Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 -1969

Một phần của tài liệu sử dụng ảnh tư liệu Hồ Chí Minh (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ HỒ CHÍ

2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 -1969

2.1.2. Mục tiêu 2.1.2.1. Kiến thức

Nội dung giai đoạn lịch sử Việt Nam (1946 – 1969) trong sách giáo khoa lớp 12 được chia thành 5 bài, từ bài 18 đến bài 22. Dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn này giúp HS hiểu được những âm mưu, tội ác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mỗi chiến dịch chuyển mình trong kháng chiến chống Pháp, mỗi đời tổng thống Mỹ áp dụng một chiến lược chiến tranh, chiến lược này thất bại được thay bằng chiến lược khác “hợp thời” hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiến hành công cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì thắng lợi.

Sau đó là cuộc kháng chiến chống. Miền Bắc đã Mĩ khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục (1954 – 1960)… MB trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh. Thắng lợi đó tạo cơ sở chính trị tinh thần và vật chất để nhân dân MB tự bảo vệ, liên tiếp đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ từ (1965 – 1969). Đồng thời, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn MN.

Miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trực tiếp chống Mĩ và tay sai, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ, giải phóng MN, thống nhất nước nhà.

Các em hiểu được thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước là do đường lối chỉ đạo về chính trị, quân sự độc lập, sáng tạo của Đảng. Đó là đường lối tiến hành đồng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở MN và cách mạng XHCN ở MB. Với đường lối đó, cách mạng nước ta đã kết hợp được sức mạnh của tiền tuyến lớn với tiềm lực của hậu phương lớn, động viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân, toàn quân vào cuộc chiến đấu. Tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng là sức mạnh to lớn của nhân dân hai miền trong cuộc chiến đấu đầy hy sinh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang.

Học LS giai đoạn này giúp các em củng cố và hình thành các khái niệm:

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng XHCN, các chiến lược chiến tranh, chủ nghĩa thực dân kiểu mới… So sánh nhiệm vụ cách mạng hai miền, chủ nghĩa thực dân kiểu cũ với chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đánh giá đúng vai trò của MB, MN trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng.

2.1.2.2. Kĩ năng

Nội dung lịch sử từ năm 1946 – 1969 rất phong phú và giàu hình ảnh, nếu GV biết kết hợp đa dạng các phương pháp, phương tiện dạy học: tài liệu tham khảo, bản đồ, tranh ảnh…sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển toàn diện HS. Nếu GV biết kết hợp các hình thức, phương tiện dạy học sẽ giúp học sinh tái hiện lại bức tranh quá khứ sinh động như nó đã tồn tại. Do đó có tác dụng phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, phát triển kĩ năng hình thành khái niệm, biểu tượng, rút ra quy luật và bài học LS cho học sinh; các em biết cách sử dụng, phân tích bản đồ, sưu tầm tài liệu, thơ ca… Đặc biệt là kĩ năng tư duy độc lập: Phân tích, so sánh, khái khoát, tổng hợp, đánh giá

quen với công tác nghiên cứu khoa học. Đồng thời, HS biết đánh giá vai trò của cá nhân trong LS, nhìn nhận sự vật hiện tượng trong sự phát triển của nó.

2.1.2.3. Tư tưởng, tình cảm

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 – 1969 được ví như một bản anh hùng ca bất diệt, là kết tinh của truyền thống yêu nước và sức mạnh dân tộc. Vì vậy, nó có ưu thế trong giáo dục tư tưởng, đạo đức và hình thành nhân cách HS.

Tội ác xâm lược thực dân Pháp của đế quốc Mỹ gây bao đau thương mất mát cho nhân dân MN. Từ đó giáo dục cho HS lòng căm thù quân xâm lược, căm ghét chiến tranh, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và thông cảm với nỗi khổ của nhân dân.

Những tấm gương chiến đấu hy sinh quên mình vì Tổ quốc của thế hệ anh hùng: người mẹ, người chiến sĩ, thanh niên xung phong, hiên ngang trước cái chết, trước thủ đoạn tra tấn của kẻ thù, ý chí vượt lên sự khốc liệt của chiến tranh như Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, La Thị Tám, mẹ Suốt… sẽ khơi dậy trong trái tim học sinh lòng biết ơn vô hạn, sự kính phục và noi gương, ghi nhớ công lao đối với những anh hùng đã ngã xuống vì hoà bình cho dân tộc. Từ đó, các em ý thức được trách nhiệm của mình trong cuộc sống và học tập như thế nào đế xứng đáng với thế hệ đi trước.

Không những thế, DHLS Việt Nam giai đoạn năm 1946 – 1969 còn giáo dục cho HS lòng biết ơn đối với Đảng Bác Hồ, kính trọng quần chúng nhân dân, tình yêu lao động. Cho đến ngày nay, dư âm của cuộc kháng chiến anh hùng vẫn còn vang mãi và những di chứng do hậu quả của cuộc chiến tranh mà hàng triệu con người phải gánh chịu. Từ đó các em có ý thức giúp đỡ những người cô đơn, thương bệnh binh, gia đình chính sách, người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam; hưởng ứng phong trào “đền ơn đáp nghĩa” ở địa phương. Các em có quyền tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh và biết giữ gìn truyền thống ấy, thấy được trách nhiệm bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Đặc biệt là ý thức giữ

gìn chủ quyền biển đảo trước hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông.

2.1.3. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 – 1969

Lịch sử Việt Nam từ 1946 – 1975 tương ứng với chương III và IV “Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1969 ”, SGK Lịch sử lớp 12. Cách mạng Việt phải hoàn thành kháng chiến chống Pháp sau đó tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược: cách mạng XHCN ở MB, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở MN, cả nước cùng thực hiện mục tiêu chung: bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH.

Hơn 21 năm tiến hành cách mạng XHCN, nhân dân MB đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy còn những sai lầm và hạn chế nhưng nền kinh tế - văn hoá đã bắt đầu phát triển. Trước tình hình đó Đảng tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III(12/1960). Đại hội đề ra nhiệm vụ cách mạng cả hai miền và cách mạng chung của cả nước, đồng thời đề ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965). Giữa lúc đó, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại. MB vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, với các phong trào thi đua “chắc tay súng, vững tay cày”, “dũng sĩ diệt Mỹ”, “ba sẵn sàng”… Nhờ vậy, MB không những đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, mà còn là hậu vương vững chắc cho MN đánh Mỹ.

MN tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng MN thống nhất đất nước (1954 - 1975). Đây là giai đoạn tấn công liên tục để đẩy lùi từng bước, lần lượt đánh bại các chiến lược của địch, tiến lên đánh bại toàn bộ quân địch giành thắng lợi hoàn toàn.

Từ năm 1954 - 1959 là thời kỳ đấu tranh chính trị đòi Mỹ - Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) đã mở đầu cho cuộc đấu tranh vũ trang, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh một phía”

tranh đặc biệt” 1961 - 1965: cố vấn Mỹ và phương tiện chiến tranh hiện đại cùng quân đội tay sai để làm thay đổi tình thế. Với phong trào phá Ấp chiến lược, tiêu biểu là chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã… quân dân MN đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Hốt hoảng trước thất bại Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” 1965 - 1968, song với chiến thắng Vạn Tường, hai mùa khô, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968) của quân dân MN đã buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược mới “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” 1969 – 1973, Mỹ phải đàm phán với ta ở Hội nghị Pari.

Dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1946 – 1969 có ý nghĩa lớn trong việc bồi dưỡng nhận thức, phát triển kĩ năng và giáo dục tư tưởng cho HS. Vì vậy, khi DHLS giai đoạn này GV cần chú ý nâng cao hiệu quả bài học, tìm ra biện pháp sư phạm phù hợp để giúp HS có biểu tượng về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vẻ vang của dân tộc. Những chiến công gắn với con người và địa danh cụ thể, khôi phục lại khí thế thần tốc của quân dân ta một cách chân thực, khoa học và sinh động nhất. Một trong những biện pháp sư phạm đó là sử dụng thơ - ca cách mạng vào DHLS giai đoạn này cụ thể hóa sự kiện lịch sử, khơi dậy hứng thú học tập bộ môn, nâng cao hiệu quả bài học.

Một phần của tài liệu sử dụng ảnh tư liệu Hồ Chí Minh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w