Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu
Môi trưòng : nhiệt độ, pH, DO đo mỗi ngày 2 lần bằng máy đo. NO3-
, NO2-, NH4+/NH3 thu mẫu vào chai nhựa (1 lit), thu mẫu định kỳ 2 tuần/lần và bảo quản lạnh đến khi phân tích xong.
Mẫu máu : thu mẫu máu ở động mạch đuôi để phân tích các chỉ tiêu huyết học. Sử dụng ống tiêm nhựa 1ml để thu máu cá , mỗi cá thu khoảng 0,4 – 0,6 ml và được giữ lạnh trong nước đá suốt thời gian lấy mẫu.
Thời gian thu mẫu huyết học : trước khi cho cá ăn thức ăn có trộn kháng sinh (ngày 0), ngày 1 (24 giờ sau khi cho cá ăn kháng sinh), ngày 7 trong khi cho cá ăn thức ăn có kháng sinh, ngày 7 sau khi ngưng cho cá ăn thức ăn có kháng sinh. Mỗi bể thu 3 cá/1 lần.
Sau khi thu mẫu, mỗi tháng toàn bộ cá được thu để cân đo khối lượng và chiều dài.
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu - Phân tích mẫu môi trường:
NO3- : Phân tích bằng phương pháp Salycilate.
NO2- : Phân tích bằng phương pháp Giess llosway.
NH4+/NH3 : Phân tích bằng phương pháp Indophenol blue.
- Phân tích huyết học.
Định lượng hồng cầu :
Hồng cầu đựơc đếm theo phương pháp Bauer (1974), dùng buồng đếm Neubauer. Nhuộm mẫu máu trong dung dịch Natt – Herrick.
Dung dịch Natt – Herrick :
NaCl 3,88 g
Na2SO4 2,5 g
Na2HPO4.12H2O 2,91 g
KH2PO4 0,25 g
Formalin (37%) 7,5 ml Methyl violet 0,1 g
Hoà tan các thành phần trên trong 1 lít nước, để qua đêm, chuẩn pH = 7,3, sau đó lọc qua giấy lọc.
Pha loóng mẫu mỏu 200 lần : 5àl mỏu + 995àl dung dịch Natt – Herrick, lắc đều và để trong 3 phút. Sau đó cho vào buồng đếm hồng cầu và đếm số lượng hồng cầu dưới kính hiển vi, đếm số lượng hồng cầu có trong 5 ô (mỗi ô gồm 16 ô nhỏ) trong số 25 ô của buồng đếm.
Hình 3.2 : vị trí đếm hồng cầu trên buồng đếm Neubauer Số lượng hồng cầu có trong 1mm3 được tính theo công thức :
A = 02 , 0
200
* a
Trong đó : A : Tổng số hồng cầu (106 tế bào/mm3) a : Tổng số hồng cầu trên 5 vùng đếm.
200 : Độ pha loãng hồng cầu (1:200).
0.02 : Thể tích của 5 vùng đếm (5 x 16 x 0,0025 mm2 x 0,1 mm) Định lượng các tế bào bạch cầu :
Cho 1 giọt máu cá lên lame kính và trải đều, để khô ở nhiệt độ phòng, sau đó ngâm trong methanol 1 đến 2 phút (Rowley, 1990). Nhuộm mẫu máu bằng phương pháp nhuộm Wright’ s & Giemsa (Humason, 1979 trích dẫn bởi Rowley, 1990). Các bước nhuộm mẫu :
- Nhuộm với dung dịch Wright trong 3-5 phút.
- Ngâm trong dung dịch pH 6,2-6,8 trong 5-6 phút.
- Nhuộm với dung dịch Giemsa trong 10-15 phút.
- Ngâm trong dung dịch pH 6,2 trong 10-15 phút.
- Rửa qua nước cất, để khô tự nhiên.
Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 100X.
Công thức tính các tế bào bạch cầu : H =
1500
*B A
Trong đó : A : tổng số hồng cầu đếm được trong buồng đếm (tb/mm3).
B : số lượng bạch cầu đếm được trên 1500 hồng cầu.
Đo Hematocrit (tỉ lệ huyết sắc tố %) : máu thu được cho vào ống thủy tinh (hematocrit tube) để đo tỉ lệ huyết sắc tố. Ly tâm hematocrit tube bằng máy ly tâm chuyên biệt trong 3 phút với tốc độ 12000 vòng/phút. Dùng thước đo có chia vạch từ 0-100% để xác định tỉ lệ huyết sắc tố (Larsen và Snieszko 1961) – trích dẫn Đỗ Thị Thanh Hương (1998).
Hình 3.3 Máy li tâm sigma 201m - Xác định tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống
Các chỉ tiêu tính toán :
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily weight gain, DWG) DWG =
1 2
1 2
t t
W W
−
− (g/ngày)
Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific growth rate, SGR) SGR = W W 100
1 2
1 2
t t
Ln Ln
−
− (%/ngày)
Với: W2 : Khối lượng cá cuối thí nghiệm W1 : Khối lượng cá trước thí nghiệm t2 : Thời gian bắt đầu (ngày)
t1 : Thời gian kết thúc (ngày)
Tỉ lệ sống của cá (survival rate, SR) SR = 100
N
n (%)
n : Số lượng cá lúc thu hoạch.
N : Số lượng cá thả ban đầu.
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR):
Hệ số tiêu tốn thức ăn là lượng thức ăn động vật thực sự ăn vào để tăng một đơn vị thể trọng. Thức ăn sử dụng được tính bằng khối lượng khô, cá nuôi được tính bằng khối lượng tươi.
Thức ăn sử dụng (g) FCR =
Khối lượng gia tăng (g)
Khối lượng thức ăn thừa được tính bằng cách đếm số viên thức ăn dư sau mỗi lần cho ăn để qui ra khối lượng khô, xác định lượng thức ăn cá đã ăn, rồi áp dụng công thức trên để tính hệ số chuyển hóa thức ăn.