K T QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.10. Khả năng phát triển của các dòng vi khuẩn cố định đạm trên các loại môi trường không đạm khác nhau
Qua thí nghiệm 3.2.7.1., chọn ra 21 dòng vi khuẩn đất vùng rễ và 14 dòng vi khuẩn nội sinh có khả năng phát triển tốt trên môi trường Burk (pH = 7,0). Kết quả chủng các dòng này vào các loại môi trường không đạm như sau:
Bảng 4.12. Khả năng phát triển trên các loại môi trường không đạm của vi khuẩn đất vùng rễ Ngô
Không mọc Xanh Hơi vàng
Vàng Rất vàng
Thornton pH 6,8 33% 24% 14% 19% 7%
LGI pH 6,8 19% 24% 33% 19% 7%
LGI pH 5,5 14% 86%
Bảng 4.13. Khả năng phát triển trên các loại môi trường không đạm của vi khuẩn nội sinh cây Ngô
Không mọc Xanh Hơi vàng
Vàng Rất vàng
Thornton pH 6,8 57% 14% 14% 7% 7%
LGI pH 6,8 44% 14% 21% 14% 7%
LGI pH 5,5 7% 93%
Xu thế phân bổ các dạng màu sắc (giảm pH) từ xanh lục qua vàng của các dòng trên hai loại môi trường Thornton và LGI thể hiện qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.6. Sự thay đổi màu sắc môi trường trong nuôi cấy vi khuẩn đất vùng rễ Ngô trên môi trường Thornton và LGI không đạm
33% 24%
14% 19% 10%
19% 24%
33% 19% 5%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Không mọc
Xanh Hơi vàng
Vàng Rất vàng
LGI Thornton
Biểu đồ 4.7. Sự thay đổi màu sắc môi trường trong nuôi cấy vi khuẩn nội sinh cây Ngô trên môi trường Thornton và LGI không đạm
57% 14% 14% 7% 7%
44% 14% 21% 14% 7%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Không mọc
Xanh Hơi vàng
Vàng Rất vàng
LGI Thornton
Qua biểu đồ cho thấy đối với vi khuẩn đất vùng rễ, màu vàng (pH<7) trên môi trường LGI có ưu thế hơn so với trên môi trường Thornton. Tỉ lệ các dòng tạo màu “rất vàng” (tiến đến pH<6) và “xanh lục” (pH quanh 7) trên hai loại môi trường là tương đương nhau.
Ở vi khuẩn nội sinh, sự thể hiện của màu vàng (pH<7) là như nhau ở hai loại môi trường LGI và Thornton. Trong khi đó, khi vi khuẩn phát triển trên môi trường LGI, màu hơi vàng ngả sang xanh lục mới là ưu thế (pH cận 7) chứng tỏ sự giảm pH ít hơn.
Hình 4.8. Màu sắc của các loại môi trường không đạm có bổ sung bromothymol blue (pH=6,8 sau khi hấp khử trùng
Hình 4.9. Sự phát triển của các dòng vi khuẩn cố định đạm
trên môi trường Thornton có bổ sung chất ch thị màu bromothymol blue (1) Đối chứng âm; (2-4) Xanh; (5-8) Hơi vàng ; (9-10) Vàng; (11-12) Rất vàng
Về khả năng mọc trên các loại môi trường không đạm khác nhau, đối với cả hai nhóm vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh, khả năng mọc trên môi trường Burk là 100%. Đó là do trong thí nghiêm 3.2.7.1. đã dùng môi trường này để tuyển chọn các vi khuẩn có khả năng cố định đạm. Tuy nhiên, kết quả của thí nghiệm này cho thấy tỉ lệ vi khuẩn đất vùng rễ mọc được trên môi trường Burk cao hơn so với vi khuẩn nội sinh (Biểu đồ 4.10). Có thể là do môi trường Burk có thành phần phù hợp hơn với nhóm vi khuẩn đất vùng rễ.
Trong thí nghiệm 3.2.7.2, khảo sát khả năng phát triển của vi khuẩn trên môi trường Thornton- một môi trường được đề xuất để chọn lọc các vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng cố định đạm. Qua kết quả thể hiện ở biểu đồ 4.14 có thể thấy sự phù hợp của môi trường Thornton đối với vi khuẩn đất vùng rễ (67% mọc).
Trong khi đó, môi trường LGI tỏ ra thích hợp hơn cho vi khuẩn nội sinh (biểu đồ 4.15). Sự khác biệt giữa môi trường LGI có bổ sung bromothymol blue là ở pH.
Nhằm mục đích dùng chất này làm chỉ thị màu nên pH phải điều chỉnh về 6,8 trong khi nguyên gốc môi trường LGI (Cavalcante và Dobereiner, 1988) có
pH=5,5. So sánh cho thấy pH=5,5 phù hợp hơn pH=6,8 đối với vi khuẩn nội sinh (93% mọc so với 56%).
Biểu đồ 4.8. Khả năng mọc trên các loại môi trường không đạm của vi khuẩn đất vùng rễ Ngô
100%
67% 81% 86%
0%
33% 19% 14%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Burk pH 7,0 Thornton pH 6,8
LGI pH 6,8 LGI pH 5,5
Không mọc Mọc
Biểu đồ 4.9. Khả năng mọc trên các loại môi trường không đạm của vi khuẩn nội sinh cây Ngô
100%
43% 56%
93%
0%
57% 44%
7%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Burk pH 7,0 Thornton pH 6,8
LGI pH 6,8 LGI pH 5,5
Không mọc Mọc
Thông thường, để chọn lọc vi khuẩn đất vùng rễ có khả năng cố định đạm, các tác giả thường sử dụng môi trường Burk (Park et al., 2005; Nguyễn Thị Ngọc
Trúc, 2011; Đặng Thị Ngọc Thanh và Cao Ngọc Điệp, 2012). Trong khi đó, đối với vi khuẩn nội sinh, người ta thường dùng các loại môi trường như LGI, NFb (Kireg và Dobereiner, 1984), Baz (Estrada et al., 2001), RMR (Elbeltagy et al., 2001), v.v… Kết quả của thí nghiệm này phần nào ủng hộ cho cách chọn lựa môi trường không đạm phù hợp với mỗi đối tượng vi khuẩn. Qua biểu đồ 4.16. cho thấy đối với các dòng vi khuẩn đã phát triển tốt trên môi trường Burk thì môi trường Thornton tỏ ra thích hợp cho vi khuẩn đất vùng rễ. Ngược lại, môi trường LGI pH=5.5 thích hợp cho vi khuẩn nội sinh. Nếu có điều kiện, nên tiến hành tìm hiểu so sánh khả năng phát triển của tất cả các dòng vi khuẩn thu được (không chỉ các dòng đã qua chọn lọc trên môi trường Burk) trên các loại môi trường không đạm, với pH khác nhau nhằm chọn ra loại môi trường có khả năng lựa chọn được một phổ rộng các dòng vi khuẩn, đồng thời phù hợp với từng đối tượng là vi khuẩn đất vùng rễ hay vi khuẩn nội sinh.
Biểu đồ 4.10. So sánh khả năng mọc trên các loại môi trường không đạm của vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh cây Ngô
100% 67% 81%
86%
100% 43% 56%
93%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Burk pH 7.0
Thornton pH 6.8
LGI pH 6,8 LGI pH 5,5
Vi khuẩn nội sinh Vi khuẩn đất vùng rễ