Phương pháp điều tra các chỉ tiêu sinh lý cơ bản

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản lên khả năng học tập của sinh viên (Trang 37 - 41)

Chương III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

2. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Phương pháp điều tra các chỉ tiêu sinh lý cơ bản

Ở mỗi địa điểm thu mẫu cố định một nơi để tiến hành đo chiều cao. Nơi cố định là mép tường hay mép cột và được chia sẵn vạch cm.

Yêu cầu người được đo bỏ dép, đứng thẳng người vào nơi cố định có chia vạch cm. Dùng thước thẳng đặt lên đỉnh đầu của người được đo, chiếu thẳng góc vào mép tường hay mép cột, đọc số đo trên mép tường, mép cột ta được chiều cao của người được đo.

2.2.2. Đo cân nặng

Dùng cân sức khỏe có giá trị max = 120 kg để đo cân nặng.

Hình 4: Cân sức khỏe 2.2.3. Đo huyết áp

Áp dụng phương pháp nghe mạch của Korotkov.

Dùng túi cao su quấn quanh cánh tay và ống nghe đặt trên động mạch cánh tay bên dưới túi cao su. Bơm căng túi cao su để ép vào động mạch cánh tay đến khi không nghe thấy mạch đập. Sau đó cho giảm áp lực túi cao su dần, khi nghe mạch đập lại, đó chính là HA tối đa. Tiếp tục cho giảm áp, lúc bắt đầu không nghe mạch đập nữa, đó chính là HA tối thiểu.

Hình 5: Bộ dụng cụ đo huyết áp 2.2.4. Đo nhịp tim

Xác định nhịp tim bằng phương pháp nghe tiếng tim.

Dùng ống nghe áp vào ngực phía bên trái người được đo và tiến hành nghe nhịp tim, một nhịp tim đập sẽ có hai tiếng: tiếng thứ nhất là tiếng tâm thu (mạnh, trầm và kéo dài 0,08 – 0,12 s), tiếng thứ hai là tiếng tâm trương (nhẹ, thanh, ngắn khoảng 0,05 – 0,08 s).

Hình 6: Ống nghe nhịp tim

Xác định nhịp tim bằng phương pháp nghe mạch (nếu trường hợp nghe tiếng tim không rõ. Nghe mạch của động mạch quay (radial artery) ở cổ tay. Mạch được tính theo số lần tim đập trong một phút và có thể đếm dễ dàng bằng cách đặt đầu ngón tay giữa và trỏ lên một động mạch nổi trên da. Ngón tay sẽ cảm thấy tiếng chuyển động nhè nhẹ của sóng áp lực trên mạch máu đó. Mỗi sóng tương ứng với một lần tim bóp.

2.2.5. Đo dung tích sống

Xác định dung tích sống bằng phương pháp thủ công.

Chuẩn bị một cái xô có thể tích là 14 lít, trên thành có chia vạch ml có giá trị từ 0,5 – 6 lít. Sau đó cho nước vào đến vạch chia đầu tiên (0 lít) và đặt nơi có bề mặt tiếp xúc bằng phẳng, độ cao ngang với tầm nhìn của người xem.

Phát cho đối tượng đo một cái bong bóng, hướng dẫn cách sử dụng và thổi bong bóng (hít một hơi thật sâu bằng mũi và thở ra gắng sức một hơi bằng miệng, cố gắng không cho hơi ra ngoài theo đường mũi, sau đó giữ chặt miệng bong bóng).

Đặt bong bóng đã được thổi vào xô nước đã chuẩn bị sẵn sao cho bong bóng chìm ngập trong nước, số đo mực nước dâng lên tương đương dung tích sống của người được đo.

2.2.6. Xác định nhóm máu

Bước 1: Vảy và vuốt nhẹ bàn tay (thường là tay không thuận), sát trùng ngón tay thứ tư bằng cồn 90o.

Bước 2: Tay trái giữ chặt và căng da đầu ngón tay người được trích máu sau đó dùng kim trích máu (mới, vô trùng) chích một vết sâu 1 – 2 mm ở đầu ngón tay đã được sát trùng (thao tác phải nhanh và đầu kim phải được chích thẳng).

Bước 3: Nặn giọt máu đầu cho vào 2 giọt kháng thể A và B đã nhỏ sẵn trên lame, dùng kim trích máu trộn đều máu và kháng thể, có thể gõ nhẹ và quan sát kết tủa. Kết luận nhóm máu như sau:

- Kết tủa ở cả 2 loại kháng thể: máu AB.

- Không kết tủa ở cả 2 loại kháng thể: máu O.

- Kết tủa kháng thể A, không tủa ở kháng thể B: máu A.

- Kết tủa ở kháng thể B, không tủa ở kháng thể A: máu B.

Hình 7: Dung dịch Anti A, Anti B xác định nhóm máu 2.2.7. Xác định số lượng hng cu

Bước 1: Vảy và vuốt nhẹ bàn tay (thường là tay không thuận), sát trùng ngón tay thứ tư (ngón đeo nhẫn) bằng cồn 90o.

Bước 2: Tay trái giữ chặt và căng da đầu ngón tay người được trích máu sau đó dùng kim trích máu (mới, vô trùng) chích một vết sâu 1 – 2 mm ở đầu ngón tay đã được sát trùng (thao tác phải nhanh và đầu kim phải được chích thẳng).

Bước 3: Nặn giọt máu đầu, dùng bông vô trùng lau khô và nặn giọt máu thứ 2 sao cho giọt máu tròn, gọn.

Bước 4: Dùng pipette đã chỉnh sẵn thể tích 0,005 ml và gắn đầu type hút máu cho vào eppendoft đã hút sẵn 0,995 ml dung dịch sinh lý 1 %. Sau đó dùng pipette trộn đều dung dịch trong eppendoft và đậy chặt nắp, chuyển vào phòng thí nghiệm chuẩn bị đếm (trong vòng 12 giờ).

Bước 5: Dùng pipette trộn lại dung dịch cho hồng cầu phân bố đều trong dung dịch sau đó hút khoảng 0,01 ml cho vào buồng đếm đã được sấy khô và có đậy sẵn lamele. Đặt buồng đếm lên kính hiển vi và đếm hồng cầu ở vật kính 10X.

Bước 6: Nếu dung dịch thừa nhiều phải dùng giấy thấm cho khô sau đó mới đặt lên kính để đếm. Đếm 5 ô lớn trong 25 ô của buồng đếm (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa).

Bước 7: Tính số lượng hồng cầu: Với 0,005 ml máu trộn trong 0,995 ml dung dịch sinh lý như vậy máu được pha loãng 200 lần. Gọi A là tổng số hồng cầu đếm được trong 80 ô nhỏ thì số lượng hồng cầu là: n = (A x 4.000 x 200)/80

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản lên khả năng học tập của sinh viên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)