Một số yêu cầu khi sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu sử dụng ảnh tư liệu Hồ Chí Minh (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ HỒ CHÍ

2.3. Một số yêu cầu khi sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông

Sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh trong DHLS sẽ làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn, khơi gợi niềm say mê, hứng thú học tập lịch sử cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Vì vậy, khi sử dụng nguồn tài liệu này trong giờ học LS phải tuân thủ những yêu cầu của lí luận dạy học nói chung và phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo nói riêng.

2.3.1. Việc sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh phải đảm bảo tính Đảng, tính khoa học

Có thể khẳng định một nguyên tắc chung mang tính định hướng trong DH ở nước ta là phải đảm bảo tính Đảng, tính tư tưởng. Khai thác và sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh trong DHLS Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1969 giúp HS nhận thức LS một cách nhẹ nhàng và sâu sắc hơn, làm tăng hứng thú học tập LS cho các em. Để làm được điều này, người GV dạy lịch sử phải đứng vững trên lập trường, quan điểm của Đảng, quán triệt tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục và LS. Những hình ảnh về Hồ Chí Minh được lựa chọn và sử dụng phải đảm bảo tính thực tế, phải gắn với cuộc sống kháng chiến, con người kháng chiến, phản ánh không khí và mang giá trị lịch sử.

Mặt khác, khi sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh trong DHLS phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS.Vì vậy, người GV dạy LS ngoài việc nắm chắc tri thức LS, cập nhật thành tựu mới nhất của khoa học LS mà còn phải am hiểu những hình ảnh về Hồ Chí Minh. Từ đó mới lực chọn được những hình ảnh về Bác phù hợp vào từng bài học, để HS thấy bóng dáng của Người, nội dung LS mà các em đang học ở trong đó.

Có những sự kiện, nội dung LS không phải chỉ trình bày là HS hiểu ngay được một cách đúng đắn và thấu đáo bởi tính phức tạp, nhạy cảm của nó như vấn đề cải cách ruộng đất trong kháng chiến chống Pháp, chính sách nhân nhượng của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp năm 1946, những sai lầm của

ngày nay phát triển hơn trước. Các em lại được tiếp xúc nhiều kênh thông tin, không dễ dàng chấp nhận cách trình bày và giải thích đơn giản, một chiều của GV và SGK. Với những nội dung LS như vậy, GV phải làm rõ bản chất của vấn đề để giúp HS nhận thức một cách đúng đắn về sự kiện đó. Việc sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh trong trường hợp này phải có sự dày công sưu tập đúng hình ảnh để có cái nhìn khách quan toàn diện.

2.3.2. Sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh phải phù hợp với nội dung môn học, bài học

Đây là một yêu cầu không thể thiếu khi sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh. Mỗi chương, bài đều có những nhiệm vụ nhận thức nhất định, đều phải đạt được yêu cầu cụ thể về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Do đó, mỗi nội dung LS có những tài liệu những hình ảnh về Hồ Chí Minh phù hợp.

Thông qua những hình ảnh về Hồ Chí Minh, HS tái hiện lại bức tranh quá khứ với những sự kiện sống động, chân thực. Trên cơ sở nhân vật, chiến công và địa danh có thật sẽ tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của HS làm nảy sinh những xúc cảm lịch sử.

Những hình ảnh về Hồ Chí Minh thuộc tài liệu lịch sử vì vậy cần phải đảm bảo giá trị lịch sử: Tính nhân dân, tính chiến đấu, tính nghệ thuật…Khi giá trị lịch sử được thể hiện thì những hình ảnh về Hồ Chí Minh mới có giá trị như một nguồn tài liệu quý trong DHLS. Tuy nhiên không phải sự kiện LS nào cũng cần có sự trợ giúp của những hình ảnh về Hồ Chí Minh, nên các hình ảnh phải phải phù hợp với nội dung bài học. Phù hợp với nội dung bài học đòi hỏi việc lựa chọn và sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh phải làm sáng tỏ thêm kiến thức LS, nếu lạm dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh sẽ làm loãng nội dung LS, nên khi sử dụng GV cần chú ý về mức độ cũng như phương pháp khai thác, tránh rơi vào trường hợp biến giờ học LS thành giờ liệt kê các hình ảnh về Hồ chủ tịch.

2.3.3. Sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh phải đảm tuân thủ các nguyên tắc dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh trong DHLS giáo viên phải đảm tuân thủ các nguyên tắc dạy học như: nguyên tắc liên môn, trao đổi, đàm thoại…nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Đảm bảo nguyên tắc này GV phải chú ý lựa chọn tài liệu. Có hình ảnh về Hồ Chí Minh liên quan đến nội dung LS đang học nhưng chỉ cần GV đưa ra là HS hiểu ngay vì nó được trình bày đơn giản. Những hình ảnh như thế chỉ mang tính chất minh họa. Vì vậy, GV nên ưu tiên chọn những hình ảnh về Hồ Chí Minh mà khi cung cấp cho HS sẽ tạo nên “tình huống có vấn đề”. Nói một cách đơn giản là các em sẽ nảy sinh nhu cầu khám phá, kích thích tư duy sáng tạo, buộc phải huy động kiến thức, trí nhớ, tưởng tượng để trả lời câu hỏi.

Mặt khác, đảm bảo nguyên tắc này, khi sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh đòi hỏi người GV phải biết vận dụng các PPDH một cách linh hoạt, thích hợp. Nếu sử dụng tài liệu này chỉ đơn thuần bằng phương pháp thông báo, tức là cho HS xem thì hiệu quả sẽ rất thấp. Đặc biệt sử dụng những hình ảnh về Hồ Chí Minh trong DHLS phải bám sát Nghị quyết 29 về đổi mới giáo đổi mới giáo dục, chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học.

2.3.4. Đảm bảo tính cụ thể

2.3.5. Sử dụng những hình ảnh vê Hồ Chí Minh trong DHLS phải mang tính điển hình, kết hợp chặt chẽ với các loại tài liệu tham khảo và các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả bài học

Một phần của tài liệu sử dụng ảnh tư liệu Hồ Chí Minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w