II. THIẾT BỊ ĐÓNG HỘP RAU QUẢ
2. Thiết bị đóng hộp bao bì thủy tinh
• Nắp bao bì thủy tinh: tùy theo dạng chai lọ chứa dựng thực phẩm, tính chất và giá trị của thực phẩm bên trong, hạn sử dụng dài hay ngắn mà dùng loại nắp thích hợp cùng với thiết kế miệng chai tương ứng:
-Nắp có ren: làm bằng nhôm hoặc thiếc có phủ lớp sơn bên trong và bên ngoài, có đệm plastic dảm bảo độ kín, ngoài ra còn có nút đệm đậy miệng chai trước khi đậy nắp.
-Nút bấc: hình trụ tròn hay trụ tròn có mũ nấm thân trụ dài khoảng 4 cm nhô lên khỏi miệng chai khoảng 1,5 cm và được buộc dây thép bên ngoài.
-Nắp mũ: năp bằng thiếc có lót lớp đệm bằng gỗ bấc hoặc bằng cao su. Khi nắp được dập trên miệng chai bằng một lực cơ học tạo nên lớp gợn sóng trên miệng chai.
•Cách tạo mối ghép: 3 cách ghép nắp kim loại vào vành gờ của miệng lọ:
◊ Dùng con lăn ép để ghép chặt và kín nắp kim loại và vành đệm cao su vào miệng lọ.
◊ Dùng nòng bấm có cấu tạo đặc biệt để bấm nắp và vòng đệm cao su vào miệng bao bì. Lọ thuỷ tinh cùng với nắp được naang lên phía nòng đỡ. Khi nòng đỡ dập xuống thì nòng bấm tiến vào bóp móp lại và mắc chặt vào vành gờ của miệng lọ.
◊ Dùng nòng dập hình côn tác dụng từ trên xuống để dập nắp vào miệng chai và lọ miệng hẹp. Tuỳ cấu tạo từng loại máy mà chai và nắp được bàn đỡ nâng lên hay nòng hình côn dập xuống còn chai và nắp đứng yên.
Khi chịu lực thẳng đứng, nút kim loại bị bó lại do đường kính của nòng nhỏ dần tạo ra các nếp nhăn và bám chặt vào gờ miệng chai, đệm cao su hoặc chất dẻo có tác dụng bảo đảm độ kín của bao bì.
Ngoài ra kiểu nắp có ren dùng con lăn để đóng nắp.
• Thiết bị đóng nắp:
Chai và nắp di chuyển trên hai dây chuyền riêng biệt. Chai thuỷ tinh sau khi đã đi qua bộ phận nạp thực phẩm sẽ được di chuyển sao cho vừa đúng khi nắp hạ xuống gặp miệng chai và được bộ phận siết chặt nắp vào miệng chai.
Hình 12: thiết bị đóng nắp chai thủy tinh 3. Thieát bò gheùp kín bao bì plastic:
• Máy ghép thủ công: bao bì được cấu tạo dạng ống liền thân không có vết hàn, chỉ hàn đáy và đóng bao bì. Loại túi dạng ống liền thân chỉ có thể cấu tạo bằng một loại vật liệu, không thể ghép nhiều loại vật liệu khác. Thực phẩm khô sau khi được định lượng, được rót vào bao bì plastic dạng ống được hàn hay không hàn thân và được ghép mí trước, sau đó được ghép mí ở đầu nhập liệu. Thiết bị ghép mí bao bì plastic dùng nhiệt năng cao, nhiệt độ hàn thích hợp của từng loại plastic gây chảy mềm hai lớp trong cùng và chúng dính lại nhau.
Hình 13: máy ghép thủ công
• Máy tạo hình –rót-hàn-dán tự động: dùng cho các sản phẩm rau quả dạng bột, lỏng, paste…
Máy sử dụng màng mỏng từ một cuộn tròn (roll) màng này qua bộ phận tạo hình (former) thành hình ống bao quanh ống rót(filling tube). Ống màng mỏng nay sau đó được hàn bên , ống chuyển động xuống dưới và thanh hàn dán ngang đáy túi lại, dao cắt sẽ cắt rời sản phẩm cũ. Ngay khi đáy túi được hàn sản phẩm qua ống rót vào túi. Tốc độ của máy phụ thuộc vào tốc độ dán túi sao cho túi không bị bung ra do trọng lượng của sản phẩm. Đối với một số sản phẩm máy có thể đạt tốc độ 120 túi/phút, điều này thường đòi hỏi túi phải có cấu trúc nhiều lớp trong đó có một lớp dễ hàn cho phép dán nhanh và các lớp khác tạo độ cứng vững cũng như chống thấm. Các túi đáy bằng và các bao bì dạng tứ diện cũng được làm từ máy này nhưng đã được điều chỉnh để gấp và dán túi lại.
Hình 14: nguyên tắc rót vào túi plastic
Hình 15: máy tạo hình –rót-hàn-dán tự động
• Máy dán túi nhỏ ba phía:
Nguyên tắc hoạt động:nhập liệu từ trên xuống bắt đầu với một màng film chuyển động qua một cái rãnh và được gấp lại ở phía đáy sau đó nó được dán hai bên và cắt rời.
Một bộ phận nhấc túi và mở nó ra, sản phẩm được rót vào và túi được dán lại. Các máy này có thể hoạt động liên tục hoặc gián đoạn. Máy loại hai trục quay thực hiện việc hàn dán với một trục quay hàn dán và một trục rót sản phẩm. Sau khi được hàn bên một bộ phận sẽ thổi khí mở túi ở phía trên để rót sản phẩm vào, sau khi rót xong thì túi được dán lại.
Hình 15: Hệ thống dán túi nhỏ ba phía
• Thiết bị đóng nắp:
Đóng nắp có thể chia làm 4 loại lớn: dạng nút, dạng mũ, đóng nắp cố định, đóng kín.
Nắp dạng nút quen thuộc nhất là nút bần ngày nay được thay bằng nút polyetylen.
Nắp có thể được đóng vào vật chứa bằng ngàm để giữ nắp khi vặn hoặc ấn nó vào vị trí, cũng có thể đóng bằng con lăn. Trong mỗi trường hợp vật chứa được đưa đến vị trí đóng nắp bằng hệ thống chuyển động thẳng hoặc tròn, kiểu thứ hai cho tốc độ nhanh hơn. Nắp mũ sắt được dùng cho chai và hầu hết lọ đã được thay thế bằng nắp nhôm. Nắp chai hiện nay thường là các loại đã được tạo rãnh trước và làm bằng poliolefin, sau đó đậy vào miệng chai rồi được một dụng cụ chuyển động tròn vặn vào.