2.2.1. Quy trình thông quan hàng hóa NK là phế liệu tại Cục HQHP
Hiện nay trong giai đoạn mở rộng thủ tục HQĐT theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg,Cục Hải quan TP Hải Phòng đang triển khai mở rộng thủ tục HQĐT ở tất cả các chi cục thuộccục. Quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa XK, NK thực hiện thủ tục HQĐT theo Thông tư 22/2014/TT-BTC Quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK thương mại và Quyết định 2396/QĐ- TCHQ ngày 09/12/2009 bao gồm 5 bước:
2. Gửi thông tin khai HQĐT đến cơ quan Hải quan;
3. Tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ cơ quan Hải quan:
4. Xử lý các phát sinh như sửa chữa tờ khai, giám định, mang hàng về bảo quản, tham vấn giá tính thuế, giải phóng hàng, xử lý vi phạm (nếu có);
5. Nộp thuế, lệ phí theo quy định.
Mặt hàng phế liệu nhập khẩu cũng như quy trình nhập khẩu hàng hóa thông thường. Hệ thống xử lý dữ liệu của cơ quan Hải quan sẽ thông báo hình thức kiểm tra hải quan tương ứng với 3 luồng. Chi tiết như Hình 1.2. Mô hình đánh giá rủi ro trong thông quan hàng hóa XK, NK tại chương 1.
Hệ thống sẽ thông báo hình thức kiểm tra hải quan. Luồng 1 (thường gọi luồng xanh) được hiểu là miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Luồng 2 (thường gọi là luồng vàng) được hiểu là kiểm tra trực tiếp hồ sơ và các chứng từ trong hồ sơ hải quan. Luồng 3 (thường gọi là luồng đỏ) được hiểu là kiểm tra trực tiếp toàn bộ hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Đối với phế liệu thì quy trình thủ tục để thông quan cũng được thực hiện theo 5 bước như trên. Đối với trường hợp mặt hàng nhập khẩu khai báo là phế liệu thì doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định về trình tự, thủ tục ký quý trước 15 ngày đảm bảo phế liệu nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
2.2.2. Áp dụng QLRR trong quản lý nhập khẩu phế liệu qua cảng Hải Phòng.
2.2.2.1. Quy trình QLRR trong thực hiện thủ tục hải quan tại Cục Hải quan Hải Phòng
a) Thiết lập bộ tiêu chí QLRR
Bộ tiêu chí này được xây dựng ở 2 cấp: Cấp TCHQ và cấp Cục.
Bộ tiêu chí QLRR gồm 04 loại tiêu chí: Tiêu chí theo quy định; tiêu chí phân tích; tiêu chí tính điểm rủi ro; tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên [16].
Việc xây dựng bộ tiêu chí rủi ro chia thành 5 nhóm chính cụ thể như sau:
nhóm tiêu chí ưu tiên; nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại DN thực hiện thủ tục HQĐT;nhóm tiêu chí phân loại hàng hóa và loại hình XNK; nhóm tiêu chí phân loại xuất xứ; nhóm tiêu chí phân loại hình thức thanh toán.
b) Phân tích và xác định mức độ rủi ro
Để xác định rủi ro của một lô hàng, Cục HQHP thực hiện thu thập thông tin, xác định rủi ro có thể phát sinh. Cục HQHP thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn như khai thác cơ sở dữ liệu của ngành. Việc tiến hành thu thập thông tin được thực hiện tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại thông tin và nguồn thông tin. Có thể tiến hành thu thập thông tin từ việc tổng hợp thông tin vi phạm, thông tin về dấu hiệu vi phạm trên địa bàn, ngoài địa bàn hoặc thực hiện tra cứu, kết xuất thông tin dữ liệu từ các hệ thống thông tin trong và ngoài ngành, cũng như có thể tiến hành khai thác, nghiên cứu từ các phương tiện đại chúng, cộng đồng DN…
Các bước tiến hành xác định rủi ro của một lô hàng gồm 4 bước sau:
Bước 1: Xác định mức độ rủi ro thông qua nhóm các tiêu chí quy định.
Bước 2: Xácđịnh mức độ rủi ro thông qua nhóm các tiêu chí phân tích, tiêu chí tính điểm.
Bước 3 Xác định rủi ro thông qua tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên.
Bước 4: KTSTQ.
c) Xây dựng phương án, kế hoạch xử lý rủi ro
Tùy theo mức độ rủi ro mà lô hàng được phân thành 3 diện: Luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.
d) Giám sát và đánh giá
Việc xem xét đánh giá rủi ro không chỉ được thực hiện trong giai đoạn đầu triển khai mà phải được tiến hành trong suốt quá trình và gắn với từng bước trong quy trình, coi đó là yếu tố xuyên suốt để hoàn thiện quy trình.
2.2.2.2. Áp dụng QLRR trong quản lý nhập khẩu phế liệu
Cũng như các mặt hàng khác, QLRR đối với phế liệu cũng tuân theo quy trình QLRR thông thường gồm các bước: Thiết lập bộ tiêu chí QLRR, phân tích và xác định mức độ rủi ro, xây dựng phương án kế hoạch xử lý rủi ro, giám sát và đánh giá.
Theo đó việc thiết lập bộ tiêu chí được thực hiện ở cả 2 cấp: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng. Tổng cục Hải quan thiết lập tiêu chí quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu là phế liệu, hệ thống tự động phân luồng đỏ. Phòng QLRR
Cục hải quan Hải Phòng thiết lập tiêu chí cập nhật hệ thống phân luồng kiểm tra đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu.
Cục Hải quan Hải Phòng sẽ thu thập thông tin, phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp dựa trên mức độ chấp hành pháp luật, loại hình doanh nghiệp, vốn kinh doanh, thời gian hoạt động, loại hình xuất nhập khẩu thường xuyên, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của doanh nghiệp và cả mặt hàng, tuyến đường phương thức nhập khẩu.
Phế liệu là mặt hàng nhạy cảm nên với mặt hàng này thì hệ thống phân luồng đỏ. Chi cục trưởng chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp Nhập khẩu phế liệu mở tờ khai dựa trên những tiêu chí QLRR đã được cập nhật sẽ quyết định tỷ lệ mức độ kiểm tra với từng tờ khai sau đó thực hiện kiểm tra cho lô hàng đã khai báo.
Nếu trường hợp có đủ thông tin cơ quan hải quan sẽ ra quyết định thông quan cho lô hàng đó. Trường hợp chưa có đủ thông tin cơ quan hải quan sẽ trưng cầu giám định của tổ chức chuyên môn được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định để phối hợp giám định lô hàng phế liệu nhập khẩu có đảm bảo các yêu tố để cho phép nhập khẩu vào Việt Nam. Cơ quan Hải quan thông quan cho lô hàng trên nếu đủ điều kiện và trên cơ sở kết quả của Tổ chức giám định.
2.2.3. Áp dụng nghiệp vụ kiểm tra trong quản lý nhập khẩu phế liệu 2.2.3.1. Áp dụng kiểm tra qua máy soi trong quản lý nhập khẩu phế liệu
Kiểm tra qua máy soi là phương pháp kiểm tra hữu hiệu đối với phế liệu nhập khẩu. Bởi thực tế có nhiều lô hàng kiểm tra bằng phương pháp thủ công khó phát hiện vi phạm. Đây là phương pháp kiểm tra không thâm nhập, không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.
Phương pháp này hiệu quả khi soi chiếu đối với hàng hóa đồng nhất như sắt thép phế liệu, giấy phế liệu…Các lô hàng nhập khẩu sau khai báo Hệ thống phân luồng đỏ với phương pháp kiểm tra qua máy soi. Hàng hóa được chuyển đến địa điểm kiểm tra máy soi để thực hiện soi chiếu.
Như đã đề cập ở trên trước năm 2015, Cục Hải quan Hải Phòng thiết lập tiêu chí kiểm tra mặt hàng phế liệu nhập khẩu 80% qua máy soi và 20% mở thủ công.
Nhưng từ đầu năm 2015 theo Quyết định 08/QĐ-TCHQ thì đối với những cảng có máy soi, thực hiện soi chiếu 100% container, kết hợp với kiểm tra thủ công, giám định hàng hóa theo các tiêu chuẩn quy định.
Qua kết quả soi chiếu nếu hình ảnh có nghi vấn, Trung tâm máy soi container sẽ phối hợp với Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai để quyết định mở kiểm tra thực tế đối với những lô hàng nghi vấn đó. Với phương pháp này cơ quan hải quan sẽ tiết kiệm được nguồn lực và lựa chọn được đối tượng mở kiểm tập trung, chính xác hơn. Mặt khác đảm bảo an toàn cho công chức hải quan trong quá trình tác nghiệp. Bởi thực tế là cơ quan hải quan chưa có đủ dụng cụ chuyên dùng để mở kiểm tại cảng 100% lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Thời gian quan Cục Hải quan Hải Phòng đã sử dụng máy soi hiệu quả trong việc quản lý phế liệu nhập khẩu. Đã phát hiện ra nhiều vụ việc vi phạm với thủ đoạn gian lận tinh vi của doanh nghiệp. Và nếu kiểm tra bằng phương pháp thủ công rất khó phát hiện. Nhất là đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu đóng lẫn với hàng cấm nhập khẩu và được cất giấu cuối container. Nhưng với phương tiện kỹ thuật hiện đại đã phát hiện được nhiều vụ việc điển hình.
2.2.3.2. Áp dụng kiểm tra thủ công trong quản lý nhập khẩu phế liệu qua cảng Hải Phòng
Kiểm tra thủ công là phương pháp trực tiếp xem xét thực tế trên hàng hóa, qua đó quyết định ngay việc thông quan cho lô hàng phế liệu nhập khẩu. Theo Thông tư 43/2010/TT-BTNMT tại mục 3.1.1 có quy định “Cơ quan hải quan kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường tại chỗ” với phế liệu nhập khẩu. Tuy nhiên phế liệu nhập khẩu thường đóng dạng rời trong container 20’ hoặc 40’ rất khó để kiểm tra bằng mắt thường. Theo quy định mới tại Quyết định 08/QĐ-TCHQ thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa 100% và với những cảng có máy soi, thực hiện soi chiếu 100% container, kết hợp với kiểm tra thủ công. Vậy nên ở Cục Hải quan Hải Phòng hiện nay việc kiểm tra thường bằng máy soi và chỉ kiểm tra thủ công kết hợp trong trường hợp cần thiết.
Các đơn vị trong quá trình tiếp xúc trực tiếp hàng hóa, lưu ý các chỉ dẫn rủi ro trên hệ thống để quản lý tốt hàng hóa là phế liệu nhập khẩu.
2.2.4. Hoạt động của lực lượng kiểm soát, kiểm tra sau thông quan để quản lý nhập khẩu phế liệu tại Cục Hải quan TP Hải Phòng
Đội Kiểm soát hải quan bằng các nghiệp vụ chuyên môn đặc thù của lực lượng kiểm soát như điều tra cơ bản, sưu tra, nghiên cứu nắm tình hình để xác định đối tượng, lô hàng có rủi ro cao để từ đó lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan là những doanh nghiệp, các lô hàng có dấu hiệu vi phạm hoặc có rủi ro cao về môi trường nhằm kiểm soát chặt chẽ nguy cơ nhập khẩu phế liệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Nhưng đồng thời cơ quan Hải quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu để sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước. Bởi đây là nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh đối với thị trường trong nước và cũng góp phần bảo vệ môi trường do xử lý, tận dụng được phế liệu, tái sản xuất và sử dụng.
Qua theo dõi và báo cáo thống kê trên toàn địa bàn Hải Phòng có khoảng trên 80 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Lợi nhuận từ nhập khẩu các loại phế liệu này rất cao nên một số các công ty đã bất chấp lợi ích môi trường để kiếm lợi riêng. Và đặc biệt là chế tài xử lý đối với hành vi này chỉ dừng lại ở mức độ hành chính với số tiền phạt theo hành vi và mức độ nghiệm trong thường không đáng kể so với lợi ích mà doanh nghiệp nhận được. Do đó không ít doanh nghiệp đã chấp nhận rủi ro và tiến hành nhập khẩu phế liệu bị cấm nhằm hưởng lợi.
Đội Kiểm soát hải quan với nghiệp vụ tuần tra, điều tra trinh sát đã phát hiện ra nhiều vụ việc doanh nghiệp nhập khẩu container rác phế liệu không nằm trong danh mục được nhập khẩu của nhà nước. Sau đó doanh nghiệp từ chối nhận hàng và điều nguy hại hơn là có nhiều container chứa ắc quy chì phế thải và các loại vi mạch điện tử (đây là loại hàng nằm trong chất thải nguy hại cấm nhập khẩu). Sự việc này đã thêm một lần nữa báo động tình trạng nhập khẩu phế liệu ồ ạt tại Việt Nam mà không xét đến vấn đề bảo vệ môi trường.
2.3. Thực trạng vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu qua cảng Hải Phòng
2.3.1. Thực trạng chung về vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu qua cảng Hải Phòng
Nhập khẩu phế liệu là nhu cầu cần thiết phục vụ hoạt động sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý hoạt động này. Khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng nhạy cảm là phế liệu, các chủ thể dễ vi phạm kể cả vô tình hay cố tình, dù đã có những chế tài xử phạt nhưng số lượng vi phạm không hề giảm, thậm chí nhiều trường hợp không thể giải quyết dứt điểm. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 8-2015, tại các cảng container lớn trên cả nước có khoảng 5.450 container lưu bãi từ nhiều ngày nay. Thời gian ngắn là khoảng 3 tháng, dài lên đến gần 10 năm. Trong đó, tại cảng Hải Phòng, số container ở dạng này lên tới hơn 5.060, chiếm 95% của cả nước, sau nữa là TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh [24].
Số container phế liệu kim loại, nhựa, giấy…phải chiếm gần 1000 container trong số còn đang tồn đọng [20]. Trong thời gian từ 01/04/2015 đến 1/04/2016, trong quá trình kiểm tra soi chiếu kết hợp với kiểm tra thủ công trong trường hợp nghi vấn, Cục Hải quan Hải Phòng đã phát hiện 17 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực XNK, chủ yếu là nhập chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp với 82 container, chiếm tỷ lệ 1,09% trên tổng số 7.527 container phế liệu nhập khẩu đã soi chiếu.
Trong thời gian qua, những vi phạm thường gặp phải trong quá trình nhập khẩu phế liệu về thường là: nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện theo quy định;
nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép. Doanh nghiệp khai báo hàng hóa khác nhưng trong nhập phế liệu, phế thải, gây ảnh hưởng môi trường như ắc quy chì... và nhiều trường hợp nhập khẩu hàng hóa không thuộc danh mục được quy định. khai báo nhập khẩu phế liệu nhưng đóng lẫn trong container là hàng cấm nhập khẩu, vi phạm công ước Cites, Basel.
Hàng hóa vi phạm chủ yếu là rác thải công nghiệp của nước ngoài như: sắt, thép, nhựa, giấy, dây chuyền, máy móc, thiết bị lạc hậu bị đình chỉ hoạt động, lốp ô tô đã qua sử dụng, ắc quy chì, bản vi mạch điện tử, các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến tầng ozon.
Bảng 2.3. Bảng số liệu vụ vi phạm đã phát hiện trong nhập khẩu phế liệu qua cảng Hải Phòng
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm
2015 Tổng
Số vụ vi phạm 8 11 7 13 18 57
Số tiền thuế truy thu
(triệu đồng) 1.230 1.691 1.076 1.166 1.615 6.778 Buộc tái xuất và tiêu hủy (tấn):
- Rác thải 7,3 10,5 8,65 14,55 24 65
- Nhựa phế liệu 27,5 34,8 29,7 321,5 336,5 750
- Thép phế liệu 27,1 32,6 40,3 99,2 112,8 312
- Ắc quy chì 4 6,9 7,03 25 62,07 105
Nguồn Phòng CBL&XLVP – Cục Hải quan Hải Phòng Theo đánh giá của các cơ quan chức năng cho rằng, nhập khẩu phế liệu đang trở thành một vấn đề lớn, vì công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hiện vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng gia tăng nhập khẩu trái phép phế liệu. Khối lượng phế thải buộc tiêu hủy, số vụ vi phạm trong XNK phế liệu được phát hiện chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng cho xử lý và tiêu hủy chất thải rắn hiện nay. Vấn đề không còn đơn thuần là tác động của rác thải phế liệu nhập khẩu đối với môi trường, mà đã trở nên “nóng” hơn khi tạo ra dư luận xấu đối với công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra chất thải rắn. Thậm chí đã có những nhận định nếu không ngăn chặn có hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành “bãi thải phế liệu” của nhiều nước.
Hiện nay các doanh nghiệp đã lợi dụng quy định về kiểm tra theo tỷ lệ, doanh nghiệp nhập khẩu nhiều container vi phạm, trong đó có những container hàng hóa đúng quy định để xuất trình cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận đúng
khai báo các lô hàng vi phạm thì doanh nghiệp không xuất trình để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan.
Bảng 2.4. Bảng số container phế liệu NK tồn đọng tại cảng Hải Phòng quá 90 ngày không có người nhận
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số container
tồn tại cảng Hải Phòng
186 309 355 2.352 5.200
Nguồn Phòng CBL&XLVP – Cục Hải quan Hải Phòng Thực tế vì lợi ích một số doanh nghiệp, hãng tàu vận chuyển hàng hóa là chất thải, phế thải nguy hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sau đó khi tới cảng Hải Phòng thì từ chối không nhận hàng hoặc không xác định được chủ sở hữu lô hàng trên. Đa phần tạm nhập là hàng hóa đã qua sử dụng, phế liệu, rác thải nguy hại nhưng không được tái xuất (gây tồn đọng tại cảng và ô nhiễm môi trường). Việc xử lý các container này không phải là đơn giản đòi hởi sự tham gia của nhiều đơn vị chức năng trên địa bàn thành phố cũng như tốn kém nguồn kinh phí tương đối lớn. Và đó là vấn đề rất khó giải quyết. Thực tế thì số lượng các container tồn tại cảng ngày càng tăng, cơ quan hải quan đã có nhiều giải pháp nhưng thực sự chưa hiệu quả và chưa ngăn chặn kịp thời việc các container hàng vô chủ ngày càng tăng tại cảng.
Điều đáng lo ngại là số container này đều chứa những mặt hàng nằm trong danh mục cấm nhập khẩu về Việt Nam. Số rác thải trong số container tồn đọng đó lên tới hơn 5.000 tấn ở trong tình trạng vô chủ khiến cơ quan chức năng ở Hải Phòng phải "đau đầu" tìm cách tiêu hủy.
Thủ đoạn các doanh nghiệp thường dùng là khai báo hàng tạm nhập, tái xuất, lợi dụng ưu tiên miễn kiểm tra phân luồng hàng hóa để khai báo không đúng tên hàng, đưa chất thải độc hại, rác thải công nghiệp vào Việt Nam hoặc tái xuất sang nước thứ ba. Sau đó, doanh nghiệp trốn đi, bỏ lại hàng đã nhập mà không tiến hành tái xuất. Một mánh lới khác là, trong quá trình nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ khai báo là mặt hàng thông dụng bình thường nhưng thực chất là nhập khẩu phế