1.1. Nhận xét chung
Trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc, giai đoạn văn học 1930- 1945 giữ một vị trí quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nền văn học về nhiều phương diện, đặc biệt về thể loại…Trong đó, truyện ngắn và tiểu thuyết là những thể loại gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật.
Về truyện ngắn: thời kì này, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ. Chưa bao giờ, truyện ngắn Việt Nam lại phong phú và đặc sắc như thế. Rất nhiều thể loại truyện đan xen nhau tạo nên một bản hòa điệu đa dạng, đầy âm thanh, màu sắc. Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan; truyện ngắn trữ tình lãng mạn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh; truyện ngắn viết về người nông dân và tri thức nghèo mang tư tưởng nhân sinh sâu sắc của Nam Cao. Tất cả đều nổi bật và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng. Những tác phẩm tiêu biểu của truyện ngắn thời kì này có thể kể đến Chí Phèo, Lão Hạc ( Nam Cao), tập truyện “ Vang bóng một thời” ( Nguyễn Tuân), Đồng hào có ma ( Nguyễn Công Hoan), Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), Vợ nhặt ( Kim Lân)…
Về tiểu thuyết: nếu như trong giai đoạn văn học 1900- 1930, ta chỉ biết nhiều đến tiểu thuyết Việt Nam qua tên tuổi của tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh thì đến giai đoạn này, tiểu thuyết đã trở thành một tâm điểm nổi bật trên văn đàn.
Trước tiên là sự ra đời của nhóm nhà văn “ Tự lực văn đoàn” với các thành viên như Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam...đã đưa tiểu thuyết thóat khỏi tính chất ước lệ, biền ngẫu để chuyển sang thời kì cách tân tiểu thuyết về: cách dựng truyện, cách xây dựng nhân vật thiên về khai thác nội tâm…Tiếp sau Tự lực văn đoàn, từ
năm 1936, tiểu thuyết Việt Nam đã trở nên thuần thục với sự xuất hiện của những cây viết xuất sắc như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tât Tố, Nguyên Hồng. Tiểu thuyết thời kì này cũng đan xen nhiều thể loại: tiểu thuyết hiện thực phê phán, tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực trào phúng… với những nội dung phong phú và đa dạng. Những tác phẩm tiêu biểu như: Số đỏ, Giông tố ( Vũ Trọng Phụng), Bỉ vỏ ( Nguyên Hồng), Sống mòn ( Nam Cao), Tắt đèn ( Ngô Tất Tố)…
Nhìn chung, các tác phẩm thuộc thể loại truyện ( giai đoạn 1930- 1945) đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật về nhiều phương diện. Nội dung của các truyện ngắn, tiểu thuyết giai đoạn này thường tập trung thể hiện cuộc sống khổ cực, tăm tối của nhân dân( Lão Hạc, Vợ nhặt…), phản ánh những xung đột, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội( Giông tố, Đồng hào có ma…); bộc lộ sự hoài niệm, trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống( Vang bóng một thời…); khắc họa thành công những hoàn cảnh điển hình, tính cách điển hình ( Chí Phèo, Tắt đèn…).
1.2. Nhận xét về các tác phẩm truyện được thiết kế trong SGK Ngữ Văn 11, tập 1( bộ cơ bản)
Vì tính chất quan trọng và cần thiết của giai đoạn văn học 1930- 1945 nên trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, tập 1 đã dành một số lượng tiết khá lớn để giảng dạy bốn tác phẩm truyện tiêu biểu giai đoạn 1930- 1945:
- Hai đứa trẻ: truyện ngắn trữ tình lãng mạn của Thạch Lam
- Chữ người tử tù ( trích từ tập truyện “ Vang bóng một thời”): truyện ngắn trữ tình của Nguyễn Tuân
- Đọan trích “ Hạnh phúc của một tang gia”( trích “ Số đỏ”): tiểu thuyết hiện thực trào phúng của Vũ Trọng Phụng
- Chí Phèo: truyện ngắn hiện thực phê phán của Nam Cao
Mỗi tác phẩm nêu trên đều có những nét đặc sắc riêng theo từng thể loại truyện, từng phong cách sáng tác của nhà văn. Vì vậy, để việc dạy học đạt hiệu quả, người GV cần nắm được những nét cơ bản quan trọng của từng tác phẩm, cụ thể là:
- Đối với tác phẩm “ Hai đứa trẻ”: đây là truyện ngắn trữ tình không có cốt truyện, tiêu biểu cho văn phong của Thạch Lam. Truyện có nhiều chi tiết nhỏ nhặt nhưng lại được sắp xếp một cách có chủ ý để miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật. Qua đó, Thạch Lam muốn gởi gắm một thông điệp nhân đạo nhẹ nhàng mà sâu sắc: cảm thương cho những kiếp người sống nghèo nàn, tăm tối và trân trọng
những ước muốn nhỏ nhoi của họ. Những kiến thức trọng tâm mà GV cấn hướng dẫn cho HS là cảnh phố huyện lúc chiều tối, diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên.
Ngoài ra, truyện ngắn này còn tiêu biểu cho bút pháp của Thạch Lam, đó là sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Ở chương trình Ngữ Văn THCS các em cũng đã từng làm quen với loại truyện này qua tác phẩm “ Tôi đi học” ( Thanh Tịnh).
- Đối với tác phẩm “ Chữ người tử tù”: đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong tập truyện “ Vang bóng một thời”. Nhân vật chính trong tác phẩm là Huấn Cao- một người vừa có tài, có tâm, có khí phách, bị án tử hình vì chống lại triều đình. Khi dạy tác phẩm này, GV cần tập trung làm nổi bật hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ ở cuối truyện. Đồng thời, GV cần hướng dẫn cho HS tìm hiểu bút pháp lãng mạn của nhà văn được thể hiện cụ thể qua việc dựng người, dựng cảnh
- Đối với đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia”: đây là đoạn trích khá tiêu biểu trong tiểu thuyết “ Số đỏ”. Đoạn trích tập trung thể hiện cảnh đi đưa tang của gia đình cụ cố tổ. Cốt truyện khá đơn giản, gần gũi với HS. Vì vậy, trong khi dạy, GV có thể đặt những câu hỏi để các em liên hệ thực tế. Tuy nhiên, khi dạy bài này, GV cần chú ý đến bút pháp trào phúng của đoạn trích vì đây là thủ pháp tiêu biểu mà nhà văn dùng để xây dựng nhân vật. GV cần tập trung phân tích cảnh “ đám tang gương mẫu” để qua đó cho các em thấy được sự châm biếm. mỉa mai sâu cay của nhà văn.
- Đối với tác phẩm “ Chí Phèo”: đây là tác phẩm được phân phối 3 tiết vì trong đó có hẳn một bài riêng để giới thiệu về tác gia Nam Cao. Vì vậy, người dạy cần dành một thời gian phù hợp để giúp các em nắm được khá cụ thể về Nam Cao, đặc biệt là phong cách sáng tác và đóng góp của ông trong hai mảng đề tài về nông dân và tri thức. Về phần tác phẩm “ Chí Phèo”, đây có thể xem là một kiệt tác của Nam Cao có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời, tác phẩm cũng là kết tinh tài năng nghệ thuật của Nam Cao. Nhân vật chính trong tác phẩm là Chí Phèo- một nhân vật vô cùng sinh động, tiêu biểu cho những tính cách rất người. Vì thế, nội dung cốt lõi mà GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu trong tiết dạy chính là quá trình tha hóa của Chí Phèo từ con người con vật và quá trình thức tỉnh của Chí từ
con vật con người; đồng thời giúp HS thấy được bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí