Một số lễ hội cổ truyền của dân tộc Nam B ộ

Một phần của tài liệu Nội thất nhà hàng nam bộ (Trang 31 - 35)

3.2. Nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ

3.2.8. Một số lễ hội cổ truyền của dân tộc Nam B ộ

Lễ hội cổ truyền của người Việt nếu ở phía Bắc có cội rễ lịch sừ hàng ngàn năm (hội Đen Hùng, hội Phù Đ ồng...) thì ở Nam Bộ chỉ có 300 năm tương ứng với lịch sử di dân khẩn hoang. Lễ hội Nam Bộ “ một chặng đường mới” tiếp tục dòng chày của lễ hội truyền thống từ Bẳc vào Nam trong tiến trình lịch sử của dân tộc, và có những bước phát triền mới:

Lễ hội Nghinh Ông, Bà Chúa Xứ , Dinh C ô...

Các lề hội truyền thông trong dân gian Nam Bộ đã được hình thành và phát triển theo tiến triển hình thành và phát triển của nền kinh tế, lễ hội dân gian Nam Bộ có những nét độc

SVTH: Chử Thị Hoa 25 MSSV: 107301052

đáo và bản săc riêng không giống với các lễ hội cổ truyền của Bắc Bộ, lễ hội Nam Bộ có nên tảng chung là lễ nghi nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước, một đặc trưng của vãn hóa dân gian Nam Bộ là Lễ Te nông nghiệp, mà chủ yếu là nghề trồng lúa nước của người Nam Bộ, do đó các lễ hội truyền thống đã gắn chặt với đời sống tinh thần của mỗi người dân Nam Bộ, lễ hội Nam Bộ có sự đan xen pha trộn nhiều dòng vàn hóa khác nhau như:

Giao lưu văn hoá Việt - Hoa: Lễ hội chùa bà ờ Bình Dương

Giao lưu văn hoá Việt Khmer: Lễ hội đình Linh Sơn Thánh mấu ở Tây N inh...

Lễ hội Nam Bộ còn có nội dung để tạ ơn Thành Hoàng bổn cảnh, các vị thần linh và những anh hùng lịch sử địa phương thời cận đại, những người có công khai khẩn, khai cơ, giúp dân an cư lập nghiệp, bảo vệ đất nước (Nguyễn Trung Trực , Trương Định ...).L ễ hội Nam Bộ đã định chế hoá loại hình diễn xướng Hát bội (Cung đình) và một số loại hình diễn xướng dân gian khác như múa bóng rối, địa Nàng, múa mâm vàng ... (cúng miếu bà Chúa Xứ) vào lễ hội truyền thống cùa người Việt Nam Bộ. Mật độ các lễ hội ở Nam Bộ thưa hơn Miên Bấc nhưng lại có sức cuốn hút vô cùng to lởn .

3.2.8.2.1. Các lễ hội tiêu biểu của các dân tộc Nam Bộ

3.2.8.2.1. Lễ hội Bà Chúa Xứ diễn ra hàng năm từ ngày 23 - 2 7 / 4 âm lịch trong đó ngày chánh vía 25/4 - ngày an vị tượng bà , tháng chuẩn bị làm đồng và tạ ơn bà cầu bà phù hộ, nơi diễn ra lễ hôị tại Núi Sam - Châu Đốc (An Giang),đây là lễ hội lớn nhất, dài ngày nhất ở Nam Bộ là nơi cầu phúc cho bá tánh khắp nơi quy tụ về đây.

3.2.8.2.2. Lễ hội Nghing Ông : Lễ hội cúng Cá ồ n g (tức cá Voi) là tín ngưỡng dân gian cỏ truyền thống lâu đời của ngư dân miền Duyên Hải và của những người đi biển bằng ghe bầu, lễ hội này được tôn danh là Lễ hội Nghinh Ông(hav lễ hội Nghinh Ồng Thủy Tướng) Lễ hội Nghinh Ong được tồ chức không thống nhất về thời gian giữa các địa phương có thờ Cá Ông, vì lễ hội tùy thuộc vào ngày lụy của Cá Ông mà đại phương phát hiên được nhưng thường diễn ra lễ hội từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm ( biển yên tĩnh thời tiết thuận hoà).

Lễ hội thường diễn ra từ rạng sáng, nơi diễn ra lễ hội là các lăng đình thờ cá ô n g trên dọc bãi biên Nam Bộ từ Kiên Giang đến Bình Thuận. Đây là lễ hội lớn nhất của cư dân ven biền cầu an , cầu được mùa cá và thể hiện lòng biết ơn cá Voi ( cứu nạn ngư dân trên biền ) . Nhân dịp này ngư dân vừa te, vira vui chơi : cà keo , múa bông , hò khoan , đua thuyền thủng, chèo cạn.

3.2.8.23. Lễ hội Nguyễn Trung Trực Rạch Giá

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 18,19 và 20 tháng 10 âm lịch.để kỉ niệm người anh hung chống giặc Pháp vào những năm 1861 - 1886 mà dân gian còn truyền tụng:

Hỏa Hồng Nhật Tảo oanh thiên địa

SVTH: Chử Thị Hoa 26 MSSV: 107301052

Kiếm bạt Kiên Giang khâp quỷ thân

Đền thờ Nguyễn Trung Trực có ở nhiều nơi như: Tiền Giang. An Giang, Kiên Giang, nhưng đền thờ ở Rạch Giá là lớn nhất, do đó lễ hội đươc tô chức long trọng nơi mà nhà anh hung đã hy sinh.

3.2.8.2.4. Lễ hội của nguôi Hoa

3.2.8.2.5. Lễ hội Chùa bà ( Thiên Hậu ) : Lễ hội chính của Chùa Bà sẽ diễn ra vào hai ngày 14,15 âm lịch ( tết Nguyên tiêu ). Hai ngày này có nhiều tiết mục hấp dẫn mang đậm tính văn hóa dân gian và gân gũi với nhân dân và đặc biệt không thê thiêu những đoàn Lân- Sư — Rồng. Nơi mờ hội là những nơi tập trung đông đào cư dân người Hoa trên Nam Bộ : Chợ Lớn - Sài Gòn, Bình D ươnu...Đ ây không chỉ là ngày của những người Hoa mà nó còn thu hút hàng triệu lượt người không thuộc dân tộc Hoa. Những người tham gia lễ hội thương vav tiền tượng trưng , tô chức rước kiệu , hát Tiều , múa Lân, Sư , Rồng ...

Tết Đoan Ngọ : hay tết Đoan Dương, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, là một ngày tết truyền thồng tại Trung Quốc cũng như một số nước đông Á như: Triều Tiên, Việt Nam.

Ở Việt Nam dân Gian còn gọi là Tết giết sâu bọ. Tết đựơc tổ chức tại các am miếu , đình của người Hoa . về tham dự khách thâp phương và bà con nơi đây thường làm việc thiện : phóng sinh (chim, cá ..) , bố thí người nghèo , đóng góp công ích cho khu phô , trường học ...N goài ra còn có xin xăm , bói toán đoán vận mệnh. Người Hoa còn có vay tiên tượng trưng đề làm ăn (mua bột mì, cam quýt) với quan niệm dân gian : Vay rằm tháng một trả rằm tháng chạp. Những người đến tham dự lễ hội thường cầu xin con trai đến bà Kim Hoa Nương nương...

3.2.8.2.6. Lễ hội của người Khmer : Lễ vào năm mới (Choi Chnam Thmay), lễ lớn nhât trong năm của người Khmer ,đây là ngày tết truyền thống (ăn mừng năm mới) được tô chức vào giữa tháng 4 âm lịch và kéo dài trong 4 ngày để rước thần Thevada, vị thân cai quản thiên hạ. giúp đờ người tốt, trừng trị kẻ xấu.

Những nét đặc trưng của lễ hội : Tiễn thần Thevađa cũ, đón Thevađa mới rước Đại lịch ( tích thần Mâh Prưm ) 3 vòng quanh chính điện, nghe thuyết pháp, cúng dường cho sư sãi , tắm tượng phật đề cầu phúc , tắm ông bà đề báo hiếu tích phước.

3.2.8.2.7. Lễ Or Ang Bok: là lễ chào mừng mặt trăng được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch, lễ này thường có tổ chức đua ghe “Ngo” là một đặc điểm mang tính chất truyền thống nhằm biểu lộ tinh thần vui khỏe trong lao động sản xuât và câu thần mặt trăng giúp cho nông dân trúng mùa năm mới .

SVTH: Chử Thị Hoa 27 MSSV: 107301052

3.2.8.2.8. Lễ cúng ông bà ( Pithi Dolta ) nhớ ơn ông bà , cầu phúc cho linh hôn thân nhân quá vãng . thời gian diễn ra lễ hội khoảng tháng 8, 9 âm lịch hàng năm. Nơi diễn ra lễ hội tại các chùa chiền của người Khmer

3.2.8.2.9. Lễ hội của người Chăm : Lễ Roya Idila (kết thúc mùa chay Ranladat) lễ xả chay ngày tết tổ chức vào tháng 7-10 (tháng 12 Hồi lịch) đựơc diễn ra tại các thánh đường Hồi giáo và Plây .

Những nét đặc trưng của lễ hội : là dịp mọi người ở xa về xum họp gia đình,tiễn năm cũ đón năm mới, thâm viếng nhau, cầu nguyện điều lành cho nhau, tập tục “Hiến sinh” một con bò, thịt bò chia đều cho các nhà trong xóm.

3.2.8.2.10. Hội đền Linh Sơn Thánh Mầu (10 - 15 / 1) Núi Bà Đen Tây Ninh và Lễ Hội Diêu Trì Cung (15 / 8 âm lịch) Đền Phật Mầu Toà thánh Cao Đài ở Tây Ninh .Cả hai lễ hội này đều là triền lãm sản phẩm nông nghiệp được làm ra trong năm và cầu cho năm mới được thu hoạch bội thu hơn.

SVTH: Chử Thi Hoa 28 MSSV: 107301052

Một phần của tài liệu Nội thất nhà hàng nam bộ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)