Các hư hỏng và cách khắc phục trong hệ thống khởi động

Một phần của tài liệu Đồ án Khai thác hệ thống điện thân xe trên xe Ford Range (Trang 96 - 113)

CHƯƠNG 5 CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ KHẮC PHỤC MỘT SỐ CHI TIẾT

5.2. Các hư hỏng và cách khắc phục trong hệ thống khởi động

Hệ thống khởi động trên ôtô có nhiều cụm chi tiết và sơ đồ điện càng phức tạp thì khả năng xảy ra hỏng hóc càng nhiều. Hiện tượng hư hỏng ở máy khởi động thường biểu hiện ở các dạng sau:

+ Đóng mạch điện cho máy khởi động nhưng máy khởi động không quay:

Hiện tượng này chứng tỏ không có dòng chạy vào máy khởi động, cần phải kiểm tra lại phần nguồn, đường dây nối từ ăcquy tới máy khởi động. Đầu tiên bật công tắc đèn mui xe hoặc đèn chiếu sang bảng đồng hồ. Nếu đèn không sáng hoặc sáng yếu thì chứng tỏ ắcquy không đủ khả năng cung cấp điện cho việc khởi động.

Nếu ắcquy tốt, cần kiểm tra và tìm chỗ đứt mạch của dây động lực và dây điều khiển.

+ Máy khởi động quay chậm, đèn bị giảm độ sáng rõ rệt so với trước lúc khởi động:

Nguyên nhân có thể là do cuộn dây kích từ của động cơ khởi động bị ngắn mạch.

+ Máy khởi động quay nhưng không truyền lực đến trục khuỷu:

Gặp hiện tượng trên cần kiểm tra cơ cấu truyền lực từ trục rôto của động cơ khởi động đến trục khuỷu của động cơ ôtô.

+ Máy khởi động quay nhưng có tiếng va đập:

Hiện tượng này là do bánh răng truyền động hoặc vành bánh răng bánh đà trên trục khuỷu ôtô bị hỏng nên khớp truyền động có sự ăn khớp không đều.

+ Sau khi khởi động xong máy khởi động không được cắt khỏi mạch điện:

Nguyên nhân có thể là do các tiếp điểm của rơle phụ bị cháy dính vào nhau.

1/Một số điều cần chú ý:

Khi vận hành máy khởi động phải thường xuyên nghe ngóng, theo dõi chặt chẽ mọi biểu hiện diễn biến trong quá trình máy làm việc. Thấy có hiện tượng bất thường như đóng mạch điện cho máy nhưng không thấy máy quay, hoặc máy khởi động không kéo được cho động cơ ô tô nổ… thì phải kiểm tra lại những điểm nghi vấn như phần trên đã trình bày, sau đó mới cho máy khởi động lại.

Sau đây là những điều cơ bản nhất mà người lái xe cần chú ý trong khi vận hành ô tô.

- Tránh sự cố cuộn dây của máy khởi động. Hư hỏng nghiêm trọng đối với máy khởi động là khi nó bị cháy cuộn dây, nguyên nhân dẫn đến sự cố này gồm :

- Động cơ ô tô khó phát động mà người lái xe đã dùng máy khởi động nhiều lần liên tục, thời gian mỗi lần lại kéo dài, do đo cuộn dây của máy khởi động bị nóng lên mạnh, nhiệt độ chưa kịp giảm xuống đã tiếp tục phải tăng và kết quả dẫn tới cháy cuộn dây.

- Có sự chạm mát trong phần từ rô to máy khởi động đến giá đỡ chổi than cách mát, hoặc từ chổi than cách mát đến cuộn dây kích thích. Trường hợp này xẩy ra nếu không kịp thời nhả công tắc khởi động thì cũng dễ làm cho cuộn dây trong máy khởi động bị cháy.

- Cổ góp điện và chổi than tiếp xúc không tốt do lò xo bị gãy hoặc chổi than bị kẹt, lúc đó dòng điện đi qua cổ góp sẽ phát sinh tia lửa mạnh làm cho cuộn dây nóng lên nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới cháy cuộn dây.

- Đầu dây dẫn rô to tiếp xúc không tốt với cổ góp cũng gây râ tia lửa làm cháy cổ góp. Nếu tình trạng này kéo dài nó cũng dẫn tới cuộn dây bị nóng và cháy.

- Bạc đồng trên trục rô to máy khởi động bị mòn nhiều, do đó rô to cọ xát nghiêm trọng với các má cực, thậm chí còn làm kẹt rô to. Nếu vẫn tiếp tục đóng mạch điện cho máy khởi động thì dòng điện lớn này chủ yếu chỉ phát ra nhiệt nên cuộn dây sẽ bị nóng dữ dội và cháy rất nhanh.

- Động cơ ô tô bị lắp ráp quá chặt, dùng sức người không quay nổi trục khuỷu mà cứ dùng máy khởi động để kéo thì máy khởi động phải làm việc ở chế độ quá tải nó sẽ nóng quá mức quy định dẫn tới cháy máy.

- Do không chú ý nên đã gài số cho động cơ ô tô hoặc kéo chặt tay phanh, như thế cũng coi như máy khởi động phải bắt buộc làm việc trong chế độ quá tải nặng nề, các cuộn dây của máy khởi động sẽ phát nóng mạnh và bị cháy. Trường hợp này có khi còn gây nổ bình acquy. Sự cố cháy cuộn dây của máy khởi động thì thường cuộn dây kích thích dễ bị cháy hơn cuộn dây rô to vì bản thân cuộn dây kích thích được đấu nối tiếp, số mạch rẽ của từ trường khi thông điện ít hơn của rô to, mặt khác các hư hỏng trong máy khởi động phần lớn đều xẩy ra ở phần phía trước chổi than cách mát đến dây dẫn ra cảu chổi than này, nên cuộn kích thích sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất.

2/ Những diễn biến xẩy ra khi khởi động:

Trước khi khởi động ô tô bao giờ người lái xe cũng phải dùng khóa điện để đóng mạch điện của acquy để sẵn sàng phần nguồn đưa vào máy khởi động. Lúc

này đèn báo có điện sẽ bật sáng và ampe kế chỉ trị số bình thường. Khi thấy các tín hiệu trên đều ổn định mới được bấm nút khởi động máy, quan sát thấy:

- Nếu kim của ampe kế chỉ về phía phóng điện hết cỡ thì chứng tỏ có sự chạm mát ở khu vực từ chỗ nút bấm đến công tắc điện từ, hoặc trong cuộn dây công tắc điện từ. Gặp trường hợp này trước hết cần tháo đầu dây nhỏ ở công tắc điện từ ra rồi ấn nút bấm xem có hiện tượng chạm mát nữa hay không. Nếu còn chạm mát thì chỉ cần kiểm tra dây nối từ công tắc bấm đến đầu nguồn, phát hiện ra chỗ chạm mát thì dùng băng cách điện hoặc vải nhựa bọc lại. Nếu cuộn dây điện từ bị chạm mát thì tháo nắp nhựa ra xem có phải đầu dây chạm ra mát không. Đầu dây vẫn cách điện tốt thì phải tháo cuộn dây ra để kiểm tra và sửa chữa.

- Nếu kim của ampe kế vẫn đứng nguyên ở vị trí ban đầu thì chứng tỏ có sự đứt mạch trong khoảng từ chỗ khóa điện đến nút bấm khởi động hoặc từ nút bấm đến cuộn dây công tắc điện từ. Gặp trường hợp này có thẻ đóng phanh cho ô tô, gài số 0 rồi dùng tuốc nơ vit nối thông từ cọc đấu dây của cuộn dây công tắc điện từ đến dây lửa của acquy. Nếu có lực hút thì chứng tỏ phần đầu dây trên không thông điện. Lúc này có thể mở khóa điện ra, tháo nút bấm nối hai cọc đấu dây nhỏ. Nếu có dòng điện thì chứng tỏ nút bấm bị hỏng, ngược lại sẽ là dây dẫn bị đứt.

Nếu dùng tuốc nơ vit nối như trên mà không có dòng điện thì chứng tỏ cuộn dây công tắc điện từ bị đứt. Tháo nắp nhựa ra xem đầu dây có bị đứt hoặc tuột không, nếu vẫn bình thường thì phải tháo cuộn dây ra để đem đi sửa chữa.

- Máy khởi động quay nhưng trục khuỷu không quay đồng thòi có nghe thấy tiếng va đập nhẹ của sự ăn khớp giữa bánh răng truyền động, điều này chứng tỏ bộ li hợp của máy khởi động bị trượt, cần tháo ra để điều chỉnh lại.

- Công tắc điện từ có hút nhưng máy khởi động không quay. Trường hợp này phải nhanh chóng nhả nút bấm ra rồi phát hiện xem trong công tắc hoặc trong máy khởi động có chỗ nào bốc khói hoặc phát nóng do chạm mát.

Ở công tắc thường bị chạm mát là do vòng đệm cách điện của tấm đồng bị hỏng. Còn trong máy khởi động bị chạm mát thì phải tháo máy khởi động ra để kiểm tra và sửa chữa như phần trên đã trình bày. Đôi khi hiện tượng này còn rơi

vào nguyên nhân do tấm đồng dẫn điện không thông điện. Để kiểm tra có thể dùng tuốc nơ vit nối 2 cọc đấu dây của công tắc, nếu trục khuỷu quay thì chắc chắn tấm đồng dẫn điện bị hỏng, cần tháo ra để thay thế.

- Ampe kế chỉ cường độ phóng nhỏ hơn bình thường và bánh răng truyền động không thể ăn khớp để truyền động tới trục khuỷu mặc dù động cơ ô tô không ở tình trạng lắp chặt, trường hợp này có thể do các nguyên nhân sau:

- Do ốc điều chỉnh công tắc khởi động điều chỉnh chưa tốt nên tấm đồng dẫn điện tiếp xúc quá sớm, khi bánh răng truyền động của máy khởi động chưa ăn khớp với bánh răng trục khuỷu thì rô to máy khởi động đã quay nhanh rồi, khi đó sẽ có tiếng va nghiêm trọng. Lúc này phải nới ốc điều chỉnh về phía sau rồi đóng công tắc để điều chỉnh tiếp dẫn cho đến lúc đạt yêu cầu.

- Răng của bánh răng trục khuỷu bị hỏng từng phần. Gặp trường hợp này phải thay bánh răng mới, trường hợp chưa có điều kiện thay mà phần răng bị phá hỏng chưa nghiêm trọng lắm thì có thể lật ngược vành răng cũ dùng giũa làm sạch ba via trên răng để dùng tạm.

- Khớp nối ( bộ tiếp hợp) bị trượt hoặc lò xo giảm sóc bị gãy. Khớp nối bị trượt thường do con lăn bị mòn từng phần rồi dần dần sẽ trượt. Khi máy khởi động quay không có tiếng va đập, bánh răng truyền lực chỉ trượt đi mà không kéo được trục khuỷu. Lúc đó phải kéo máy khởi động ra, chỉ lắp riêng khớp nối lên trục rô to. Một tay cầm rô to, tay kia quay bánh răng nếu quay theo chiều kim đồng hồ dễ dàng nhưng ngược lại bị kẹt thì chứng tỏ khớp nối tốt, sau khi lau chùi có thể tiếp tục sử dụng. Nếu quay theo chiều ngược không thấy có vướng mắc gì thì chứng tỏ khớp nối bị hỏng cần phải thay thế. Điều kiện không có khớp nối thay thế thì có thể tháo vỏ bánh răng lấy vành 4 chấu và con lăn ra. Dùng đá mài làm cho mặt con lăn có độ nhám để tăng lực ma sát. Kiểm tra và sửa chữa lại lò xo trong vành 4 chấu rồi mới lắp lại và dùng tay để thử. Khi thấy tốt mới kẹp chặt nắp, nếu kẹp chưa đủ chặt thì có thể tăng thêm một lớp tôn ở xung quanh rồi dùng thiếc hàn chặt lại. Không được hàn bằng phương pháp hồ quang hoặc hàn hơi để tránh con lăn bị ủ non.

5.2.2. Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật máy khởi động

NỘI DUNG YÊU CẦU

1. Các bước tháo Tháo máy khởi động trên xe xuống theo quy trình riêng.

Tiến hành vệ sinh công nghiệp bằng chổi lông, khí nén, xăng.

Tháo dây dẫn từ hộp tiếp điểm xuống động cơ điện.

Dùng clê 10 tháo hai ốc suốt.

Dùng tô vít bốn cạnh tháo nắp trước của máy khởi động.

Tháo bộ phận của hệ thống bánh răng giảm tốc:

1. Bánh răng ăn khớp 2. Lò so hồi vị

3. Vòng bi

4. Bánh răng giảm tốc

Dùng que nam châm lấy viên bi ra ngoài cẩn thận không bị rơi viên bi.

Dùng tô vít bốn cạnh tháo nắp đậy chổi than, cổ góp.

Sử dụng tô vít dẹt giữ lò so chổi than.

Tháo chổi than âm dương ra khỏi giá đỡ chổi than.

Lấy rô to ra ngoài.

Sử dụng xăng, chổi vệ sinh các bộ phận.

Lấy rô to ra khỏi stato.

Sử dụng xăng, chổi vệ sinh các bộ phận.

2. Các bước kiểm tra Dùng đồng hồ điện kiểm tra thông mạch cuộn dây rô to.

1) Chạm 2 đầu que đo vào 2 thanh đồng cổ góp.

2) Làm như bước 1 với tất cả các thanh đồng khác của cổ góp.

Nếu không có sự thông mạch giữa các thanh đồng thì thay rô to.

Dùng đồng hồ điện kiểm tra rô to có chạm mát không.

1) Chạm 1 đầu que đo vào thanh đồng cổ góp.

2) Chạm đầu que đo kia vào lõi sắt. Nếu đồng hồ báo thông mạch thì rô to đã chạm mát và cần phải thay.

Dùng đồng hồ so đo độ đảo cổ góp. Thay cổ góp nếu độ đảo vượt quá giới hạn cho phép.

Tiêu chuẩn Giới hạn

0,02 0,05

Dùng thước kẹp đo đường kính ngoài của cổ góp. Nếu đường kính bên ngoài đo được nhỏ hơn giá trị giới hạn thì cần thay thế.

Tiêu chuẩn Giới hạn

30 29

Tiêu chuẩn Giới hạn 0,6 – 0,9 0,2

Kiểm tra thanh đồng cổ góp xem có mòn quá không.

Đo độ sâu rãnh ngăn cách. Nếu độ sâu rãnh ngăn cách nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn nhưng lớn hơn giới hạn thì cần rà lại cổ góp. Nếu độ sâu rãnh ngăn cách nhỏ hơn giá trị giới hạn thì cần phải thay thế.

Dùng đồng hồ điện đo thông mạch cuộn dây. Đồng hồ báo thông mạch thì tốt. Nếu không thông mạch thì cuộn dây bị đứt và phải thay stato.

Dùng đồng hồ điện kiểm tra chạm mát cuộn dây stato.

1) Chạm 1 đầu que đo vào cuộn dây hoặc chổi than.

2) Chạm đầu que đo kia vào vỏ stato.

Đồng hồ báo thông mạch thì tốt. Nếu không thông mạch thì cuộn dây bị chạm mát và phải thay stato.

Dùng thước cặp đo chiều dài chổi than ( đo cả 4 chổi ). Thay chổi nếu chiều dài nhỏ hơn giới hạn quy định.

Tiêu chuẩn Giới hạn

16 10

Dùng đồng hồ kiểm tra cách điện của giá đỡ chổi than. Chạm 1 que đo vào tấm bắt giá đỡ chổi than và đầu que đo kia vào giá đỡ chổi than dương. Nếu không thông mạch thì tốt.

Dùng lực kế kiểm tra lò so chổi than bằng cách lắp lò so chổi than vào vị trí của nó trong máy khởi động luồng 1 miếng giấy mỏng vào vị trí giữa chổi than và cổ góp. Dùng lực kế kéo lò so lên cho tới khi rút được miếng giấy ra thì đọc trị số trên lực kế.

Tiêu chuẩn: 18–24N(1.79–

2.41kg).

Kiểm tra xem răng của bánh răng ly hợp có mòn quá hoặc hư hỏng không. Thay thế nếu cần quay bánh răng theo chiều kim đồng hồ. Bánh răng phải quay nhẹ nhàng.

Thử quay bánh răng theo chiều ngược lại. Bánh răng sẽ bị khóa.

Nếu thấy có sự nghi ngờ về về sự hỏng hóc của khớp một chiều tiến hành tháo bảo dưỡng.

Đưa khớp ly hợp lên thanh đồng đã được lắp sẵn trên êto.

Đẩy cụm bánh răng xuống.

Sử dụng búa nhựa gõ đưa bánh răng xuống .

Sử dụng một tuốc nơ vít.

Tháo vòng hãm ra ngoài.

Tháo các phần sau đây:

(1) Vòng chụp

(2) Bánh răng gài khớp (3) Lò so nén

Tháo và bảo dưỡng các phần sau : (1) Nắp máy khởi động

(2) Ly hợp khởi động (3) Lò so nén

(4) Trục ly hợp

Lắp lại khớp ly hợp.

Đưa khớp ly hợp lên thanh đồng đã được lắp sẵn trên êto.

Đẩy khớp ly hợp xuống thanh đồng : Lắp các bộ phận:

(1) Long đền chặn lò so (2) Lò so nén

(3) Bánh răng gài khớp (4) Vòng chụp

Đẩy bánh răng xuống.

Sử dụng kìm vòng hãm, lắp đặt một vòng hãm mới.

Sử dụng kìm, bóp vòng hãm.

Kiểm tra xem vòng hãm phù hợp chính xác.

Đưa khớp ly hợp ra khỏi thanh đồng.

Sử dụng một cái búa nhựa gõ lên mặt trục ly hợp.

Vòng chụp vào vòng hãm.

Kiểm tra vòng bi trước.

Xoay ổ bi bằng tay và cảm nhận có tiếng ồn và chặt khít hay không.

Nếu vòng bi bị hư hỏng ta tiến hành thay thế.

Dùng vam chuyên dụng tháo vòng bi ra khỏi roto.

Lắp vòng bi mới vào roto máy khởi động.

Kiểm tra sự thông mạch giữa các cực 50 và C.

Sử dụng một Ôm kế, sự thông mạch giữa các cực 50 và C.

Nếu không có sự thông mạch thay thế rơ le gài khớp.

Kiểm tra sự thông mạch giữa các cực 50 và vỏ.

Sử dụng một Ôm kế, kiểm tra xem có sự thông mạch giữa các cực 50 và vỏ.

Nếu không có sự thông mạch thay thế thay thế rơ le gài khớp.

3. Các bước lắp Lắp rô to ra vào stato.

Lắp đặt chổi than và giá đỡ chổi than.

Đặt chổi than vào phần ứng.

Sử dụng một tuốc nơ vít, giữ lại lò so chổi than, và lắp đặt các chổi than vào giá đỡ chổi than.

Lắp đặt bốn chổi than.

Lắp vòng điệm cao su vào vỏ máy khởi động.

Dùng tô vít bốn cạnh lắp nắp đậy chổi than, cổ góp.

Lắp lò so thanh đẩy vào rơ le gài khớp.

Lắp viên bi cầu vào rơ le gài khớp.

Lắp bộ bánh răng giảm tốc.

Lắp khớp ly hợp vào rơ le gài khớp.

Lắp động cơ điện một chiều vào rơ le gài khớp chú ý lắp đúng khớp định vị .

Lắp giây nối giữa động cơ điện một chiều vào rơ le gài khớp .

4.Kiểm thử Kiểm tra cuộn hút

Nối ắc quy tới công tắc từ… (bản dương nối với cực “50”, bản âm nối với cực “C” và vỏ).

Khớp bánh răng chủ động dịch chuyển ra ngoài, nếu không , cần thay công tắc khởi động.

Một phần của tài liệu Đồ án Khai thác hệ thống điện thân xe trên xe Ford Range (Trang 96 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w