K T QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.9. Khả năng cố định đạm và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn đất vùng rễ
Môi trường Burk chứa các nguyên tố cơ bản, ngoại trừ N. Vi khuẩn nào có khả năng phát triển trên môi trường Burk thì chứng tỏ chúng có khả năng cố định đạm từ N2 khí quyển. Tương tự khi cấy vi khuẩn trên môi trường NBRIP chứa calcium orthophosphate khó tan, chỉ dòng nào có khả năng chuyển hóa dạng lân này thành dạng hòa tan để hấp thu và sử dụng thì mới phát triển được.
Bảng 4.10. Khả năng của cố định đạm và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn đất vùng rễ Ngô STT
Khả năng cố định đạm/
hòa tan lân
T lệ
BR-VT TN ĐN ĐNB
1 Chỉ hòa tan lân 11% 12% 11% 11%
2 Chỉ cố định đạm 13% 12% 14% 13%
3 Cả hai khả 67% 64% 66% 66%
4 Không 9% 12% 9% 10%
Bảng 4.11. Khả năng của cố định đạm và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn nội sinh cây Ngô
STT
Khả năng cố định đạm/
hòa tan lân
T lệ
BR-VT TN ĐN ĐNB
1 Chỉ hòa tan lân 12% 19% 15% 15%
2 Chỉ cố định đạm 9% 15% 12% 11%
3 Cả hai khả 68% 58% 55% 62%
4 Không 11% 8% 18% 12%
Quan sát các dòng vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh cây Ngô khi nuôi cấy trên môi trường Burk/ môi trường NBRIP trong 3 ngày liên tiếp, thấy khả năng phát triển của chúng khác nhau. Kết quả này (xem chi tiết ở phụ lục) phần nào phản ánh được khả năng cố định đạm và hòa tan lân của các dòng. Đây chỉ là thí nghiệm định tính, cần có các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá các khả năng này mạnh hay yếu (chẳng hạn các thí nghiệm định lượng) hoặc các thí nghiệm đi sâu
vào chứng minh hay giải thích các cơ chế cố định đạm, hòa tan lân của vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh cây Ngô.
Biểu đồ 4.3. T lệ các nhóm vi khuẩn đất vùng rễ Ngô phân theo khả năng cố định đạm, hòa tan lân
11%
13%
66%
10%
Chỉ hòa tan lân Chỉ cố định đạm Cả hai khả Không
Biểu đồ 4.4. T lệ các nhóm vi khuẩn nội sinh cây Ngô phân theo khả năng cố định đạm, hòa tan lân
15%
11%
62%
12%
Chỉ hòa tan lân Chỉ cố định đạm Cả hai khả Không
Kết quả cho thấy 66% tổng số dòng phân lập từ đất vùng rễ Ngô và 62%
tổng số dòng phân lập từ rễ và thân Ngô có cả hai khả năng: cố định đạm và hòa tan lân. Số dòng vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh cây Ngô không có hai khả năng này lần lượt là 10% và 12%. Hai khả năng cố định đạm và hòa tan lân có sự khác biệt:số có khả năng cố định đạm chiếm tỉ lệ cao hơn, đối với vi khuẩn đất
vùng rễ (79% so với 77%). Ngược lại, đối với vi khuẩn nội sinh thì số có khả năng cố định đạm thấp hơn (73% so với 77%). Tuy nhiên, ngoại trừ số dòng có cả hai khả năng chiếm tỉ lệ cao nhất, số dòng không có cả hai hay chỉ có một trong hai khả năng này có tỉ lệ xấp xỉ nhau.
Biểu đồ 4.5. So sánh khả năng cố định đạm, hòa tan lân của vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh cây Ngô
11% 13% 66% 10%
15% 11% 62% 12%
0%
10%
20%
30%
40%
50%60%
70%
80%
90%
100%
Chỉ hòa tan lân
Chỉ cố định đạm
Cả hai khả năng
Không
Vi khuẩn nội sinh Vi khuẩn đất vùng rễ
Theo nghiên cứu vi khuẩn đất vùng rễ Ngô trồng tại Trảng Bom, Đồng Nai của Đặng Thị Ngọc Thanh và Cao Ngọc Điệp (2012), có 20/28 (71%) dòng phát triển tốt trên môi trường NBRIP và 13/28 (46%) dòng phát triển tốt trên môi trường Burk. Tuy nhiên, khi định lượng đạm sinh ra hoặc lượng lân hòa tan khi nuôi cấy các dòng trong môi trường lỏng tương ứng thì thấy sự đánh giá khả năng của các dòng (thể hiện bằng các dấu cộng) chỉ có tính chất tương đối. Có những dòng có vẻ phát triển mạnh trên môi trường đặc nhưng lượng sản phẩm tạo thành khi nuôi cấy lỏng lắc lại không cao tương ứng.
Cũng trong nghiên cứu này, có 11/28 dòng vi khuẩn phân lập được phát triển tốt trên môi trường Burk, môi trường NBRIP và cả môi trường chứa kaolinite, chứng tỏ chúng có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và cả phân giải kali. Đem giải trình tự gene 16S rRN và so sánh với các trình tự gene có trong ngân hàng dữ liệu NCBI cho thấy chúng đồng hình (mức độ 97 - 99%) với các vi khuẩn nội
sinh đã được báo cáo trên thế giới, gồm một số chủng thuộc Agrobacterium tumefaciens, Burkholderia anthina, Klebsiella sp.; đặc biệt là với một chủng vi khuẩn cố định đạm ở vùng rễ cây Ngô ở Mexico (mức độ 99%) là Burkholderia vietnamiensis strain SYe-6586. Các loài này đều là vi khuẩn Gram âm. Riêng có một dòng đồng hình với vi khuẩn Gram dương Arthrobacter oxydans strain TSWCSN38- một loại vi khuẩn môi trường ở Ấn Độ (Đặng Thị Ngọc Thanh, Cao Ngọc Điêp, 2012).
Như vậy, sự so sánh dựa vào một số đặc điểm hình thái khuẩn lạc và đặc điểm tế bào cũng như tỉ lệ các nhóm cố định đạm, hòa tan lân qua thống kê các kết quả thực nghiệm chỉ cho một cái nhìn sơ bộ về sự tương đồng giữa quần xã (community) vi khuẩn sống quanh rễ Ngô với dạng sống trong rễ và thân cây Ngô, cũng như các quần xã này giữa các vùng địa lý khác nhau của Đông Nam Bộ.
Muốn có kết quả r ràng hơn về mối quan hệ giữa chúng, cần thông qua thêm kết quả định danh.