Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Khả năng cố định đạm, hòa tan lân của các dòng vi khuẩn đất vùng rễ cây ngô
3.5.2. Khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn đất vùng rễ cây ngô
Bảng 3.10 trình bày lượng lân hòa tan của 55 dòng vi khuẩn thu được qua 4 đợt đo mẫu. Giá trị trình bày trong bảng là trung bình của 3 lần lặp.
Bảng 3.10: Lượng lân hòa tan của các dòng vi khuẩn thu được
STT Dòng vi khuẩn
Lượng lân hòa tan P2O5 (mg/L)
5 DAI 10 DAI 15 DAI 20 DAI Trung bình 4 đợt đo
1 TĐB01 23,84 37,22 25,42 26,18 28,17
2 TĐB02 19,30 24,56 31,30 31,49 26,66
3 TĐB03 31,50 32,63 35,70 32,45 33,07
4 TĐB04 35,10 40,97 31,75 33,57 35,35
5 TĐB05 32,60 32,57 27,16 28,09 30,10
6 TĐB08 14,27 32,33 30,38 28,03 26,25
7 TĐB09 20,56 57,63 28,15 51,78 39,53
8 TĐB13 57.05 101.33 59.08 66.27 70.93
9 TĐB14 16,07 28,31 23,28 19,53 21,80
10 TĐB15 25,09 27,08 39,57 49,13 35,22
11 TĐB16 64,19 99,39 61,26 104,93 82,44
12 TĐB17 36,38 44,78 47,36 59,07 46,90
13 TĐB18 31,97 22,12 47,77 52,32 38,55
14 TĐB19 36,90 24,28 40,02 21,82 30,76
15 TĐB20 56,98 71,36 59,74 79,67 66,94
16 TĐB21 58,64 72,03 55,26 72,13 64,52
17 TĐB22 37,71 34,12 53,92 53,01 44,69
18 TĐB24 79,98 102,83 74,31 85,22 85,58
19 TĐB25 26,49 38,54 47,90 64,94 44,47
20 TĐB26 29,00 42,63 36,14 66,35 43,53
21 TĐB27 29,16 26,01 36,89 59,63 37,92
22 TĐB28 61,55 45,42 43,90 30,91 45,44
23 TĐB29 78,93 106,67 67,95 88,33 85,47
24 TĐB30 25,29 50,33 35,28 68,47 44,84
25 TĐB31 25,10 70,58 36,51 62,53 48,68
26 TĐB32 73,52 84,72 86,85 81,76 81,71
27 TĐB33 34,71 49,06 104,28 58,96 61,75
28 TĐN01 28,35 28,59 39,79 77,75 43,62
29 TĐN02 24,05 44,01 52,27 33,04 38,35
30 TĐN03 22,60 36,06 58,26 39,82 39,19
31 TĐN04 26,90 36,12 68,53 56,60 47,04
32 TĐN05 29,39 41,71 24,70 68,99 41,20
33 TĐN06 39,74 58,46 81,01 51,93 57,79
34 TĐN07 33,69 29,88 40,85 77,34 45,44
35 TĐN08 21,57 21,95 47,20 71,90 40,65
36 TĐN09 55,49 118,82 111,36 64,50 87,54
37 TĐN10 32,94 137,72 115,13 71,62 89,35
38 TĐN11 56,25 131,88 92,57 48,70 82,35
39 TĐN12 22,43 23,70 41,65 77,32 41,27
40 TĐN14 14,43 40,17 38,87 42,87 34,08
41 TĐN16 19,94 23,26 24,69 25,63 23,38
42 TĐN18 21,11 24,03 19,00 33,82 24,9
43 TĐN19 23,34 33,77 34,28 40,94 33,08
44 TĐN20 23,94 24,06 44,10 42,30 33,60
45 TĐN21 18,98 18,57 27,22 30,61 23,84
46 TĐN22 21,49 29,94 25,47 37,78 28,67
47 TĐN23 23,40 42,63 31,57 34,78 33,10
48 TĐN24 28,39 38,57 41,21 50,85 39,75
49 TĐN27 32,20 55,44 46,61 35,24 42,37
50 TĐN28 25,00 45,64 22,45 87,33 45,11
51 TĐN29 7,31 68,92 32,67 30,63 34,88
52 TĐN31 30,49 31,17 63,28 48,54 43,37
53 TĐN32 11,30 13,29 46,90 60,30 32,95
54 TĐN33 39,69 53,70 67,79 61,73 55,73
55 TĐN34 23,43 17,77 35,79 34,85 27,96
Trung bình một dòng 33,09 48,53 48,04 52,99 45,66
Lượng lân hòa tan của 28 dòng vi khuẩn thu được trong nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc Thanh và Cao Ngọc Điệp (2012) tương đương từ 2,1 đến 6,4 mg P2O5
trên mỗi liter. Trong khi đó, ở 55 dòng vi khuẩn thu được trong nghiên cứu này, lượng orthophosphate hòa tan lên đến hàng chục mg/l. Dòng tốt nhất cao nhất TĐN10 hòa tan được 89,35 mg/l (P2O5). Tuy vậy, so với các dòng vi khuẩn thu được từ đất vùng rễ của các loại rau trồng ở Tiền Giang thì lượng lân hòa tan định lượng được của dòng TĐN10 này chỉ bằng khoảng 43% lượng lân hòa tan của dòng tốt nhất mà Nguyễn Thị Ngọc Trúc (2011) đã từng chọn lọc (dòng N31 với 206,7 mg/l P2O5).
Theo Rousk và ctv. (2010), sự phong phú của vi sinh vật đất nói chung xảy ra ở pH 4 – 8. Ở pH trên 4,5, sự phong phú của α-, β-, - và -Proteobacteria đều tăng cùng với sự gia tăng của pH đất, nhưng xu hướng này chỉ có ý nghĩa thống kê đối với -Proteobacteria. α-Proteobacteria là nhóm phong phú nhất trong các loại đất có độ pH cao. Trong khi đó, Bacteroidetes và Actinobacteria có độ phong phú không chịu ảnh hưởng của pH (ngoại trừ pH cực thấp, dưới 4,1, lại tỏ ra thích hợp cho một số Actinobacteria). Như vậy, pH đất khác nhau trong các vùng thu mẫu khác nhau phần nào quyết định độ phong phú, đa dạng của các quần thể vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật hòa tan lân PSM.
Hình 3.10: Lượng lân hòa tan qua các đợt đo mẫu của 6 dòng hòa tan lân tốt nhất
Theo bảng 3.10, 6 dòng có lượng lân hòa tan cao nhất bao gồm TĐN10, TĐN09, TĐB24, TĐB29, TĐB16 và TĐN11. Biểu đồ theo dõi lượng lân hòa tan của 6 dòng này qua 4 đợt đo mẫu, mỗi đợt cách nhau 5 ngày, cho thấy có 2 khuynh hướng. Các dòng TĐB có lượng lân hòa tan giảm xuống vào 15 DAI nhưng lại tang lên vào 20 DAI, trong khi các dòng TĐN có lượng lân hòa tan giảm xuống vào 15 DAI và tiếp tục giảm vào 20 DAI. Hai xu hướng này cũng được quan sát thấy ở các dòng còn lại. Đối với lượng lân trung bình của 55 dòng qua các đợt đo mẫu, nhận thấy sau 10 DAI lượng lân hòa tan giảm xuống, tuy có tăng nhẹ vào 20 DAI (Hình 3.11)
Hình 3.11: Lượng lân hòa tan trung bình qua các đợt đo mẫu của 55 dòng vi khuẩn
Khi nuôi các dòng vi khuẩn PSM trong một môi trường chọn lọc nhất định, chẳng hạn như NBRIP, người ta chỉ đánh giá được khả năng hòa tan lân của chúng thông qua một (hoặc vài) cơ chế giúp hòa tan phosphate khoáng, chẳng hạn như do tiết acid hữu cơ làm giảm pH mà không thể bao quát hết các cơ chế khác. Ngoài ra, người ta đã phát hiện một số chủng Erwinia herbicola và Burkholderia cepacia bị ức chế khả năng hòa tan phosphate khoáng khi nồng độ P ngoại sinh đạt mức 0,2
mM (Goldstein and Liu, 1987; Rodríguez and Fraga, 1999). Ngược lại, dòng Rhizobium leguminosarum trong nghiên cứu của Halder và ctv. (1990) vẫn không bị ức chế bởi nồng độ PO4- là 6 mM; thậm chí có những chủng vi khuẩn hòa tan lân vẫn không bị ức chế ở mức 50 mM PO4- (Mikanova et al., 1997). Do đó những dòng vi khuẩn cho chỉ số P2O5 cao trong thí nghiệm định lượng có thể là những dòng không bị ức chế ngược bởi lượng lân hòa tan được.