Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản lên khả năng học tập của sinh viên (Trang 47 - 68)

2.2.1. Các ch tiêu sinh lý cơ bản của sinh viên ĐHCT

Qua điều tra và thống kê số liệu từ 152 mẫu phiếu điều tra (76 nam, 76 nữ) thì chúng tôi được các kết quả thống kê được trình bày trong các nội dung sau:

Chỉ số BMI

Bảng 10: Số lượng sinh viên thống kê theo chỉ số BMI

Nhóm người Số lượng Tỉ lệ (%)

Gầy 42 28

Bình thường 102 67

Béo phì 8 5

Bảng 10 cho thấy trong số 152 sinh viên được điều tra thì có 102 sinh viên chiếm 67 % là có chỉ số BMI ở mức bình thường, 42 sinh viên chiếm tỉ lệ là 28 % thuộc dạng gầy, còn lại 8 sinh viên (5 %) thuộc dạng béo phì. Kết quả thống kê này cho thấy đa số sinh viên ĐHCT là có tầm vóc bình thường hoặc gầy, chỉ một số rất ít (5 %) là có biểu hiện của tình trạng béo phì. Kết quả này, theo chúng tôi, có thể được giải thích là đa số sinh viên được thu mẫu là đối tượng học ở ĐHCT từ các vùng lân cận. Điều kiện thiếu thốn về vật chất hoặc do ăn uống không điều độ nên tỉ lệ sinh viên béo phì rất ít. Biểu đồ dưới đây cho tỉ lệ các nhóm sinh viên theo chỉ số BMI.

67%

5%

28%

Gầy Bình thường Béo phì

Hình 11: Biểu đồ biễu diễn tỉ lệ sinh viên phân theo chỉ số BMI

Hình 11 cho thấy tình trạng thiếu cân đối về tầm vóc của sinh viên ĐHCT, sinh viên có chỉ số BMI ở mức độ gầy chiếm đến hơn một phần tư (28 %). Ngoài việc ăn uống không đầy đủ thì nguyên nhân có thể là do sinh viên tập trung việc

học không chú tâm đến vấn đề luyện tập thân thể và chăm sóc sức khỏe và thể lực của mình.

Nhóm máu

Bảng 11: Tỉ lệ các nhóm máu theo hệ ABO của sinh viên ĐHCT Nghiên cứu Nguyễn Quang Mai, 2004

Nhóm máu A 23 % 21,5 %

Nhóm máu AB 7 % 6 %

Nhóm máu B 24 % 29,5 %

Nhóm máu O 46 % 43 %

Theo kết quả trong Bảng 11 cho ta thấy tỉ lệ các nhóm máu của sinh viên gần tương đương với tỉ lệ các nhóm máu này của người Việt Nam theo thống kê của tác giả Nguyễn Quang Mai (2004). Bảng 11 cho chúng ta thấy nhóm máu O chiếm tỉ lệ cao nhất trong số 4 nhóm máu, trong 152 sinh viên được điều tra thì có đến 70 người nhóm máu O, nhóm máu A và nhóm máu B chiếm tỉ lệ tương đương với nhau và nhóm máu AB chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ có 11 trong số 152 sinh viên được khảo sát là có nhóm máu AB.

Kết quả học tập

Bảng 12: Thống kê kết quả học tập của sinh viên ĐHCT

Xếp loại

Số lượng

sinh viên Nam Nữ Tỉ lệ %

Trung bình 14 10 4 9

Khá 84 50 34 56

Giỏi 45 14 31 30

Xuất sắc 8 1 7 5

Tổng 151 75 76 100

Qua số liệu thống kê của Bảng 12 có thể vẽ được hai biểu đồ (Hình 12 và Hình 13) thể hiện kết quả học tập của sinh viên trường ĐHCT như sau:

5%

30%

56%

9%

Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc

Hình 12: Tỉ lệ xếp loại học lực của sinh viên ĐHCT

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài thì sinh viên ĐHCT có kết quả học tập tương đối cao: xuất sắc 5 %, giỏi 30 %, khá 56 %, trung bình 9 %, không có sinh viên yếu kém. Kết quả học tập của sinh viên tại một trường đại học như vậy là khá cao, tuy nhiên đây chỉ là kết quả sơ bộ qua nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả này cần được so sánh với thống kê của phòng đào tạo trường ĐHCT để có kết luận hợp lý. Sau đây là biểu đồ kết quả học tập của sinh viên ĐHCT (có phân theo giới tính).

10 4

50 34

14 31

1 7 0

10 20 30 40 50 60 70 80 90

Số lượng sinh viên

Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc

Xếp loại

Nữ Nam

Hình 13: Biểu đồ biễu diễn kết quả học tập của sinh viên ĐHCT Hình 12 và Hình 13 cho thấy tỉ lệ sinh viên ĐHCT đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên chiếm đa số (91 %), sinh viên có kết quả trung bình chiếm tỉ lệ thấp

(9 %), không có sinh viên xếp loại yếu kém. Như vậy có thể nói kết quả học tập của sinh viên ĐHCT tương đối cao. Trong số đó ở các bậc xếp loại khá, giỏi, xuất sắc thì sinh viên nữ luôn chiếm số lượng đông hơn so với nam sinh viên, chẳng hạn trong 8 sinh viên xuất sắc thì có đến 7 người nữ chiếm 87,5 %, nam chỉ có 1 người, chiếm 13,5 %. Ngược lại, ở bậc xếp loại trung bình thì số lượng sinh viên nam lại chiếm đa số hơn sinh viên nữ cụ thể kết quả điều tra có 14 sinh viên xếp loại trung bình thì trong đó có đến 10 sinh viên là nam. Như vậy có thể kết luận rằng nữ sinh viên ĐHCT thì học giỏi hơn nam sinh viên ĐHCT. Nguyên nhân có thể là do nữ sinh viên chăm chỉ, tập trung và học tập có phương pháp hơn nam. Tuy cùng điều kiện đi học xa nhà, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh nhưng có thể ở nữ sinh viên thì thích nghi tốt hơn nên mức độ thành công trong học tập là cao hơn nam sinh viên.

Các chỉ tiêu sinh lý

Bảng 13: Các chỉ tiêu sinh lý của sinh viên ĐHCT phân theo giới tính

CÁC CHỈ TIÊU SO SÁNH NỮ NAM

Cân nặng (kg) 46,21a 58,26b

Chiều cao (m) 1,56a 1,69b

Dung tích sống (ml) 1702,7a 3098,6b

Huyết áp tối đa (mmHg) 108,36a 124,87b

Huyết áp tối thiểu (mmHg) 70,13a 79,61b

Nhịp tim (nhịp/phút) 74,47b 72,75a

Số lượng hồng cầu (triệu hồng cầu/ml máu) 5,0158a 5,6353b

Kết quả học tập (*) 3,55b 3,08a

Câu trả lời trắc nghiệm đúng/phút 0,49a 0,62b

Chế độ dinh dưỡng 12,08a 12,09a

Luyện tập thể dục thể thao 0,86a 1,99b

Giá trị: trung bình

Lưu ý: các giá trị có các chữ cái a, b giống nhau trong cùng một hàng thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

(*) Chú thích: Xuất sắc = 5 điểm; Giỏi = 4 điểm; Khá = 3 điểm; Trung bình = 2 điểm; Yếu, kém = 1 điểm.

Dựa vào thống kê của Bảng 13 chúng ta có thể so sánh được giá trị trung bình các chỉ tiêu sinh lý của nam và nữ sinh viên trường ĐHCT. Kết quả cho thấy số đo các chỉ tiêu sinh lý trung bình ở nam luôn lớn hơn ở nữ; khả năng nhanh nhạy trong tư duy ở nam cũng cao hơn so với nữ được thể hiện qua số câu trả lời trắc nghiệm đúng/phút. Tuy nhiên, bù lại thì kết quả học tập trung bình của nữ luôn cao hơn của nam. Đồng thời số liệu thống kê ở Bảng 13 còn cho ta kết quả so sánh như sau:

Chiều cao, cân nặng, dung tích sống của nữ sinh viên và dung tích sống của nam sinh viên có giá trị trung bình thấp hơn so với cùng chỉ tiêu trung bình và cùng giới ở ĐBSCL và cả nước theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2006).

Chiều cao, cân nặng, số lượng hồng cầu của nam và số lượng hồng cầu của nữ sinh viên có giá trị trung bình cao hơn so với cùng giá trị trung bình của nam, nữ ĐBSCL và cả nước trong thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2006).

Huyết áp tối đa và tối thiểu, nhịp tim trung bình của cả nam và nữ sinh viên đều có giá trị tương đương với chuẩn của thanh niên trong nước cùng độ tuổi (theo thống kê của Nguyễn Quang Mai (2004) - Bảng 24 – phụ lục.

2.2.2. Ảnh hưởng ca giới tính đến các ch tiêu sinh lý và kết qu hc tp ca sinh viên

Kết quả điều tra và thống kê cho thấy các chỉ tiêu sinh lý, kết quả học tập và khả năng tư duy của nam và nữ là khác nhau có ý nghĩa thống kê. Trong đó, các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao, dung tích sống, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, số lượng hồng cầu của nam thì cao hơn của nữ; chỉ tiêu nhịp tim thì ngược lại, nhịp tim của nữ cao hơn nhịp tim của nam (Bảng 13). Điều này là phù hợp với tất cả các tài liệu sinh lý học, các kết quả khảo sát mà chúng tôi tham khảo.

Kết quả điều tra và thống kê cũng cho ta thấy mức độ luyện tập thể dục thể thao và khả năng nhanh nhẹn trong tư duy ở nam là cao hơn so với ở nữ nhưng ở kết quả học tập thì cho kết quả ngược lại là nữ có xếp loại học lực trung bình cao

hơn nam và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95 % (Bảng 13). Như vậy chúng ta có thể kết luận được rằng giới tính có ảnh hưởng đến thói quen luyện tập thể dục thể thao và kết quả học tập của sinh viên, cụ thể là nam thường có khuynh hướng yêu thích và thường xuyên luyện tập hơn so với nữ và ở nữ thì khả năng học tập tốt hơn ở nam mặc dù khả năng nhanh nhẹn trong tư duy thì cao hơn nữ.

2.2.3. Ảnh hưởng của nhóm máu đến các ch tiêu sinh lý và kết qu hc tp ca sinh viên

Qua các phiếu điều tra, chúng tôi thu được các kết quả được thống kê trong bảng sau:

Bảng 14: Ảnh hưởng của nhóm máu đến số đo các chỉ tiêu sinh lý và kết quả học tập của sinh viên

Máu A Máu AB Máu B Máu O

Cân nặng (kg) 52,11a 48,68a 52,72a 52,60a

Chiều cao (m) 1,62a 1,62a 1,63a 1,63a

Dung tích sống (ml) 2534,38a 2145,45a 2463,89a 2365,71a Huyết áp tối đa (mmHg) 117,43a 114,09a 117,08a 116,36a Huyết áp tối thiểu (mmHg) 74,71b 69,09a 75,56b 75,50b Câu trắc nghiệm đúng/phút 0,48a 0,60a 0,55a 0,59a Kết quả học tập (*) 3,54ab 3,64b 3,14a 3,23ab Nhịp tim (nhịp/phút) 72,29a 72,55a 75,83a 73,30a Số lượng hồng cầu (triệu/ml máu) 5,5597a 5,7730a 5,3781a 5,2420a

Giá trị: trung bình

Lưu ý: các giá trị có các chữ cái a, b giống nhau trong cùng một hàng thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

(*) Chú thích: Xuất sắc = 5 điểm; Giỏi = 4 điểm; Khá = 3 điểm; Trung bình = 2 điểm; Yếu, kém = 1 điểm.

Kết quả cho thấy nhóm máu ảnh hưởng không đáng kể đến số đo các chỉ tiêu sinh lý cơ bản và khả năng tư duy của sinh viên, nghĩa là những người có nhóm máu khác nhau có số đo các chỉ tiêu sinh lý khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, so sánh kết quả học tập giữa những người có nhóm máu khác nhau thì những người nhóm máu AB có kết quả học tập trung bình cao nhất, trong số 11 sinh viên nhóm máu AB được khảo sát thì có đến 7 người xếp loại giỏi, 4 người còn lại xếp loại khá. Người nhóm máu B kết quả học tập thấp nhất. Trong 14 sinh viên xếp loại trung bình thì có đến 6 người máu B chiếm 42,8 %, còn lại là những người máu O chiếm 57,2 %. Kết quả cũng cho thấy những người máu A và những người máu AB thì không có đối tượng nào có xếp loại học tập ở mức trung bình.

Tuy nhiên, những người máu AB cũng không có đối tượng nào có xếp loại học lực xuất sắc. Kết quả này mang tính chất tham khảo. Để có những kết luận đúng đắn cần có thêm những nghiên cứu khác với quy mô lớn hơn.

0.48

0.6 0.55 0.59

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7

Máu A Máu AB Máu B Máu O

Nhóm người

Câu trắc nghiệm đúng/phút

Câu trắc nghiệm đúng/phút

Hình 14: Ảnh hưởng của nhóm máu đến số câu trắc nghiệm đúng/phút Hình 14 cho chúng ta thấy giữa các sinh viên có các nhóm máu khác nhau thì số câu trắc nghiệm trả lời đúng trong 1 phút chênh lệch nhau rất ít (khoảng 0,1 câu/phút) và sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này chứng minh nhóm máu không có ảnh hưởng đến khả năng nhanh nhạy trong tư duy của sinh viên.

3.23 3.14

3.64 3.54

2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7

A AB B O

Nhóm máu

Kết qu hc tp

Kết quả học tập

Hình 15: Ảnh hưởng của nhóm máu đến kết quả học tập của sinh viên ĐHCT Hình 15 cho thấy kết quả học tập trung bình của sinh viên ĐHCT là từ khá đến giỏi (3,14 – 3,64). Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng những người có nhóm máu AB có kết quả học tập cao nhất, kế đến là những người nhóm máu A, máu O và cuối cùng, kết quả học tập thấp nhất thuộc những người nhóm máu B.

Tuy nhiên sự khác biệt về kết quả học tập giữa các sinh viên có nhóm máu khác nhau là không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng nhóm máu không có ảnh hưởng đến khả năng học tập của sinh viên.

75.56 75.5

74.71

69.09

64 66 68 70 72 74 76 78

Máu A Máu AB Máu B Máu O

Nhóm máu

Huyết áp ti thiểu (mmHg)

Huyết áp tối thiểu (mmHg)

Hình 16: Ảnh hưởng của nhóm máu đến huyết áp tối thiểu của sinh viên ĐHCT Kết quả cho thấy những người có nhóm máu AB sẽ có HA tối thiểu thấp hơn những người có các nhóm máu khác và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy 95 %). Như vậy có thể kết luận rằng những người có HA tối thiểu thấp là những người nhóm máu AB. Những người còn lại có nhóm máu A, B, O thì HA tối thiểu là tương đương với nhau (từ 74 – 76 mmHg). Trong khi đó thì kết quả thống

kê ảnh hưởng của nhóm máu đến HA tối đa thì chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các sinh viên mang những nhóm máu khác nhau. Điều này cho thấy nhóm máu có khả năng chỉ ảnh hưởng đến HA tối thiểu của những đối tượng sinh viên mà chúng tôi đã điều tra.

2.2.4. Ảnh hưởng ca ch số BMI đến số đo các ch tiêu sinh lý và kết qu hc tp ca sinh viên.

Bảng 15: Ảnh hưởng của chỉ số BMI đến số đo các chỉ tiêu sinh lý và kết quả học tập của sinh viên

Gầy (BMI<18,5)

Bình thường (18,5 ≤ BMI <23)

Béo phì (BMI ≥ 23)

Dung tích sống (ml) 1846,3a 2584b 3112,5b

Huyết áp tối đa (mmHg) 109,40a 118,87a 124,38b

Huyết áp tối thiểu (mmHg) 71,30a 74,07a 83,13b

Câu trắc nghiệm đúng/phút 0,55a 0,57a 0,46a

Kết quả học tập (*) 3,52a 3,22a 3,38a

Nhịp tim (nhịp/phút) 74,74b 73,82b 65a

Số lượng hồng cầu (triệu hồng

cầu/ml máu) 5,2814a 5,3910a 5,9267a

Giá trị: trung bình

Lưu ý: các giá trị có các chữ cái a, b giống nhau trong cùng một hàng thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

(*) Chú thích: Xuất sắc = 5 điểm; Giỏi = 4 điểm; Khá = 3 điểm; Trung bình = 2 điểm; Yếu, kém = 1 điểm.

Kết quả điều tra cho thấy số đo dung tích sống và huyết áp tăng dần theo thứ tự người gầy – người bình thường – người béo phì. Ngược lại, cũng theo thứ tự đó thì nhịp tim lại giảm dần. Đồng thời kết quả ở Bảng 15 cũng cho chúng ta kết luận chỉ số BMI ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả học tập, khả năng tư duy và số lượng hồng cầu của sinh viên.

0 20 40 60 80 100 120 140

Gầy Bình thường Béo phì

Huyết áp

Huyết áp tối đa (mmHg) Huyết áp tối thiểu (mmHg)

Hình 17: Ảnh hưởng của chỉ số BMI lên huyết áp của sinh viên ĐHCT Kết quả điều tra và thống kê cho thấy chỉ số BMI càng cao thì huyết áp càng cao. Trong đó người có chỉ số BMI thuộc dạng béo phì là những người có huyết áp cao nhất. Kết quả này phù hợp với kết luận của các bác sĩ chuyên khoa: những người béo phì thuộc nhóm người có nguy cơ tăng huyết áp cao nhất. Như vậy ta có thể thấy rằng một bộ phận sinh viên ĐHCT cũng có nguy cơ bị béo phì và mắc các chứng cao huyết áp. Tuy nhiên mức độ cao huyết áp còn tương đối thấp và có thể khắc phục được bằng cách luyện tập cơ thể thường xuyên và hợp lý, cải thiện bữa ăn để nâng cao sức khỏe và chống lại các bệnh liên quan về tim mạch (Lưu Văn Hy, 2003).

2584

3112.5

1846.3

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Gầy Bình thường Béo phì

Nhóm người phân theo chỉ số BMI

Dung tích sng (ml)

Dung tích sống

Hình 18: Ảnh hưởng của chỉ số BMI đến dung tích sống của sinh viên ĐHCT

Hình 18 cho thấy người béo phì có dung tích sống cao nhất, kế đến là người bình thường và người gầy thì có dung tích sống thấp nhất. Như vậy, dung tích sống phụ thuộc vào kích thước cơ thể. Kết quả này phù hợp với các tài liệu tham khảo của chúng tôi.

73.82

65 74.74

60 62 64 66 68 70 72 74 76

Gầy Bình thường Béo phì

Nhóm người phân theo chỉ số BMI

Nhịp tim

Nhịp tim (nhịp/phút)

Hình 19: Ảnh hưởng của chỉ số BMI lên nhịp tim của sinh viên ĐHCT Hình 19 cho thấy những người béo phì có nhịp tim thấp nhất và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy 95 %). Kết quả này cho thấy chỉ số BMI có ảnh hưởng rõ rệt đến nhịp tim của sinh viên ĐHCT. Điều này phù hợp với nhiều tài liệu sinh lý học động vật.

Ở ba đối tượng sinh viên gồm gầy, bình thường và béo phì. Các kết quả thống kê về kết quả học tập, số lượng hồng cầu và số câu trắc nghiệm trả lời đúng trên phút là khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy vậy, từ bảng số liệu, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố dinh dưỡng đầy đủ có ảnh hưởng đáng kể lên sức khỏe của người. Người bình thường và người béo phì có dung tích sống cao khác biệt có ý nghĩa thống kê với người gầy. Tuy nhiên, người béo phì có nguy cơ cao huyết áp khi huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu cao khác biệt có ý nghĩa thống kê với hai nhóm người còn lại (Bảng 15).

2.2.5. Ảnh hưởng ca các ch tiêu sinh lý khác đến kết qu hc tp ca sinh viên

Bảng 16: Ảnh hưởng của dung tích sống, nhịp tim và số lượng hồng cầu đến kết quả học tập, khả năng nhanh nhẹn trong tư duy của sinh viên

Dung tích sống Thấp Bình thường Cao

Kết quả học tập (*) 3,40b 3,00a 2,94a

Câu trắc nghiệm đúng/phút 0,57a 0,57a 0,47a

Nhịp tim Thấp Bình thường Cao

Kết quả học tập (*) 3,36a 3,26a 3,37a

Câu trắc nghiệm đúng/phút 0,48a 0,57ab 0,63b

Số lượng hồng cầu Thấp Bình thường Cao

Kết quả học tập (*) 3,71a 3,18a 3,27a

Câu trắc nghiệm đúng/phút 0,58a 0,61a 0,57a

Giá trị: trung bình

Lưu ý: các giá trị có các chữ cái a, b giống nhau trong cùng một hàng thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).

(*) Chú thích: Xuất sắc = 5 điểm; Giỏi = 4 điểm; Khá = 3 điểm; Trung bình = 2 điểm; Yếu, kém = 1 điểm.

Kết quả cho thấy giữa những người có nhịp tim nhanh hơn thì số câu trả lời trắc nghiệm đúng trong một phút sẽ nhiều hơn những người có nhịp tim chậm và bình thường. Điều nay có thể là do những người có nhịp tim nhanh thì khả năng suy luận và tư duy của họ cũng nhanh dẫn đến trong thời gian như nhau thì số câu trả lời đúng của họ sẽ cao hơn những nhóm người còn lại (nhịp tim thấp và trung bình). Ngoài nhịp tim thì kết quả nghiên cứu trên các chỉ tiêu sinh lý như dung tích sống, số lượng hồng cầu và kết quả học tập cũng như trả lời các câu hỏi trắc nghiệm cho thấy mặc dù có sự chênh lệch về kết quả học tập và số câu trả lời trắc nghiệm đúng giữa những người có số đo trung bình các chỉ tiêu sinh lý thấp – bình thường – cao. Tuy nhiên, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản lên khả năng học tập của sinh viên (Trang 47 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)