Đất nước trong thời kì đổi mới

Một phần của tài liệu Chất triết lý trong thơ nguyễn duy (Trang 54 - 98)

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất. Toàn Đảng toàn dân ta vui mừng phấn khởi thế nhưng vẫn đớn đau không nguôi với những mất mát, hi sinh trong chiến tranh. Năm 1986, Đại hội toàn quốc của Đảng

Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đã thổi luồng gió mới vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Mỗi tập thể, cá nhân phải tự kiểm tra lại mình để bước vào thời kì đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước vào thời kì đổi mới ấy cái được thì nhiều thế nhưng những vất vả gian lao cũng không ít. Mở cửa hội nhập góp phần làm cho đất nước ta phát triển, thế nhưng cũng kéo theo không ít những tệ nạn xã hội, xuống cấp đạo đức. Đảng ta thường xuyên chỉ đạo, kêu gọi nhân dân bài trừ thói hư tật xấu, cổ vũ, ủng hộ những cá nhân làm giàu cho đất nước. Chính điều đó đã tác động đến những người cầm bút, buộc họ phải duyệt lại mình, tìm tòi sáng tạo, hướng vào sự thật đời sống hằng ngày để sống thiết thực hơn cho cá nhân mình và cho xã hội. Chính thực tế ấy đã tác động sâu sắc đến quan điểm nhân sinh, ý thức thẩm mỹ của Nguyễn Duy trong quá trình sáng tác.

Nằm trong luồng gió của tư tưởng đổi mới, thơ Nguyễn Duy giờ đây đi sâu hơn những hiện tượng thời sự của xã hội, ông quan sát và suy ngẫm nhiều hơn về những hiện tượng thời sự và ý thức cá nhân... Về vấn đề này được Lê Lưu Oanh nhận xét: “cái tôi trữ tình sử thi dần dần vắng bóng, nhường cho cái tôi trữ tình thế sự và đời tư, cái tôi lịch sử nhường chỗ cho cái tôi đời thường. Cái tôi công dân không bộc lộ mạnh mẽ bằng cái tôi cá nhân... Thơ hiện nay, dù chưa có những thành tựu rực rỡ, vẫn phần nào mang được diện mạo và hơi thở của những trăn trở, khát vọng thời đại...” [31; 81]

Công cuộc đổi mới của đất nước đã thúc đẩy nước ta phát triển, đem lại những mặt tích cực cho cuộc sống của nhân dân. Giờ đây ta không còn sống trong cảnh đèn dầu lập lòe mà ánh điện đã về đến tận nhà quen ánh điện cửa gương, cuộc sống nhộn nhịp hơn, nhân dân được đón tết trong cảnh yên bình:

Cả thành phố như nổ Tiếng pháo rền vang xa.

(Pháo tết)

Đấy là cái tết mà nhân dân ta chờ đợi đã rất lâu. Cuộc sống lại trở về trong cảnh yên bình, nhân dân không chỉ đón tết vui tưng bừng trong tiếng pháo nổ vang rền khắp mọi nơi. Nguyễn Duy còn nhận thấy cuộc sống của nhân dân giờ đây no ấm hơn, cái tết thật sự có ý nghĩa với mâm ngũ quả trên bàn thờ:

Tết bày mâm ngũ quả Nải chuối thật ngon lành Quả để ăn thì chín

Quả để thờ thì xanh.

(Chùm qu)

Tết bày mâm ngũ quả trên bàn thờ ông bà để cầu cúng cho năm mới được an vui hơn, làm ăn suôn sẻ hơn. Đó chính là phong tục truyền thống của dân tộc ta. Từ những thực tế quan sát hằng ngày, Nguyễn Duy đã khái quát lên triết lý sâu sắc về những điều băn khoăn, trăn trở, suy tư trước những đổi thay của cuộc sống mới. Cuộc sống ấm no của nhân dân hôm nay tất cả đều xuất phát từ sự đổi mới của Đảng và nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Là người lính đã từng tham gia chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, giờ đây nhìn thấy cuộc sống đổi mới như thế ông thật sự vui mừng:

Mười năm tôi ở đây

Thành phố giãn dân tạo dựng các nông trường Mía thành đường, đồng nước mặn nhiều tôm Chợ trời thưa hơn trộm cướp vắng hơn Nốt ghẻ bớt đi trên da thịt phố phường Nhìn trước nhìn sau cũng có điều an ủi.

(Mười năm bắm đốt ngón tay) Đảng ta đã có nhiều chính sách mới giúp cho cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn, xây dựng nhiều công trường mới, trồng mía, nuôi tôm, các tệ nạn xã hội giãm dần, nhà cửa của giờ đây khang trang và đường phố tấp nập hơn. Tất cả những điều ấy thật sự là niềm vui cho người lính Nguyễn Duy. Thế nhưng bên cạnh những điều đạt được, thì vẫn không thiếu những điều còn bất cập. Chính cuộc sống đổi mới ấy đã làm thay đổi bản chất của con người. Là người lính đã từng trải qua biết bao mưa bom bão đạn của chiến trường, tâm hồn và cuộc sống của họ ngỡ như không thể nào thay đổi được. Thế nhưng thực tế chính họ cũng bị tác động bởi cơ chế thị trường, phải lo cuộc sống cơm áo gạo tiền làm họ quên đi những năm tháng chiến đấu gian khổ, quên đi những đồng đội đã hi sinh nơi chiến trường. Chính cuộc sống đổi mới ấy đã gây nhiều hậu quả, những sai lầm nghiêm trọng, tệ nạn xã hội ngày càng tràn lan hơn, công cuộc đổi mới, thời đại kinh tế thị trường nên:

Ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn

Buôn hàng lậu - buôn quan - buôn thánh - buôn thần - buôn tuốt Quyền lực bày ra đấu giá trước công đường.

(Nhìn t xa T quc)

Cuộc sống hiện đại ngày nay đồng tiền chiếm vị trí độc tôn vì thế với bất cứ cái gì cũng đem ra bán đấu giá. Kể cả chức danh, quyền lực:

Quyền lực khiêu vũ mưu lược Bao tử lép kẹp khiêu vũ đủ thứ.

(Khiêu vũ)

Mọi đạo đức truyền thống của dân tộc giờ đây mất đi, con người dùng đồng tiền để mua danh, bán lợi. Thậm chí, con người có thể vì đồng tiền mà bất chấp hiểm nguy, phá hủy đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Nàng Tô Thị ngày xưa chờ chồng đến hóa đá. Sự hóa đá ấy chính là biến đổi để giữ được giá trị vĩnh hằng. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, liệu con người có còn giữ được phẩm chất ấy không? Nhìn vào sự thật những hiện tượng của cuộc sống, Nguyễn Duy suy ngẫm:

Người xưa hóa đá Người nay

Hóa gì

(Ám nh)

Người nay hóa gì đó là một câu hỏi không lời đáp. Nàng Tô Thị là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng cho sự son sắt, thủy chung. Đó là tấm gương đẹp đáng để chúng ta noi theo. Thế nhưng thực tế đau lòng là con người không những không noi theo, thậm chí còn phá hủy bức tượng khiến cho nàng phải chết hai lần. Đồng tiền với khả năng chi phối của nó đã làm con người biến chất, họ không còn nhận ra đâu là lẽ phải. Vì đồng tiền họ có thể làm tất cả, Nguyễn Duy đã nhìn thấy thực tế đau lòng ấy, ẩn đằng sau đó là cả một triết lý sâu xa, cả một sự suy tư, xót xa trước thực trạng đau lòng của xã hội mà ở đó cả thiền sư cũng bị tác động:

Thiền sư theo chợ bỏ chùa

Loay hoay thui chó nửa mùa hết rơm.

(Thiền sư)

Thiền sư vốn là người được tộn trọng trong xã hội, là người đoạn tuyệt với tham, sân, si. Thế nhưng với cuộc sống hiện tại, xã hội mà ở đó đồng tiền lên ngôi, chi phối mọi quan hệ xã hội thì chính thiền sư cũng bị tác động bởi cuộc sống cơm áo gạo tiền, phải bỏ chùa, nơi được xem là tôn nghiêm để đến với chợ đời. Ẩn đằng sau ấy là cả một sự chua xót cho cuộc đời:

Có lắm sự nhân danh lạ lắm

Mượn áo thánh thần che lối ma ranh Nhân danh thiện tâm làm điều ác đức Rao vị nhân sinh để bán món vị mình

(Đánh thức tim lc)

Nguyễn Duy dường như đã thấu suốt tất cả những thói hư tật xấu của xã hội.

Một xã hội mà con người chỉ sống với nhau bằng sự lọc lừa, dối trá. Họ mượn danh thánh thần, mượn danh thiện tâm để làm những điều ác đức, có hại cho con người

“Khẩu phật tâm sà” là thế. Tất cả như đi ngược lại với mọi giá trị đạo đức bao đời nay của dân tộc ta. Những giá trị đạo đức ngày xưa vốn được tôn trọng, thờ kính bao nhiêu thì giờ đây lại càng bị xuống cấp bấy nhiêu. Đồng tiền dường như đã len lỏi vào tận ngõ ngách của cuộc sống, thậm chí cả địa hạt của thế giới bên kia:

Người về sắm sửa cho ma Ngựa xe khăn áo lụa là kim ngân Lăm lăm cái thước phàm trần Làm sao đo được thánh thần em ơi.

(Hàng mã)

Dân tộc ta vốn có phong tục cúng tế cho người chết. Nhưng giờ đây phong tục truyền thống ấy đã được hiện đại hóa cùng với sự hiện đại hóa của con người. Họ cúng tế cho người chết nào là ngựa, xe, áo lụa, kim ngân... Họ đem những ước vọng, nhu cầu vật chất tầm thường của mình để “áp đặt” lên thần thánh. Họ lấy thước phàm trần để đo giá trị của thần thánh, đó là một lối suy nghĩ hời hợt mà không ít người theo khiến nó đã trở thành phong trào. Nguyễn Duy như muốn nhìn thẳng vào sự thật của cuộc sống hôm nay, ông xót xa tiếc nuối cho những giá trị đạo đức ngày xưa mà giờ đây xã hội đổi mới làm nảy sinh thêm bao tệ nạn:

Sự thật hôn mê - ngộ độc ca ngợi Bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại Biết thế nhưng mà biết làm thế nào.

(Nhìn t xa T quc)

Nhận ra được thực tế nghịch lí, con người ngủ quên trên chiến thắng, không còn biết phân biệt đâu là lẽ phải, sự thật thì ngủ yên trong khi đó lại ca ngợi sự giả dối.

Thấu hiểu được thực tế đau lòng đó, ông mong muốn thay đổi nhưng làm sao thay đổi

được Biết thế nhưng mà biết làm thế nào. Nếu cá vị La Hán chùa Tây Phương ngày xưa đau lòng trước cảnh dân sinh nghèo khổ, các vị muốn tìm cách để giải thoát cho sự bế tắc của con người thế nhưng: Một câu hỏi lớn không lời đáp (Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy Cận), các vị đau đời nhưng có cứu được đời đâu. Với Nguyễn Duy ngày nay cũng thế, ông đã từng lăn lộn vào cuộc chiến, hi sinh cả tuổi xuân để giành độc lập cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Giờ đây đất nước phát triển con người chịu sự tác động của đồng tiền, đạo đức xuống cấp, ông thương xót cho thời đã qua cũng là thương xót cho thân phận của mình. Mọi sự thay đổi bao giờ cũng có hai mặt, đành rằng thay đổi để đưa đất nước phát triển, thế nhưng sự thật nền kinh tế thị trường làm cho vật giá leo thang, tác động đến đời sống dân sinh:

vật giá tăng vì hạ gia linh hồn

(Nhìn t xa T quc)

Con người giờ đây dường như đã bán linh hồn mình để đổi lấy sự giàu sang trong phút chốc. Giá cả tăng đến chóng mặt khiến cuộc sống ngày càng vất vả lao đao hơn trước những biến động của nền kinh tế thị trường. Nếu trước kia cầu cúng thần Phật để mong cuộc sống bình an thì giờ đây cầu cúng thần Phật để:

Cầu cho giá gạo hằng ngày đừng lên

(Nguyn cu)

Đồng tiền ám ảnh con người đến cả trong giấc mơ, thậm chí đến cả khi vào tận cõi thiền:

Dấn thân vào tận cõi thiền

Còn mơ Đụn Gạo, Đụn Tiền cho ai Hạc vàng về chốn Như Lai

Nỗi lo trần thế theo ngoài chân mây.

(Đoán mộng)

Cõi thiền vốn là nơi thanh tịnh, nơi tu hành siêu thoát không vướng bận vật chất. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại hóa như ngày hôm nay khi đã Dấn thân vào tận cõi thiền nghĩa là đã vào nơi thanh tịnh, lánh xa vòng đời ngỡ như tâm hồn sẽ được thanh tịnh. Thế nhưng nghịch lí là khi vào tận cõi thiền nhưng họ vẫn còn mơ đụn gạo đụn tiền, nghĩa là chưa thoát khỏi nỗi lo vật chất, chưa thoát khỏi phàm tục cõi trần.

Ẩn đằng sau nghịch lí ấy là cả một triết lý, Nguyễn Duy đánh vào lòng tham của con

người. Và trong cuộc sống mưu sinh ấy con người phải cật lực để tạo ra miếng ăn cho mình, mọi quy luật cuộc sống dường như bị thay đổi một cách chóng mặt để chạy theo cán cân kinh tế thị trường:

Các tụ điểm giải sầu lên cơn sốt chạy sô Tiếng hát hợp vào tai người nghe

Ca sĩ vã mồ hôi như võ sĩ

Sách vụ án đắt hàng còn thơ thì rất ế Các nhà văn ư ử ca cải lương

Cây bút đêm đêm thao thức như cây chổi quét đường.

(Mười năm bấm đốt ngón tay) Ca sĩ vốn phải đem lời ca tiếng hát để đem lại niềm vui cho con người. Nhưng giờ đây họ không chú trọng vào lời ca mà làm trò biểu diễn trên sân khấu như võ sĩ với những màn mua vui rồi sau đó sẽ quên ngay. Không chỉ thế, cuộc sống hiện đại năng động con người dần tìm đến với những điều thực tế hơn, không còn mơ mộng đến thơ, văn những phương tiện được xem là nơi rèn luyện nhân cách và đạo đức thẩm mỹ cho con người. Giá trị cao quý ấy giờ đây bị lãng quên. Nhà văn, nhà thơ giờ đây dường như cũng dần mất đi cảm hứng sáng tác. Vì cuộc sống mưu sinh hoặc là họ cố gắng sáng tác “chay” để đổi lấy tiền nhuận bút nhỏ nhoi hoặc là chuyển sang “nghề” khác như ca cải lương, mảnh đất mà với họ vốn không chuyên. Nhận thấy nghịch lí đau lòng ấy, Nguyễn Duy thương tiếc, xót xa cho thời đã qua. Trong thời buổi hiện đại, cái nhìn về cuộc sống của tác giả dường như hiện thực hơn, gai góc hơn. Nguyễn Duy thẫn thờ đặt ra câu hỏi, ông nghi ngờ cơ chế đổi mới của ta:

Đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới?

(Nhìn t xa T quc)

Nguyễn Duy sống gần gũi với nhân dân, những hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày được ông quan sát rất tinh tế, xã hội mà ông góp công gìn giữ giờ đây bị xáo trộn. Bằng lối tư duy và sự quan sát nhạy bén của mình, Nguyễn Duy đã nhìn thấy những nghịch lý của xã hội. Cuộc thi hoa hậu vốn mang nhiều ý nghĩa, giờ đây không còn như thế nữa, Nguyễn Duy đã vẽ lên bức tranh của cuộc thi hoa hậu vừa nghiêm túc vừa nực cười, bộc lộ nhiều khía cạnh của nền kinh tế thị trường ngày nay. Ở đó ban giám khảo dường như tập hợp đủ mọi loại “nhà”, đủ mọi tầng lớp của xã hội với cách nhìn khác nhau:

Người thi người Còn ta thi nhìn

Trực giác có triệu chứng mất chuẩn Tri giác hồi này còn uốn éo hình sin Thiên hạ buông lơi cái nhìn thành thực Ban giám khảo có vẻ nhìn nghiêm túc Nhà khoa học ra dáng nhìn trung thực Nhà đạo đức nhìn he hé mắt

Nhà chức sắc nhìn nghiêng Nhà khoa học nhìn xiên

Nhà thơ lơ mơ nhìn cuốc hóa gà Nhà nhiếp ảnh nhìn lắt la lắt léo Nhà buôn nhìn lươn lươn lẹo lẹo...

(Hoa hậu vườn nhà ta)

Chất triết lý được Nguyễn Duy thể hiện trong thơ ẩn đằng sau nụ cười mỉa mai châm biếm những đối nghịch của xã hội. Nguyễn Duy đã dựng lên một cuộc thi hoa hậu mà ở đó các vị ban giám khảo không có cách nhìn, không có một chuẩn mực nhất định, mỗi người có một chuẩn riêng tùy theo nghề nghiệp của mình, cuộc thi như cả một xã hội thu nhỏ trong đó tập hợp đủ loại người, đủ loại nhà khoa học, nhà chức sắc, nhà phê bình, nhà thơ, nhà nhiếp ảnh, nhà báo, nhà buôn... mỗi người đều có một cách nhìn riêng không ai giống ai, tất cả các nhà ấy góp phần thi nhìn. Cả xã hội đảo lộn, ở đó chỉ có nhà quê là đáng thương nhất, hài hước đã tạo ra dòng trầm tư, thương cảm:

Nhà quê nhìn em bằng con mắt lá Mắt vui vui khúc ruột buồn buồn

Ta dán làm sao cho hết lỗ thủng định mệnh Em thoát làm sao khỏi cơ chế thị trường Hậu hoa hậu còn gập ghềnh lắm

Thua cũng thương mà thắng cũng thương Hồng nhan ạ giá ta làm giám khảo Để em thi với cỏ nội hoa vườn.

(Hoa hậu vườn nhà ta)

Nhà quê với sự thật thà chân chất của mình nên có cách nhìn chính xác nhất,

Một phần của tài liệu Chất triết lý trong thơ nguyễn duy (Trang 54 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)