Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng quan sát trong dạy học hóa học nhằm phát triển tư duy cho học sinh THPT (Trang 74 - 82)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm

3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm sau:

 Tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là thấp hơn so với lớp đối chứng.

x 100%

VS

TN ĐC

S

TNĐC

TN

x t x

xTN xĐC

1 ) ( 1

2 ) 1 (

).

1 S (

2 2

-ĐC TN

TN ĐC TN ĐC

ĐC TN ĐC

TN

n n

n n

S n

S

n

  +

Trang 76

 Tỷ lệ % học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi của các lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là cao hơn so với với lớp đối chứng.

 Đồ thị các đường lũy tích của các lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới đường lũy tích các lớp đối chứng tương đương.

 Giá trị độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (V) của các lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là đều bé hơn so với lớp đối chứng.

Trang 77

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống bài tập của chương, chúng tôi đã tiếp tục xây dựng nội dung, kế hoạch và phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của đề tài. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 5 trường THPT với tổng cộng 12 lớp (gồm 6 lớp TN và 6 lớp ĐC). Song song với việc vận dụng hệ thống BTHH của chương vào quá trình dạy – học để rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho các em, chúng tôi còn tiến hành cho các em làm bài kiểm tra nhằm đánh giá sự tiến bộ của các em. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lấy ý kiến của các GV thực nghiệm về vấn đề này. Tất cả các giáo viên thực nghiệm đều cho rằng:

cần phải có hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy như thế này để HS có ý thức hơn trong việc phát triển các kỹ năng cần thiết khác khi rời khỏi ghế nhà trường .

Tóm lại, các nội dung được trình bày trong chương đã cho thấy nếu sử dụng hệ thống BTHH mà chúng tôi đã xây dựng một cách khoa học, phù hợp thì sẽ rèn được kỹ năng quan sát nhằm phát triển được tư duy cho học sinh.

Trang 78

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ ban đầu mà đề tài đã đưa ra, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về:

 Hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học, các phương pháp rèn luyện các thao tác tư duy, trình độ phát triển tư duy của HS...

 Tác dụng của BTHH, những xu hướng phát triển của BTHH, vai trò của BTHH trong việc rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho HS...

1.2. Điều tra thực trạng về việc xây dựng và sử dụng BTHH của một số GV trong quá trình dạy – học ở trường THPT, đặc biệt là việc sử dụng BTHH để rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho HS.

1.3. Xây dựng được hệ thống BTHH chương Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm với bài tập trắc nghiệm khách quan, bài tập tự luận, bài tập thực nghiệm và đề xuất các phương pháp sử dụng chúng một cách hợp lí trong quá trình dạy học.

1.4. Đề xuất 3 biện pháp rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho HS thông qua sử dụng BTHH:

 Sử dụng BTHH có nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

 Thay đổi cách cung cấp dữ kiện, cách hỏi, đối tượng hỏi ... để rèn luyện khả năng ứng biến linh hoạt của HS.

 Yêu cầu HS phân tích cách khai thác dữ kiện của bài toán, tìm ra điểm đặc biệt của bài toán.

1.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 8 cặp lớp thuộc 5 trường THPT trong và ngoài tỉnh, thu thập các kết quả về mặt định tính và định lượng để từ đó chứng minh được tính hiệu quả của đề tài.

Những kết quả nghiên cứu trên đây bước đầu đã cho thấy giả thuyết khoa học mà chúng tôi đưa ra là đúng đắn, đề tài đã đi đúng hướng và đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đã đề ra.

2. Kiến nghị

Trang 79

Từ những kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống BTHH có tác dụng, vai trò rất lớn trong việc rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cũng như nâng cao chất lượng, kết quả học tập của HS. Do đó, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:

2.1. Với Bộ GD và ĐT

 Nên phân phối hợp lí hơn các tiết luyện tập sau các bài nghiên cứu kiến thức mới.

 Tăng số tiết luyện tập để HS có thời gian giải BT nhiều hơn.

 Cần xây dựng một hệ thống BTHH theo mức độ từ dễ đến khó cho tất cả các chương trong chương trình THPT.

 Nên tổ chức các cuộc thi xây dựng hệ thống BT dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng với số lượng câu hỏi nhất định dành cho các trường THPT để khuyến khích GV xây dựng thêm nhiều dạng BT hay, mới bổ sung vào ngân hàng BT và đề thi.

2.2. Với các trường THPT

 Nên quan tâm và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích GV các tổ bộ môn xây dựng hệ thống BT theo từng chương để giúp GV và HS định hướng và thống nhất trong việc rèn luyện khả năng quan sát giải BT cũng như rèn luyện tư duy.

 Có chính sách động viên, khen thưởng xứng đáng đối với các GV và các tổ bộ môn đạt thành tích cao trong giảng dạy.

 Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, các buổi giao lưu kiến thức giữa GV các trường để trao đổi chuyên môn, tài liệu dạy - học.

 Thường xuyên tổ chức các cuộc thi HSG văn hoá, các cuộc thi kiến thức tổng hợp cho học sinh ...

2.3. Với các GV

 GV các trường nên chú trọng hơn nữa vào việc xây dựng hệ thống BTHH của từng chương, từng mảng kiến thức quan trọng phù hợp với đặc điểm, trình độ của HS (đặc biệt là các trường có những đặc điểm chuyên biệt như: trường chuyên, trường chất lượng cao hoặc các trường vùng sâu, vùng xa có chất lượng HS tương đối yếu...) nhằm giúp các em phát huy tốt nhất năng lực của mình.

Trang 80

 Cần tích cực, chủ động trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, sưu tầm, xây dựng các dạng BT hay, mới để nâng cao hiệu quả dạy – học và rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho HS.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn, chúng tôi không tránh khỏi thiếu sót. Hi vọng rằng luận văn này sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao kết quả học tập và rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho HS.

Trang 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh (2003), Bài tập hóa học đại cương và vô cơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Huỳnh Bé, Nguyên Vịnh (2006), Luyện tập tư duy giải toán Hóa học, Nxb Đồng Nai.

3. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP.

HCM.

4. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

6. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

7. Huỳnh Cát (2013), Tuyển chọn – xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm phần kim loại lớp 12 ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, trường ĐH Vinh.

8. Cao Cự Giác (2010), Bài tập bồi dưỡng HSG hóa học, Tập 3: Hóa Vô cơ. Nxb ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

9. Cao Cự Giác (2010), Những viên kim cương trong hóa học. Nxb Đại học Sư phạm.

10. Nguyễn Thị Bích Hiền, Bài giảng về lý luận dạy học đại cương, Giáo trình giảng dạy, trường ĐH Vinh.

11. Nguyễn Thị Bích Hiền (2012), Rèn luyện kỹ năng sử dụng bài tập hóa học trong dạy học trường THPT cho sinh viên ĐHSP ngành hóa học, Luận án tiến sĩ giáo dục học.

12. Lê Thị Thiện Mỹ (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ tự học phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.

13. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề-ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương Hóa đại cương và Hóa vô cơ ở trường THPT, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

Trang 82

14. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – SGK hoá học phổ thông (học phần PPDH 2), ĐHSP Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hoá học (tập1), NXB Giáo dục.

16. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong HS, NXB KHKT Hà Nội.

17. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ CHí Minh.

18. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Trường (2005 ) “Giải bài toán bằng nhiều cách, một biện pháp nhằm phát triển tư duy”, Hóa học và ứng dụng, (12), tr.10-11.

20. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.

21. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kỳ III 2004 – 2007, Nxb ĐHSP Hà Nội.

22. Trần Thanh Tuấn (2013), Phân tích những sai lầm của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức và giải bài tập hóa học 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, trường ĐH Vinh.

23. Goerge P. Boulden (2006), Tư duy sáng tạo (bản dịch Tiếng Việt), Nxb tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

24. Luật Giáo dục (12/1988)

25. http://www.hoahocvietnam.com 26. http://violet.vn/main/

27. http://vi.wikipedia.org

Trang 83

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng quan sát trong dạy học hóa học nhằm phát triển tư duy cho học sinh THPT (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)