình ảnh Nguyệt là tiêu biểu cho biết bao nữ thanh niên xung phong trẻ trung, xinh đẹp, mảnh mai xuất hiện giữa núi rừng Trường Sơn đại ngàn, bao đêm đi mở đường cho từng chuyến xe qua an toàn.

Một phần của tài liệu Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (KL06120) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)