1. Quy trình điều chế glucosamine hydrochloride
1.1 Quy trình điều chế glucosamine.HCl từ chitine của Đỗ Đình Rãng [11]
Đỗ Đình Rãng đã đưa ra quy trình điều chế glucosamine hydrochloride như sau:
Vỏ tôm khô, sạch, nghiền thành bột, sau đó đun sôi nguyên liệu với nước trong 2 giờ và gạn bỏ protein, sấy khô. Nguyên liêu khô đun trong HCl 5% tách khoáng, rửa sạch đến pH=7 và sấy khô. Khử hoàn toàn protein trong NaOH 5%, đun sôi. Sản phẩm rửa sạch đến pH=7, sấy khô. Chitine thu được có màu trắng phớt hồng. Từ chitine để chuyển hóa thành
Vỏ tôm tươi Rửa sạch Sấy khô
Ngâm vỏ tôm trong HCl 10% ở nhiệt độ phòng trong 12 giờ có khuấy
Rửa sạch
Thủy phân bằng NaOH 40% ở 1000C trong 8 giờ
Rửa sạch Sấy khô ở 600C
Chitosan
Rửa sạch Tách protein bằng NaOH 8% ở nhiệt
độ phòng trong 12 giờ
Tẩy màu bằng dung dịch Na2S2O4 1%
trong NaOH 1% trong 1 giờ ở 500C
Rửa sạch
glucosamin bằng cách thủy phân trong dung dịch acid HCl đậm đặc 36%, ở nhiệt độ 1000C, tẩy màu băng than hoạt tính, để kết tinh và lọc. Sấy khô, thu được tinh thể glucosamin hydroclorua trắng. Hiệu suất quá trình 51,4%.
Tóm tắt quy trình;
Hình 15 Quy trình sản xuất glucosamine hydrochloride của Đỗ Đình Rãng 1.2 Quy trình sản xuất glucosamine.HCl từ chitosan của Nguyễn Thị Luyến [7]
Thuyết minh quy trình:
Để khử khoáng, vỏ tôm được ngâm trong HCl 10%, tỷ lệ w/v = 1/10, ở nhiệt độ phòng trong thời gian 5 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch đến pH=7. Sau đó khử protein kết hợp deacetyl hóa trong NaOH 40%, tỷ lệ w/v = 1/10, ở nhiệt độ 95 – 1000C trong thời gian 6,5 giờ. Tẩy màu rửa sạch, sấy khô. Chitosan được đun trong HCl 35%, tỷ lệ w/v = 1/4, ở nhiệt độ 95 – 1000C trong thời gian 4 giờ. Sau đó lọc bỏ cặn, làm lạnh 0 – 20C trong thời gian 2 giờ khi đó kết tinh sẽ xuất hiện. Lọc tách kết tinh, hòa tan trong nước cất, khử màu qua than hoạt tính, cô cạn và lại thực hiện kết tinh. Sau khi kết tinh lần cuối (khoảng 3 lần), tinh thể trắng, lọc lấy tinh thể đem rửa lại bằng cồn, sau đó sấy khô ở 50 – 600C.
Chitine Thủy phân bằng HCl 36% ở nhiệt độ 1000C
Tẩy màu
Kết tinh
Lọc Sấy khô
Glucosamine hydrochloride
Luận văn tốt nghiệp 32 SVTH: Nguyễn Ngọc Thái Trân Quy trình điều chế glucosamine hydrochloride từ chitosan được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Hình 16 Quy trình sản xuất glucosamine hydrochloride của Nguyễn Thị Luyến 2. Quy trình điều chế glucosamine sulfate
2.1 Quy trình điều chế glucosamine sulfate thứ nhất
Cho vào bình phản ứng 6,45g (0,03mol) glucosamine hydrochloride và 2,04g KHSO4
(0,015mol). Hòa tan hỗn hợp trong 2,5ml H2O. Sau đó tiếp tục cho từ từ 150ml isopropanol và khuấy đều trong một giờ.
Hỗn hợp phản ứng tiếp tục được khuấy trộn đều trong 4 giờ, sau đó giữ ở nhiệt độ 0 – 50C trong 16 giờ để glucosamine sulfate kết tinh hoàn toàn. Sản phẩm được lọc chân không ở áp suất 150 mmHg, và được rửa sạch 2 lần với mỗi lần 25ml isopropanol.
Muối glucosamine sulfate thu được có màu trắng. Sản phẩm được sấy khô ở 250C, áp suất 2mmHg, khối lượng 6,94g. Phần trăm K trong muối %K = 7,16%.
2.3 Quy trình điều chế glucosamine sulfate thứ hai
Cho vào bình cầu 3 cổ 5,18g glucosamine hydrochloride, thêm tiếp 16,8g nước tinh khiết sao cho lượng nước vừa đủ hòa tan glucosamine.HCl, gắn bình cầu với hệ thống đun hoàn lưu và một nhiệt kế để đo nhiệt độ trong bình, khuấy trộn liên tục (sự hòa tan của glucosamine.HCl là thu nhiệt từ môi trường ngoài) cho đến khi thu được dung dịch trong suốt.
Chitosan Đun trong HCl 35% ở nhiệt độ 90-
950C trong 4 giờ Lọc bỏ cặn Lọc lấy tinh thể
Hòa tan trong nước cất Khử màu
Cô cạn Kết tinh lại
Glucosamine hydrochloride
Làm lạnh ở 0- 20C trong 3 giờ
Sau khi khuấy đến dung dịch trong suốt, thêm vào dung dịch 2,12g K2SO4 và tiếp tục khuấy khoảng 1 giờ ở nhiệt độ 25 – 300C để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó tiếp tục cho vào bình cầu 67,2g isopropanol để kết tủa glucosamine sulfate. Hỗn hợp phản ứng được duy trì ở 200C trong 4 giờ. Lọc sản phẩm, và rửa sạch sản phẩm với 100ml isopropanol.
Glucosamine sulfate được sấy ở nhiệt độ 700C trong điều kiện chân không trong 8 giờ.
Glucosamine sulfate potassium chlohydride có màu trắng. đẹp.
Luận văn tốt nghiệp 34 SVTH: Nguyễn Ngọc Thái Trân