Bối cảnh và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên đhqg tphcm (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Bối cảnh và địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Mô hình đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc đổi mới tổ chức giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự cạnh tranh toàn cầu là nhu cầu của các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, cùng lúc với quá trình trên là quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới của đất nước. Mười năm sau thời kỳ đổi mới, Đảng và Chính phủ đã chủ trương thành lập trong hệ thống giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam các trung tâm đại học lớn nhằm:

- Xây dựng các trung tâm ĐH lớn đa ngành, đa lĩnh vực nhằm tạo chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh quốc tế;

- Có điều kiện đầu tư một cách tập trung;

- Xây dựng mô hình thí điểm về phát triển, quản lý ĐH tiên tiến nhằm rút kinh nghiệm cho toàn hệ thống.

Trên cơ sở đó, ĐHQG TP.HCM được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996.

ĐHQG TP.HCM là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được nhà nước đầu tư phát triển, bao gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu mạnh, các khoa, các trung tâm đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp khoa học công nghệ khép kín và không khép kín, từ hoạt động chuyên môn, cơ sở vật chất đến đ ịa giới.

Trong mối quan hệ đó, các trường thành viên phát triển mạnh mẽ theo mô hình trường đại học nghiên cứu, dựa trên thế mạnh của từng trường; các đơn vị trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của ĐHQG TP.HCM, có sự liên kế, bổ sung, hỗ trợ nhau trong hệ thống. Và chính sự gắn kết các đơn vị làm tăng sức mạnh, giá trị của hệ thống.

Tầm nhìn

ĐHQG TP.HCM hướng đến xây dựng một hệ thống đại học trong tốp đầu Châu Á, nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, văn hóa và tri thức của Việt Nam.

Sứ mạng

ĐHQG TP.HCM là nơi tập trung giảng viên, sinh viên tài năng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra những công trình NCKH quan trọng; nơi đi đầu trong đổi mới, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

ĐHQG TP.HCM được quản trị, điều hành quản l ý theo mô hình hệ thống đại học mẫu mực với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trước xã hội đồng thời tự kiểm soát và môi trường sáng tạo khoa học, tự do học thuật trong khu đô thị đại học kiểu mẫu.

Mục tiêu tổng quát

Tạo môi trường và các điều kiện tối ưu để tất cả các thành viên phát triển lợi thế so sánh của mình một cách tốt nhất, trong một hệ thống tuy đa dạng nhưng có cùng định hướng, có liên kết và bổ sung cho nhau.

Hệ thống các giá trị cơ bản :

ĐHQG TP.HCM đang nỗ lực để hình thành một đại học quốc gia mang bản sắc và văn hóa riêng biệt, lấy những giá trị cơ bản của một con người làm nền tảng cho sự phát triển bền vững; đồng thời là nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão được tự do trao đổi, khám phá sáng tạo khoa học và học tậ p suốt đời.

Dựa trên triết lý giáo dục đó, ĐHQG TP.HCM hướng tới các giá trị:

- Vì sự phát triển toàn diện của con người, lấy người học làm trung tâm.

- Chất lượng giáo dục luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu cho mọi hoạt động.

- Đề cao tính độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học.

- Sự liên thông, hợp tác quốc tế là nòng cốt cho sự phát triển.

- Đề cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác quản lý.

- Gắn kết và phục vụ cộng đồng.

2.1.2. Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, phục vụ trực thuộc

Hiện nay, ĐHQG TP.HCM gồm 06 trường đại học thành viên, 02 Viện nghiên cứu, 01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ:

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin, Trường đại học Kinh tế - Luật, Viện Môi trường - Tài nguyên, Viện Đào tạo Quốc tế, Khoa Y, Khu Công nghệ phần mềm, Thư viện Trung tâm, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư, Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra, Trường Phổ Thông Năng Khiếu thuộc ĐHQG TP.HCM chịu trách nhiệm đào tạo học sinh năng khiếu thuộc các ngành Toán, Tin học, Vậ t lý, Hoá học, Sinh học, Văn học, Tiếng Anh.

Về cơ cấu sinh viên ĐHQG TP.HCM, tính đến tháng 6 năm 2013 được thể hiện cụ thể theo bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu sinh viên ĐHQG TP.HCM

Trường Tổng số sv chính quy

Giới tính

Nam Nữ

ĐH Bách khoa 17.105 15.003 2.102

ĐH. KHTN 9.321 5.829 3.492

ĐH. KHXH&NV 11.273 2.729 8.544

ĐH. Quốc tế 3.709 1.656 2.053

ĐH. CNTT 3.044 2.834 210

ĐH. KT-Luật 6.664 1.781 4.883

Trường PTNK 265 158 110

Khoa Y 1.079 580 499

Tổng 52.460 30.570 21.893

Quy mô đào tạo chính quy của ĐHQG TP.HCM hiện có 52.460 sinh viên chính quy với 92 ngành đào tạo bậc đại học; 8 .000 học viên cao học của 95 ngành đào tạo Thạc sĩ và 600 nghiên cứu sinh của 91 ngành đào tạo Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn,

y khoa và khoa học kinh tế - luật. Ngoài ra còn có khoảng 23.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học, 12.000 học viên đào tạo từ xa qua mạng tin học viễn thông, 2.000 sinh viên hệ văn bằng 2 đại học và các hệ đào tạo khác.

Về đội ngũ tính đến 31/12/2012, ĐHQG TP.HCM có tổng cộng 6.526 cán bộ công chức, viên chức với 3.407 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, trong đó có 249 giáo sư, phó giáo sư, 1.087 tiến sỹ, 1.869 thạc sỹ.

2.1.3. Hoạt động đào tạo

ĐHQG TP.HCM có nhiệm vụ chính là “đào tạo chuyên gia các ngành khoa học và công nghệ theo trình độ đại học, cao học và tiến sĩ,… hỗ trợ về học thuật cho một số trường đại học khác và một số trường cao đẳng ở các địa phương”.

Nhờ cơ chế tự chủ, được tổ chức đào tạo thí điểm các ngành/ chuyên ngành mới, đến nay ĐHQG TP.HCM đã mở thêm được nhiều ngành/ chuyên ngành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khoa học – công nghệ.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, ĐHQG TP.HCM đã tập trung vào các mặt:

- Triển khai đồng bộ phương thưc đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC);

- Đổi mới phương thức giảng dạy;

- Xây dựng hệ thống giáo trình ĐHQG TP.HCM;

- Đào tạo kết hợp với nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh việc đổi mới phương pháp và nội dung giảng dạy, hội nhập và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, ĐHQG TP.HCM triển khai các chương trình chất lượng cao:

- Chương trình kỹ sư chất lượng cao;

- Chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng;

- Chương trình đào tạo tiên tiến;

- Chương trình chất lượng cao với học phí tương ứng (được triển khai thí điểm từ năm học 2013 – 2014).

Ngoài ra còn có 50 chương trình đào tạo với 35 trường đại học nước ngoài đã phát huy những ưu điểm của các trường thành viên và các đối tác nhằm đem đến chất lượng đào tạo cao, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

Hàng năm, ĐHQG TP.HCM có trên 9.000 sinh viên tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư, 10% trong số đó là sinh viên của các chương trình tiên tiến, tài năng, chất lượng cao. Đối với đào tạo sau đại học, từ năm 2002 đến n ay, đã có trên 250 tiến sĩ và 5.500 thạc sĩ tốt nghiệp tại ĐHQG TP.HCM. Đội ngũ này đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và khu vực Nam bộ nói riêng.

2.1.4. Công tác nghiên cứu khoa học

Cùng với đào tạo, trong nhiều năm qua ĐHQG TP.HCM kiên trì theo đuổi một chiến lược tổng thể xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN t heo hướng gắn các hoạt động KH&CN với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hội nhập quốc tế. Có thể chia chiến lược này thành 3 bước: (1) Xây dựng nền tảng KH&CN; (2) Hình thành các mũi nhọn nghiên cứu; và (3) Xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc.

Hiện nay ĐHQG TP.HCM đã hình thành các chương trình KH&CN trọng điểm nhằm khai thác và phát huy các thế mạnh của mình. Đó là các chương trình:

(1) Công nghệ vật liệu mới, KH&CN Nano; (2) Công nghệ thông tin và truyền thông; (3) Cơ khí và tự động hóa; (4) Năng lượng tái tạo; (5) Công nghệ sinh học; (6) Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên; (7) Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên; (8) Kinh tế, xã hội, nhân văn khu vực Nam Bộ.

ĐHQG TP.HCM đã hình thành 20 nhóm có khả năng tiếp cận trình độ kh u vực và quốc tế. Trên cơ sở các nhóm nghiên cứu mạnh, giai đoạn tiếp theo ĐHQG TP.HCM sẽ thí điểm xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc; Cùng với sự phát triển đó, tháng 5 năm 2011 ĐHQG TP.HCM đã thành lập Trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ với chức năng nghiên cứu, đào tạo, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tài sản trí tuệ và công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM.

Sự phát triển về KH&CN tại ĐHQG TP.HCM trong thời gian qua là minh chứng khẳng định tính ưu việt của mô hình ĐHQG, nhận thức rõ thế mạnh cũng như điểm yếu của mình ĐHQG TP.HCM đã đưa ra chiến lược phát triển KH&CN đúng đắn với các bước đi bài bản. Đến hôm nay, ĐHQG TP.HCM đã xây dựng cho mình một tiềm lực KH&CN ban đầu, làm cơ sở cho những giai đoạn phát triển tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của sinh viên đhqg tphcm (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)