Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu “Tăng cường công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu của Cục Hải quan Hải Phòng” (Trang 68 - 85)

3.2. Phương hướng quản lý phế liệu nhập khẩu của Cục Hải quan Hải Phòng

3.2.2.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể

- Về cơ sở pháp lý: Kiến nghị TCHQ để cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn về QLRR. Kiến nghị Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ công thương phối hợp hoàn

thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định về quản lý chất thải, phế thải đảm bảo rõ ràng, đầy đủ và dễ thực hiện. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về kiểm tra, giám sát hải quan, các cơ chế, chính sách quản lý, chính sách thuế có liên quan để đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động.

- Về xây dựng lực lượng: Xây dựng hệ thống đơn vị chuyên trách QLRR cấp Cục và cấp Chi cục theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu về nghiệp vụ. Trong đó, thành lập Phòng QLRR tại Cục và Tổ QLRR tại các Chi cục Hải quan, với tổng số khoảng 80 cán bộ, công chức làm công tác này (hiện nay khoảng trên 60). Toàn bộ số cán bộ, công chức này được đào tạo kiến thức cơ bản về QLRR; trong đó, trên 70% đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ về QLRR, chủ động và độc lập thực hiện được nhiệm vụ công tác được giao. Kịp thời đánh giá, nhận diện rủi ro của doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu qua địa bàn, đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả, tập trung nguồn lực quản lý phù hợp. Áp dụng QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT tăng khối luợng công việc cho lực lượng KTSTQ. Do đó để thực hiện tốt công tác này thì thời gian tới cần tăng cường nhân lực cho lực lượng KTSTQ đảm bảo giỏi về nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin: Xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin hải quan và thông tin nghiệp vụ hải quan đảm bảo việc cập nhật, chia sẻ, trao đổi cung cấp thông tin trong Cục và Tổng cục, đáp ứng cơ bản các yêu cầu nghiệp vụ của ngành Hải quan. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tích hợp và xử lý dữ liệu tự động, đảm bảo thời gian thực, nâng cấp, phát triển các phần mềm phục vụ quản lý, phân tích, đánh giá rủi ro; nâng cấp kết cấu hạ tầng mạng đảm bảo việc đồng bộ hóa dữ liệu và thông suốt hệ thống; xây dựng và tổ chức triển khai hệ thống thông tin tình báo (VCIS) trong khuôn khổ hệ thống thông quan và HQ một cửa (VNACCS) của TCHQ. Tiếp tục vận hành nâng cao hiệu quả, hiệu suất máy soi container đã được trang bị trong kiểm tra phế liệu NK qua cảng Hải Phòng.

- Về quản lý tuân thủ DN: Phát triển hệ thống thông tin quản lý DN trên cơ sở mở rộng thông tin dữ liệu về các đối tượng liên quan; kết nối, tích hợp thông

tin dữ liệu từ các hệ thống thông tin liên quan trong và ngoài Cục; tăng cường hợp tác với DN và các tổ chức, đơn vị liên quan trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của DN; chuẩn hóa các hoạt động thu thập, cập nhật, phản hồi thông tin; hoàn thiện các chức năng tổng hợp, theo dõi, đánh giá DN. Chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá DN chấp hành tốt pháp luật hải quan nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả đánh giá, phù hợp với thực tế công tác quản lý nhà nước về hải quan.

Thường xuyên cập nhật hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá rủi ro DN, phát triển các kỹ thuật đo lường, đánh giá tuân thủ DN để phục vụ việc theo dõi, đánh giá DN.

- Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: Xây dựng, nâng cấp và phát triển 06 hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan; triển khai nâng cấp, phát triển hệ thống VCIS ở giai đoạn 2; triển khai toàn diện, hiệu quả cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin với Tổng cục và Bộ, ngành liên quan; kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu với một số Bộ, ngành liên quan; đảm bảo cung cấp dữ liệu đánh giá rủi ro phục vụ tự động hóa trong các khâu nghiệp vụ hải quan đạt trên 60%; tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa dựa trên đánh giá rủi ro đạt trên 100%; sử dụng tối đa công suất máy soi.

3.3. Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu qua cảng Hải Phòng

3.3.1. Hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật

Chính phủ cần chỉ đạo Bộ tài nguyên mối trường phối hợp với Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan nghiên cứu, từng bước hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo khả thi. Nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu thông qua việc hoàn thiện các văn bản, chính sách có liên quan.

Thứ nhất, việc quy định về khái niệm “phế liệu” không rõ ràng như đã phân tích ở trên cần được sửa đổi. Đây là gốc rễ của vấn đề cần phải quy định thật rõ ràng thì việc áp dụng mới có thể minh bạch, chính xác. Để cụ thể hóa khái niệm

“phế liệu” thì cần có sự giải thích rõ ràng về nội hàm của các thuật ngữ “bị loại bỏ”. Thuật ngữ này nên được hiểu theo cả hai trường hợp chủ động và bị động. Có thể là chủ sở hữu tự mình chủ động loại bỏ ra hoặc trường hợp chủ sở hữu buộc

phải từ bỏ vật chất đó. Cần phân biệt rõ chất thải và phế liệu. Cần quan niệm chính xác về khái niệm "phế liệu, nguyên liệu thứ phẩm" với khái niệm "chất thải". Cần phải nhận thức rằng, "phế liệu, nguyên liệu thứ phẩm" là chất thải và hành vi nhập khẩu "phế liệu, nguyên liệu thứ phẩm" là hành vi nhập khẩu chất thải và từ đó cần có sự kiểm soát đặc biệt. Cũng nên phân biệt phế liệu với hàng hóa “đã qua sử dụng” để không lọt những chủ thể lợi dụng trốn tránh việc kiểm tra của hải quan.

Thứ hai, Cục Hải quan Hải Phòng kiến nghị TCHQ hướng dẫn thống nhất thêm về quy định kiểm tra thực tế hàng hóa phế liệu. Điều chỉnh lại quy định

“Kiểm tra thực tế 100% các lô hàng phế liệu nhập khẩu” trong Quyết định 08/QĐ- TCHQ. Việc này trên thực tế rất khó thực hiện, nên dựa vào các tiêu chí QLRR mà áp dụng mức kiểm tra với tùy từng doanh nghiệp, theo từng trường hợp cụ thể.

Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi bổ sung các chế tài xử lý mạnh với các trường hợp vi phạm nhập khẩu phế liệu gây ô nhiễm môi trường. Quy định xử phạt về hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa tạp chất vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu có cũng một mức phạt khá cao mà không xét đến tỷ lệ vượt quá.

Thứ tư, chúng ta nên bổ sung các quy định, chế tài nghiêm khắc về việc xử lý các container vi phạm, tồn lưu hiện đang là vấn đề hết sức nan giải.

Thứ năm, để hạn chế tình trạng biến Việt Nam thành nơi chứa phế liệu, yêu cầu các DN phải chấp hành nghiêm và theo đúng quy định xử phạt khi vi phạm về phế liệu, mà không vì bất cứ lý do nào khác phải xử lý phế liệu vi phạm tại Việt Nam. Đồng thời để ngăn chặn tình trạng các doanh nghiệp khác khi nhập khẩu phế liệu không đúng quy định, bị xử phạt vi phạm hành chính, buộc tái xuất nhưng không tái xuất sau đó xin tiêu hủy ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, nên có quy định chặt chẽ đối với những trường hợp vi phạm yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện việc tái xuất hàng vi phạm theo quy định, nếu doanh nghiệp không tái xuất thì thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định.

Thứ sáu, để ngăn chặn thải phế liệu vào Việt Nam, đề nghị các Bộ, ngành sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý về nhập khẩu phế liệu thông qua việc ban hành

các quy phạm pháp luật nhằm ngăn chặn sự xâm nhập máy móc, thiết bị cũ và chuyển giao công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Cần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường, chủ động nắm bắt tình hình, ngăn chặn từ xa việc chuyển rác thải, chất thải từ nước ngoài về Việt Nam.

Thứ bảy, đề nghị xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, hợp tác giữa các cơ quan công an, hải quan, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng… trong phòng ngừa, đấu tranh các vi phạm về môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các cơ quan chức năng cần tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp…

Thứ tám, Nhà nước cần phải xây dựng danh mục các chất cụ thể và chi tiết hơn. Những loại phế liệu được nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất phải được quy định rõ ràng, trong đó định lượng rõ mức độ cho phép tạp chất có lẫn là bao nhiêu, như thế nào là sạch, thế nào là bẩn, là vi phạm pháp luật.

Thứ chín, việc tiêu hủy các loại phế liệu tốn một nguồn ngân sách khá lớn nhưng điều quan trọng là nó sẽ tạo ra ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chính vì vậy Chính phủ cần phải có chế tài xử phạt nghiêm minh và đủ sức răn đe các doanh nghiệp cố tình nhập khẩu phế liệu độc hại. Phải làm sao ngăn chặn từ nguồn gốc của vấn đề này.

3.3.2. Nhóm biện pháp cho công tác quản lý nhập khẩu phế liệu ở cục Hải quan Hải Phòng

Ngoài việc nâng cao hiệu suất giải quyết thủ tục trong khâu kiểm tra hồ sơ hải quan như đối với mọi hàng hóa xuất nhập khẩu thì đối với mặt hàng nhạy cảm là phế liệu việc nâng cao hai công tác Hải quan là kiểm tra thực tế và quản lý rủi ro là hết sức cần thiết. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý phế liệu nhập khẩu thì nhất thiết phải nâng cao hoạt động hai công tác này. Một số biện pháp có thể thực hiện để nâng cao công tác này cụ thể như:

3.3.2.1. Tăng cường năng lực quản lý DN sản xuất, kinh doanh phế liệu

Cục Hải quan Hải Phòng đã quản lý hiệu quả các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu thông thường qua việc lập danh sách, hồ sơ doanh nghiệp và theo dõi tình hình nhập khẩu, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp. Với doanh nghiệp nhập khẩu thường xuyên thì cơ bản đã quản lý được. Cục Hải quan Hải Phòng cần phân bổ nguồn lực, tập trung quản lý một số doanh nghiệp có tần suất nhập khẩu ít, doanh nghiệp thường xuyên từ chối nhận hàng với các lý do khác nhau. Cần phối hợp tốt với cơ quan công an, cơ quan thuế nội địa, Sở Tài nguyên và môi trường, các hãng tàu, cảng vụ …để có thông tin trinh sát, thông tin khác phục vụ để đánh giá chính xác rủi ro của những doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Từ việc quản lý chặt hồ sơ doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu dưới mọi hình thức, để nắm bắt chặt chẽ các hoạt động ngay từ việc ký kết hợp đồng, vận chuyển, cất giữ, tiêu thụ ... do đó góp phần ngăn chặn nguy cơ nhập khẩu các loại phế liệu nguy hại hiệu quả hơn.

3.3.2.2 Biện pháp nâng cao công tác QLRR của Cục Hải quan Hải Phòng

Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ từ các hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Công tác QLRR thường tập trung vào rà soát, phát hiện các đối tượng có dấu hiệu rủi ro, trong khi công tác kiểm soát đi sâu vào việc tìm ra những đối tượng đang “ẩn” dưới các hình thức hoạt động hợp pháp, “chấp hành tốt pháp luật hải quan”... Việc phối hợp chặt chẽ giữa hai mặt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Cục Hải quan Hải Phòng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng thu thập thông tin để việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp chính xác. Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả phân luồng tờ khai, thiết lập tiêu chí kiểm tra. Phòng Quản lý rủi ro chủ động đánh giá, phân tích rủi ro đối với những doanh nghiệp nhập khẩu với tần suất và số lượng lớn, có nhà xưởng và dây chuyền sản xuất để lựa chọn kiểm tra qua máy soi theo từng giai đoạn để phù hợp với công suất soi chiếu của các máy soi. Các doanh nghiệp còn lại kiểm tra thực tế tại cửa khẩu.

Thứ ba, định kỳ rà soát, phân tích đánh giá phương thức, thủ đoạn gian lận mới. Qua đó thiết lập tiêu chí kiểm soát hiệu quả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nguy cơ rủi ro cao của các doanh nghiệp trọng điểm.

Thứ tư, loại trừ kiểm tra qua máy soi đối với những hàng hóa theo quy định phải kiểm tra bằng phương pháp thủ công như: mặt hàng phải dán tem, mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, giám định của cơ quan chức năng như ôtô, xe máy, hàng tái nhập...

Thứ năm, chủ động thu thập thông tin liên quan rủi ro từ các đơn vị chức năng liên quan, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp trong việc xử lý đối với các rủi ro trong lĩnh vực hải quan. Các đơn vị chức năng thuộc các bộ ngành liên quan như: Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, cơ quan thuế có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp quản lý, kiểm tra, điều tra về hoạt động của các đối tượng có liên quan đến hoạt động hải quan. Ngành Hải quan cần có kế hoạch cụ thể, phân công phân cấp rõ ràng cho đơn vị QLRR tại từng cấp trong việc phối hợp thực hiện cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp xử lý các nguy cơ vi phạm trên địa bàn. Đồng thời từng cấp đơn vị chủ động xây dựng quy chế phối hợp tạo hành lang cho việc triển khai có hiệu quả các mặt công tác trên.

Thứ sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin tình báo và hợp tác về QLRR. Quá trình này cung cấp cho Hải quan Việt Nam những kiến thức, kinh nghiệm với các thông tin cho việc tổ chức công tác QLRR.

Việc tăng cường hợp tác quốc tế giúp cơ quan hải quan cập nhật kịp thời thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra trên thế giới và khu vực, đồng thời có điều kiện tiếp nhận các thông tin về các đối tượng buôn lậu tại Việt Nam hoặc có liên quan đến hoạt động thương mại tại Việt Nam. Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong việc cập nhật, điều chỉnh, bổ sung hồ sơ QLRR.

Trong quá trình hợp tác quốc tế về QLRR, Việt Nam với tư cách là thành viên tham gia các chương trình do các quốc gia trên thế giới hoặc khu vực đề xướng, như Chương trình hỗ trợ kiểm soát XK và an ninh biên giới có liên quan (EXBS) do Mỹ đề xướng, Chương trình phục hồi thương mại do Singapore đề xướng.

Ngoài ra, Việt Nam còn là đối tác trong các dự án do các quốc gia tài trợ về QLRR,

như: Dự án hỗ trợ về QLRR các nước tiểu vùng sông Mê Kông (JICA), chương trình đào tạo ngắn ngày về QLRR do Pháp, Trung Quốc tài trợ...

3.3.2.3 Biện pháp tăng số lượng, chất lượng CBCC làm công tác QLRR

Việc đầu tiên cần phải làm để nâng cao chất lượng công việc chính là cải thiện con người. Để khắc phục những khó khăn nêu trên, cần phổ biến, đào tạo và nâng cao nhận thức pháp luật cho lực lượng Hải quan đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu. Cần tổ chức các lớp đào tạo về nghiệp vụ QLRR, thiết lập tiêu chí cập nhật hệ thống phân luồng kiểm tra đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu một cách chính xác. Để nhận diện chính xác rủi ro từ các Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu thì cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng CBCC làm công tác QLRR. Để thu thập, phân tích đánh giá các rủi ro qua phân tích thông tin trên các hệt hống như hệ thống e-manifest, hệ thống thống quan tập trung, hệ thống tình báo, tiếp nhận thông tin hãng tàu có nguy cơ vận chuyển những container là phế liệu, chất thải thường xuyên không có người nhận, những doanh nghiệp có rủi ro cao trong nhập khẩu phế liệu để có biện pháp quản lý phù hợp là cơ sở để thực hiện các bước sau của quy trình.

Đào tạo để nâng cao chất lượng CBCC làm công tác QLRR, tăng cường phân tích thông tin tình báo để phối hợp kịp thời với các lực lượng chống buôn lậu để hạn chế và kiểm soát được các rủi ro trong quá trình nhập khẩu phế liệu qua cảng Hải Phòng.

3.3.2.4. Biện pháp nâng cao hoạt động máy soi ở cục Hải quan Hải Phòng

Thứ nhất, đề xuất TCHQ giao cho Cục Hải quan địa phương nói chung và Cục Hải quan Hải Phòng nói riêng chủ động đánh giá, phân tích rủi ro và xây dựng phương án soi chiếu mặt hàng phế liệu nhập khẩu theo từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai, chỉ thực hiện cân điện tử xe chở container hàng đối với các trường hợp lô hàng XK, NK nghi ngờ có gian lận về trọng lượng hàng hóa để giảm ách tắc tại khu vực máy soi. Không thực hiện việc cân xe như một bước trong quy trình soi chiếu hiện nay, góp phần nâng cao năng suất soi chiếu.

Một phần của tài liệu “Tăng cường công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu của Cục Hải quan Hải Phòng” (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w