Nghiên cứu về yếu tố giới tính trong tính tích cực học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên đhqg tphcm (Trang 23 - 26)

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.2 Nghiên cứu về yếu tố giới tính trong tính tích cực học tập của sinh viên

Theo Kyoshaba (2009), Smith và Naylor (1993) thực hiện nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân tác động đến kết quả học tập như giới tính, tuổi, nơi cư trú. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ có kết quả học tập tốt hơn sinh viên nam. Một nghiên cứu khác của Abdulla (2005) khảo sát 237 sinh viên trong đó 126 sinh viên nam và 111 sinh viên nữ để xác định các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên. Nghiên cứu đã phát hiện ra giới tính có sự tác động đáng kể đến kết quả học tập và khẳng định có sự khác biệt về kết quả học tập giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. Qua đó cho thấy có sự khác biệt về kết quả học tập theo giới tính của sinh viên.

Cũng theo Hijazil và Naqvi (2006), cho thấy thời gian học tâp, thời gian làm việc cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nếu m ột sinh viên có thời gian tự học nhiều hơn thì sẽ có kết quả học tập cao hơn là những sinh viên có ít thời gian tự học ngoài giờ lên lớp.

Nghiên cứu của Checchi và ctg (2000) khảo sát trên 5 trường Đại học ở Ý để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tr ung bình. Kết quả cho thấy rằng giới tính, tuổi, nơi cư trú và kết quả học tập trung học, loại hình trường trung học và đặc điểm gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tâp. Nhưng mức độ tác động này là khác nhau đối với mỗi trường đại học.

Theo Evans (1999), nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên. Ông chia các yếu tố thành 5 nhóm: 1- Đặc trưng nhân khẩu; 2 - Đặc trưng tâm lý; 3- Kết quả học tập trước đây; 4 - Yếu tố xã hội; 5- Yếu tố tổ chức.

Trong đó, nhóm yếu tố đặc trưn g nhân khẩu như tuổi, giới tính, có ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên; nhóm ngôn ngữ, nền tảng văn hóa, loại hình trường lớp, tình trạng kinh tế xã hội, tình trạng xã hội và nơi cư trú không ảnh hưởng nhiều đến sinh viên. Còn nhóm đặc trưng tâm lý như chuẩn bị cho việc học, chiến lược, cam kết mục tiêu có tương quan thuận, quan trọng và thường tập trung vào một vài nhóm.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011) về tác động của các yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường đào tạo đến tính tích cực h ọc tập của học viên cao học, kết quả khảo sát 400 học viên tại 4 trường Đại học công lập của Hà Nội, tương ứng với 4 nhóm ngành là: Khối Khoa học xã hội (ĐHKHXH&NV), Khối Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN); Khối Kinh tế (ĐHKTQD) và Khối kỹ thuật (Trường ĐHBK) cho thấy có sự khác nhau về hành vi học tập tích cực giữa các học viên thuộc các ngành học khác nhau. Nghiên cứu cũng chỉ ra được sự khác nhau theo giới tính, cụ thể các học viên nam có hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài; tranh luận với giảng viên về bài học; và kể cả hành vi chưa tích cực là thường xuyên đi học muộn, đều có tỷ lệ cao hơn so với các nữ học viên.

Theo Đinh Văn Thạch (2011), Trong đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập đến phương pháp học tập của sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Tp. HCM, với số lượng khảo sát 280 sinh viên từ 4

trường đại học. Kết quả thống kê các hoạt động học tập tro ng lớp theo giới tính cho thấy có sự khác biệt khi các sinh viên nam có mức độ tham gia cao hơn các sinh viên nữ trong các hoạt động phát biểu xây dựng bài, tranh luận với giảng viên, khái quát bài học bằng bảng đồ tư duy, đặt ra những câu hỏi khi bắt đầu bài học mới. Ngoài ra, mối tương quan giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp theo giới tính cũng cho thấy só sự khác biệt theo giới tính trong hoạt động tham gia học nhóm, cụ thể là các sinh viên nam có mức độ học nhóm cao hơn so với các sinh viên nữ.

Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, theo Võ Thị Tâm (2010) cho thấy mối quan hệ giữa phương pháp học tập và kết quả học tập của nhóm sinh viên nam yếu hơn nhiều so với nhóm sinh viên nữ. Nghiên cứu cũng giải thích nguyên nhân của vấn đề này là do chương trình đào tạo vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, quá trình đánh giá học tập của sinh viên còn quá nặng nề về kiểm tra học thuộc. Do vậy cách học tập thụ động, học thuộc lòng vẫ n còn chiếm ưu thế trong hệ thống giáo dục nước ta. Đây là điều kiện thuận lợi cho sinh viên nữ vì học có tính siêng năng hơn, trách nhiệm hơn và sẵn sàng học thuộc lòng vượt trội so với nam sinh viên. Điều này giúp sinh viên nữ có kết quả học tậ p cao hơn.

Nghiên cứu của Bùi Thị Bích (2007) tập trung tìm hiểu định hướng giá trị lối sống của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP, ĐH SPKT, ĐHBK), qua các mặt nhận thức, thái độ và những biểu hiện xu hướng hành vi đối với các giá trị sống của sinh viên, kết quả nghiên cứu cho thấy: Về phương diện giới tính, các nữ sinh viên có sự nhận thức ở nhóm giá trị đạo đức và nhóm chính trị với điểm trung bình cao hơn so với các sinh viên nam; Nghiên cứu cũng chỉ ra được sự khác biệt nhận thức giữ a sinh viên năm nhất và năm cuối ở nhóm giá trị chính trị, và năm nhất có điểm trung bình cao hơn so với năm cuối. Khi xét về định hướng giá trị lối sống của sinh viên, sự khác biệt theo giới tính trong nhóm yếu tố nhà trường và nhóm yếu tố bản thân cá nhâ n có sự tác

động mạnh đến nữ sinh viên hơn so với các sinh viên nam. Tuy nhiên, giới hạn của nghiên cứu này chỉ xem xét các yếu tố dựa trên bình diện Tâm lý học nhân cách nhằm định hướng giá trị lối sống sinh viên .

Tôi lựa chọn đề tài “Tính tích cực học tập của sinh viên ĐHQG Tp.HCM: Nghiên cứu so sánh theo giới tính” nhằm mục đích tiếp tục đi theo hướng nghiên cứu về các yếu tố mà cụ thể là yếu tố giới tính tác động tới tính tích cực học tập của sinh viên trong các trường thành viên ĐHQG TP.HCM để có được các nhìn tổng quan và khái quát nhất về chất lượng dạy và học đại học. Từ đó có những phương pháp dạy, phương pháp học và quản lý dạy và học có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên đhqg tphcm (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)