Hệ thống chiếu sáng

Một phần của tài liệu Đồ án Khai thác hệ thống điện thân xe trên xe Ford Range (Trang 56 - 62)

CHƯƠNG 3 KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN Ô TÔ FORD RANGER

3.7. Hệ thống chiếu sáng

Trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại bóng đèn là: Loại dây tóc và loại halogen.

+ Loại đèn dây tóc: Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa một dây điện trở làm bằng volfram. Dây volfram được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến. Hai dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hay nhôm. Bên trong bóng đèn sẽ được hút hết khí tạo môi trường chân không nhằm tránh oxy hóa và bốc hơi dây tóc.

Hình 3.32: Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc.

a. Loại một dây tóc; b. Loại hai dây tóc.

1.Vỏ đèn; 2.Dây tóc; 3.Dây đỡ; 4.Chốt định vị; 5.Mass; 6.Tiếp điểm

Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 2300 0C và tạo ra vùng sáng trắng. Nếu cung cấp cho đèn một điện áp thấp hơn định mức, nhiệt độ dây tóc và cường độ sáng sẽ giảm xuống. Ngược lại nếu cung cấp cho đèn một điện áp cao hơn thì trong một thời gian ngắn sẽ làm bốc hơi volfram, gây ra hiện tượng đen bóng đèn và có thể đốt cháy cả dây tóc.

Đây là loại bóng đèn dây tóc thường, môi trường làm việc của dây tóc là chân không nên dây tóc dễ bị bốc hơi sau một thời gian làm việc. Đó là nguyên nhân làm cho vỏ thủy tinh bị đen.

Để khắc phục điều này, người ta có thể làm cho vỏ thủy tinh lớn hơn, tuy nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm sau một thời gian sử dụng.

+ Loại đèn halogen: Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng đèn dây tóc thường. Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường.

Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường. Điều này cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường.

Hình 3.33: Cấu tạo bóng đèn halogen.

1. Vỏ thủy tinh thạch anh; 2. Dây tóc tim cốt; 3. Dây tóc tim pha; 4. Giáđỡ; 5. Các tiếp điểm

Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm). Các chất khí này tạo ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 0C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí.

Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 0C. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi.

3.7.2. Các sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Ranger 3.7.2.1. Đèn đầu xe (Headlight)

Dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.

Hình 3.34: Sơ đồ mạch điện đèn pha, cốt

Khi công tắc điều khiển đèn nằm ở vị trí Headlight trong mạch xuất hiện dòng điện:

Headlight relay

(+) Battery→ Main fuse block Mass TNS relay

Dòng điện chạy qua Headlight relay và TNS relay sẻ làm các tiếp điểm của rơle đóng lại.Trong mạch lúc này lại xuất hiện các dòng:

Dòng thứ nhất

Headlight LH 15A →Headlight LH

(+) Battery→Main fuse block Headlight RH 15A→ Headlight RH

→Mass

- Công tắc đặt ở chế độ cốt (LO) bóng đèn 55W sáng.

- Công tắc đặt ở chế độ pha (HI) bóng đèn 60W sáng.

- Công tắc đặt ở chế độ nháy pha (Flash to pass) bóng đèn 60W nháy sáng.

Dòng thứ 2.

(+) Battery→Main fuse block→ Tail 10A →Hệ thống đèn phía sau.

Headlight swicht

3.7.2.2. Đèn trần (Interiol light)

. Hình 3.35: Sơ đồ mạch điện đèn trần.

Vào ban đêm rất khó nhìn ổ khoá điện hoặc khu vực sàn xe trong bóng tối của cabin. Hệ thống này sẽ bật các đèn trong xe khi mở cửa xe, làm cho việc tra chìa khoá vào ổ khoá điện hoặc thực hiện các thao tác bằng chân được dễ dàng hơn (chỉ khi công tắc đèn trần ở vị trí DOOR).

Khi ở chế độ ON thì việc mở, đóng cửa xe không có làm đèn trong xe sáng mà ta phải bật công tắc riêng ở từng bóng.

3.7.2.3. Đèn hậu(Taillight), đèn báo đỗ xe(parking light), đèn biển sô(License plate light)nse plate light

Hình 3.36: Sơ đồ mạch điện đèn hậu, đèn báo đỗ, đèn biển số

Khi công tắc điều khiển đèn nằm ở vị trí Headlight hoặc TNS thì trong mạch xuất hiện dòng điện:

(+) Battery→Main fuse block→Tail 10A→TNS relay→Công tắc điều khiển→ Mass.

Dòng điện chay qua rơle hút tiếp điểm của rơle đóng cho dòng điện chạy tới cấp địên hệ thống bóng đèn phía sau.

3.7.2.4. Đèn sương mù phía trước (Front fog light)

Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này.

Hình 3.37: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù phía trước.

Khi công tắc điều khiển đèn nằm ở vị trí Headlight hoặc TNS và ta bật công tắc đèn sương mù trong mạch sẽ xuất hiện dòng điện :

(+) Ắc quy → Hộp cầu chì chính → Rơ le TNS→ Rơ le đèn sương mù → Công tắc đèn sương mù phía trước→Mass

Dòng điện chay qua cuộn dây của rơle đèn sương mù phía trước →Làm tiếp điểm của rơ le đóng lại.Trong mạch lại xuất hiện dòng điên:

Front Fog Ligh LH

(+) Battery→Main fuse block→ Fog 10A Mass Front Fog Ligh LH

Lúc này hai bóng đèn 55W sáng. Khi công tắc điều khiển đèn nằm ở vị trí Off hoặc không bật công tắc đèn sườn mù thì 2 bóng này không sáng.

Một phần của tài liệu Đồ án Khai thác hệ thống điện thân xe trên xe Ford Range (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w