Các tác nhân gây ô nhiễm và sự ảnh hưởng đến sức

Một phần của tài liệu Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh (Trang 22 - 25)

VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO GIAO THÔNG

1.2 Ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông

1.2.2 Các tác nhân gây ô nhiễm và sự ảnh hưởng đến sức

Lượng khí thải của mỗi loại động cơ sẽ khác nhau tương ứng với lượng nhiên liệu được sử dụng để vận hành động cơ đó.Hiện nay, hai loại động cơ chính thường sử dụng là động cơ xăng và động cơ diesel.

Chương 1 Những vấn đề xung quanh GTX và ô nhiễm không khí do giao thông 13 - Động cơ xăng: sử dụng nhiên liệu xăng (phân đoạn nhẹ trong quá trình chưng cất dầu mỏ, gồm các hidrocarbon có nhiệt độ sôi từ 40-1200C)

- Động cơ diesel: dùng loại nhiên liệu là dầu diesel hay dầu nặng là phân đoạn của các hidrocarbon có nhiệt độ sôi cao hơn.

1.2.2.1 Carbon monoxide (CO)

Là sản phẩm khí không màu, không mùi, không vị, sinh ra do oxy hóa không hoàn toàn carbon trong nhiên liệu và trong điều kiện thiếu oxygen. CO ngăn cản sự dịch chuyển của hồng cầu trong máu làm cho các bộ phận của cơ thể bị thiếu oxygen. Nạn nhân bị tử vong khi 70% số hồng cầu bị khống chế (khi nồng độ CO trong không khí lớn hơn 1000 ppm). Ở nồng độ thấp hơn, carbon monoxide cũng có thể gây nguy hiểm lâu dài đối với con người: khi nồng độ 20% hồng cầu bị khống chế, nạn nhân bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và khi tỉ số này lên đến 50% não bộ con người bắt đầu bị ảnh hưởng mạnh.

1.2.2.2 Nitrogen monoxide (NO)

Là họ các nitrogen oxides, trong đó NO chiếm đa phần.N Ox được hình thành doN2 tác dụng vớiO2 ở điều kiện nhiệt độ cao (vượt qua 1100C). Nitrogen monoxide (x=1) không nguy hiểm nhiều, nhưng lại là cơ sở để tạo ra nitrogen dioxide (x=2).

Nitrogen dioxide (N O2) là chất khí màu hơi hồng, có mùi, khứu giác có thể phát hiện khi nồng độ của khí này trong không khí đạt khoảng 0,12 ppm. N O2 là chất khó hòa tan, do đó khí có thể theo đường hô hấp đi sâu vào phổi gây viêm và làm hủy hoại các tế bào của cơ quan hô hấp, nạn nhân bị mất ngủ, ho, khó thở. Nitrous oxide N2O là chất cơ sở tạo ra ozone ở hạ tầng khí quyển.

Chương 1 Những vấn đề xung quanh GTX và ô nhiễm không khí do giao thông 14 1.2.2.3 Hydrocarbon

Có mặt trong khí thải do quá trình cháy không hoàn toàn hoặc do hiện tượng cháy không bình thường, khí này gây tác hại đến sức khỏe con người chủ yếu là do các hydrocarbon thơm. Từ lâu các nhà khoa học đã xác định được vai trò của benzene trong căn bệnh ung thư máu khi nồng độ của nó lớn hơn 40 ppm hoặc gây rối loạn hệ thần kinh khi nồng độ lớn hơn 1g/m3, đôi khi khí này là nguyên nhân gây các bệnh về gan.

1.2.2.4 Sulfur dioxide (SO2)

Sulfur dioxide là chất háo nước, vì vậy rất dễ hòa tan vào nước mũi, bị oxy hóa thành H2SO4 và muối amonium rồi đi theo đường hô hấp vào sâu trong phổi.

Mặc khác, SO2 làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể và làm tăng cường độ tác hại của các chất ô nhiễm khác đối với nạn nhân.

1.2.2.5 Bồ hóng

Là chất ô nhiễm đặc biệt quan trọng trong khí xả động cơ diesel. Bồ hóng tồn tại dưới dạng những hạt rắn có đường kính trung bình khoảng 0,3mm nên rất dễ xâm nhập sâu vào phổi. Sự nguy hiểm của bồ hóng, ngoài việc gây trở ngại cho cơ quan hô hấp như bất kì một tạp chất cơ học nào khác có mặt trong không khí, còn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư do các hydrocarbue thơm mạch vòng (HAP) hấp thụ trên bề mặt của chúng trong quá trình hình thành.

1.2.2.6 Chì

Có mặt trong khí xả do chì P b(C2H5)4 được pha vào xăng với mục đích tăng tính chống kích nổ của nhiên liệu. Sự pha trộn chất phụ gia này vào xăng hiện nay

Chương 1 Những vấn đề xung quanh GTX và ô nhiễm không khí do giao thông 15 vẫn còn là đề tài bàn cãi của các giới khoa học. Chì trong khí xả động cơ tồn tại dưới dạng những hạt có đường kính cực bé nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc theo đường hô hấp. Khi đã vào được trong cơ thể, sẽ có khoảng từ 30 đến 40% lượng chì này đi vào máu. Sự hiện diện của chì gây xáo trộn sự trao đổi ion của não, gây trở ngại cho sự tổng hợp enzyme để hình thành hồng cầu và đặc biệt hơn nữa, sẽ có tác động lên hệ thần kinh làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Chì bắt đầu gây nguy hiễm đến con người khi nồng độ trong máu vượt quá 200 đến 250mg/lít.

Một phần của tài liệu Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)