5.1.1. Ảnh hưởng của điện từ trường
- Điện từ trường là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất, đặc trưng bởi tập hợp các tính chất điện và từ. Các tham số cơ bản, biểu thị đặc tính của điện từ trường là: tần số, chiều dài sóng và tốc độ lan truyền.
- Xung quanh vật khi dẫn có dòng điện chạy qua luôn tồn tại đồng thời một điện trường và một từ trường. Đối với dòng điện một chiều, các trường này không phụ thuộc vào nhau, còn đối với dòng điện xoay chiều, thì các trường này liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một điện từ trường thống nhất.
- Các nguồn điện từ trường tự nhiên được phân thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: là cực của Trái đất – điện trường và từ trường vĩnh cửu;
+ Nhóm 2: sóng radio được sản sinh bởi các vì tinh tú (Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao…), các quá trình khí quyển – sấm sét .
- Các nguồn điện từ trường tự nhiên có 2 nhóm:
+ Nhóm 1 là cực của Trái đất – điện trường và từ trường vĩnh cửu;
+ Nhóm 2: sóng radio được sản sinh bởi các vì tinh tú (Mặt trời, mặt trăng, vì sao…), sấm sét .
- Các nguồn điện từ trường nhân tạo có 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Nguồn phát xạ điện từ tấn số thấp (0÷3kHz), bao gồm các hệ
thống sản xuất, biến đôi và truyền tải điện năng, …
+ Nhóm 2: Nguồn phát xạ điền từ tần số cao (3÷GHz), còn gọi tần số vô tuyến, gồm các thiết bị thu phát cao tần: đài, ti vi, điện thoại, bộ đàm và các thiết bị công nghệ v.v…
- Nếu người tiếp xúc với nhiều nguồn điện từ trường khác nhau và cường độ lớn hơn giới hạn cho phép kéo dài sẽ dẫn đến đến sự thay đôi một số chức năng của cơ thể, nhất là hệ thần kinh trung ương. Sự thay đôi này có thể làm:
+ Nhức đầu, dễ mệt mỏi, khó ngủ hoặc ngủ nhiều, suy yếu toàn thân.
+ Làm chậm mạch, giảm áp lực máu, đau tim, khó thở, làm biến đôi gan và lá lách.
+ Ngoài ra, năng lượng điện từ trường tần số cao (trên 5060Hz) gọi là bức xạ ion, nó có đủ năng lượng để tách electron ra khỏi nguyên tử. Tia X có đủ năng lượng để phá hủy các phân tử chứa gene. Nếu con người tiếp xúc nhiều với bức xạ ion có thể bị ung thư, biến đôi máu, giảm sự thính giác, thị giác.
5.1.2. Biện pháp phòng tránh
- Tuân thủ nghiêm túc các quy tắc và tiêu chuẩn của ngành và nhà nước.
- Không đứng quá gần các nguồn phát sinh điện từ trường, sẽ có thể giảm được phần lớn các ảnh hưởng.
- Không nên ngủ gần các thiết bị điện, đặt biệt là các thiết bị có motor.
- Giữ khoảng cách với đầu máy video ít nhất là 18 inches (18*2,54cm), hãy tắt đầu máy khi không sử dụng. Không ngồi gần phía sau hoặc bên 3/25/2014 90 cạnh màn hình vi tính (thậm chí khi cách một vách phòng).
- Nếu có thể hãy tắt thiết bị sưởi giường, chăn điện, trước khi đi ngủ.
- Giữ khoảng cách vài feet (1feet=12 inches) đối với ti vi (ở mọi chiều) - Hạn chế sử dụng chăn điện và máy sấy tóc
- Nên thư giãn một thời gian để các phần cơ đang bị căng có thời gian nghỉ ngơi, có thể kết hợp tập thể dục giữa giờ làm việc.
5.2. Hóa chất độc
5.2.1. Đặc tính chung của hoá chất độc a) Đặc điểm
- Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.
- Ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể người lao động là do hai yếu tố quyết định:
+ Ngoại tố do tác hại của chất độc.
+ Nội tố do trạng thái của cơ thể.
- Tùy theo 2 yếu tố, mức độ tác dụng có khác nhau. Khi nồng độ vượt quá mức giới hạn gây nhiễm độc hoặc chết người.
b) Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe của con người
- Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều đó là sự ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người LĐ.
- Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và gây ung thư.
- Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể
phân loại theo các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Chất gây bỏng da, kích thích niêm mạc.
+ Nhóm 2: Các chất kích thích đường hô hấp và phế quản + Nhóm 3: Các chất gây ngạt do làm loãng không khí + Nhóm 4: Các chất độc đối với hệ thần kinh
+ Nhóm 5: Các chất gây độc với cơ quan nội tạng.
c) Đường xâm nhập của hóa chất
- Theo đường hô hấp: các chất độc ở thể khí, thể hơi, bụi đều có thể
xâm nhập qua đường hô hấp, xâm nhập qua các phế quản, phế bào đi thẳng vào máu đến khắp cơ thể gây ra nhiễm độc
- Đường tiêu hóa: Thường do ăn uống, hút thuốc trong khi làm việc.
- Các chất độc thấm qua da: Chủ yếu là các chất hòa tan trong nước, thấm qua da đi vào máu như axít, kiềm và các dung môi
d) Chuyển hóa, tích chứa và đào thải.
- Chuyển hóa: các chất độc trong cơ thể tham gia vào các quá trình sinh hóa phức tạp trong các tô chức của cơ thể và sẽ chịu các biến đôi như phản ứng oxi hóa khử, thủy phân,.. phần lớn biến thành chất ít độc hoặc hoàn toàn không độc. trong hóa trình này gan, thận có vai trò rất quan trọng, đó là những cơ quan tham gia giải độc.
- Tích chứa chất độc: Có một số hóa chất không gây tác dụng độc ngay khi xâm nhập vào cơ thể, mà nó tích chứa ở một số cơ quan dưới dạng các hợp chất không độc như chì, flo tập trung vào trong xương,.. hoặc lắng động vào trong gan, thận. Đến một lúc nào đó dưới ảnh hưởng của nội, ngoại môi trường tác động các chất này được huy động một cách nhanh chóng đưa vào máu gây nhiễm độc.
- Đào thải chất độc: Chất độc hóa học hoặc sản phẩm chuyển hóa sinh học có thể được đưa ra ngoài cơ thể bằng đường phôi, thận, ruột và các tuyến nội tiết.
5.2.2. Các dạng nhiễm độc trong sản xuất cơ khí và biện pháp phòng tránh
a) Các dạng nhiễm độc trong sản xuất cơ khí - Nhiễm độc chì
- Nhiễm độc thuỷ ngân
- Nhiễm độc acsen
- Nhiễm độc crôm
- Nhiễm độc măng gan
- Cácbon ôxit (CO)
- Benzen (C6H6
- Xianua (CN
- Axit cromic (H2CrO4
- Hơi ôxit nitơ (NO2
b) Biện pháp phòng tránh nhiễm độc hóa chất.
- Đảm bảo an toàn hóa chất - kỹ thuật
- Loại bỏ các hóa chất độc hại đang sử dụng bằng cách thay đôi công nghệ
hoặc thay thế hóa chất có độc tính cao hơn bằng hóa chất ít độc hơn.
- Cách ly, che chắn và sử dụng các biện pháp bảo vệ người lao động.
- Sử dụng phiếu an toàn hóa chất dùng để cảnh cáo mức độ nguy hiểm và hướng dẫn an toàn khi sử dụng bảo quản mỗi loại hóa chất đặc trưng.
- Sử dụng các thiết bị cấp khí độc có khả năng chống ăn mòn và ôn định, thiết bị xử lý bụi, xử lý hơi khí độc di động
- Loại trừ khỏi môi trường làm việc hoặc cách ly nguồn phát sinh các hóa chất nguy hiểm độc hại.