CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Lý luận bài tập hóa học
1.5.4. Vai trò bài tập trong việc phát triển tư duy cho học sinh
1.5.4.1. Vai trò của Bài tập hóa học trong việc phát triển tư duy cho học sinh Phát triển ở học sinh năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập thông minh và sáng tạo. Cao hơn mức rèn luyện thông thường, học sinh phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới; biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng bản thân, biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình huống,… thông qua đó, bài tập hoá học giúp phát hiện năng lực sáng tạo của học sinh để đánh giá, đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo cho bản thân.
Phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh: một số vấn đề lý thuyết cần phải đào sâu mới hiểu được trọn vẹn, một số bài toán có tính chất đặc biệt, ngoài cách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu học sinh có tầm nhìn sắc sảo. Thông thường nên yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách có thể có – tìm ra cách giải ngắn nhất, hay nhất – đó là một phương pháp phát triển tư duy và rèn trí thông minh cho học sinh. Vì rằng một bài toán bằng nhiều cách dưới các góc độ khác nhau thì khả năng tư duy của học sinh tăng lên gấp nhiều lần so với giải bài toán bằng một cách và không phân tích mổ xẻ đến nơi đến chốn.
1.5.4.2. Mối quan hệ giữa hoạt động giải bài tập hóa học với việc phát triển tư duy
Theo thuyết hoạt động thì năng lực chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động. Để giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, mà đỉnh cao là tư duy sáng tạo, thì cần phải tập luyện cho học sinh hoạt động tư duy sáng tạo, mà đặc trưng cơ bản nhất là tạo ra những phẩm chất tư duy mang tính mới mẻ. Trong học tập hóa học một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho học sinh là hoạt động giải bài tập. Vì vậy, giáo viên cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này các năng lực trí tuệ được phát triển, học sinh sẽ có những sản phẩm tư duy mới, thể hiện ở:
Năng lực phát hiện vấn đề mới.
Tìm ra hướng đi mới.
Tạo ra kết quả mới.
Trang 28
Để làm được điều đó, trước hết người giáo viên cần chú ý hoạt động giải Bài tập hóa học để tìm ra đáp số không phải chỉ là mục đích mà chính là phương tiện hiệu nghiệm để phát triển tư duy cho học sinh. Bài tập hóa học phải đa dạng, phong phú về thể loại và được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra,…Thông qua hoạt động giải bài tập hóa học, mà các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,…thường xuyên được rèn luyện và phát triển. Các năng lực: quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, suy nghĩ độc lập,…không ngừng được nâng cao; học sinh biết phê phán, biết nhận xét và điều này đã tạo hứng thú và lòng say mê trong học tập. Để rồi cuối cùng tư duy của học sinh được rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của học sinh lên một tầm cao mới, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Trang 29
Hình: Sơ đồ quan hệ giữa hoạt động giải bài tập và phát triển tư duy.
Trong sơ đồ trên, người học là chủ thể của hoạt động còn giáo viên là người tổ chức, người điều khiển hoạt động học, do vậy giáo viên phải làm sao để phát huy tối đa năng lực độc lập suy nghĩ của học sinh. Bởi vì có độc lập mới biết phê phán, có phê phán mới có khả năng nhìn thấy vấn đề và có khả năng sáng tạo được.
Thông qua hoạt động giải, tùy theo từng loại bài tập, nội dung cụ thể, đối tượng cụ thể mà các năng lực này được trau dồi và rèn luyện nhiều hơn các năng lực khác.
Trên cơ sở kiến thức môn Hóa học ở trường trung học phổ thông chúng ta có thể rèn luyện cho học sinh nhiều loại tư duy. Đó là tư duy độc lập, tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy hình tượng, tư duy khái quát, tư duy đa hướng, tư duy biện chứng, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
BTHH
Hoạt động giải BTHH
Nghiên cứu đề bài
Xây dựng algorit giải BT
Giải Kiểm tra
Tƣ duy phát triển So
sánh
Khái quát hóa
Trừu tƣợng
hóa
óa
Quan sát
Ghi nhớ
Phê phán Tưởng
tƣợng Phân
tích
Tổng hợp
Trang 30
Rèn luyện tư duy không đưa lại kết quả có thể đong đếm được như là kiến thức. Tư duy hình thành theo kiểu hạt cát, tích lũy lâu ngày thành bãi phù sa. Kiến thức lâu ngày có thể quên, cái còn lại là năng lực tư duy. Tư duy đã được rèn luyện thì bền vững đến mức có thể quên hết kiến thức cụ thể, nhưng năng lực tư duy thì vẫn còn. Nhà vật lý học nổi tiếng N.I. Sue đã nói: “Giáo dục – đó là cái còn lại sau khi những điều học thuộc đã quên đi”. Tư duy phát triển thể hiện ở sự nhạy bén của trí não, là khả năng suy nghĩ nhanh và phản ứng linh hoạt trước mọi tình huống xảy ra.