PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu mẫu và xác định thành phần dịch hại, thiên địch, diễn biến số lượng của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius tại phường Giang Biên, Long Biên, Hà Nội
Điều tra theo QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự ): điều tra 7 ngày/lần trên rau cải canh, điều tra theo 10 điểm chéo góc. Kích thước mỗi điểm là 40 ×50cm. Thu mẫu bọ nhảy tại ruộng để đem về nghiên cứu.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Diễn biến mật độ cá thể trưởng thành của bọ nhảy P. striolata trên 1 cây họ hoa thập tự.
∑ Cá thể trưởng thành bọ nhảy điều tra (con) Mật độ bọ nhảy (con/m2) =
∑ Số m2 điều tra (m2)
+ Xác định mức độ phổ biến của bọ nhảy trên cây ký chủ ngoài đồng ruộng.
Tổng số lần bắt gặp bọ nhảy
Tần xuất xuất hiện bọ nhảy(%) = ×100
Tổng số lần điều tra + Xác định mức độ gây hại của bọ nhảy P. striolata theo tháng 9 cấp hại.
Cấp 0: Không có vết hại.
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại.
Cấp 3: 1 - 5% diện tích lá bị hại.
Cấp 5: 6 - 25% diện tích lá bị hại.
Cấp 7: 26 - 50% diện tích lá bị hại.
Cấp 9: 51 - 100% diện tích lá bị hại.
+ Mức độ thường gặp được đánh giá theo tần xuất xuất hiện bọ nhảy như sau:
Bảng : Phương pháp tính tần suất bắt gặp Bọ nhảy trên một số loại rau họ hoa thập tự.
Mức độ phổ biến Kí hiệu % số lần gặp bọ nhảy trong điều tra
Rât ít Ít
Trung bình Nhiều
- + ++
+++
1-5%
6-25%
>25-50%
>50
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của bọ nhảy (P. striolata )
3.4.2.1. Trồng cây kí chủ phục vụ nhân nuôi bọ nhảy
Giống cải canh ( giống cải mơ Hoàng Mai ) được gieo vãi trên luống đất (tại phòng bán tự nhiên – khoa Nông học) có kích thước 2,5×0,9 (m), vun luống cao 20cm hoặc gieo trong các chậu trồng cây có sẵn đất sạch. Định kì gieo 15 ngày/lứa.
3.4.2.2. Phương pháp nuôi sinh học, theo dõi các đặc điểm sinh học của bọ nhảy
Bọ nhảy trưởng thành được thu bắt tại khu trồng rau phường Giang Biên, Long Biờn, Hà Nội được đem về nuụi trong hộp nuụi sõu lớn ((ỉ= 20 cm, H= 25 cm). Bên trong có lá cải làm thức ăn. Ghép 3-4 cặp trưởng thành đực – cái cho đẻ trứng trong hộp nuôi sâu lớn có sẵn giấy ẩm, bên trong đặt 4-5 cây cải canh đã làm sạch đất ở rễ để bọ nhảy đẻ trứng. Bao bọc hộp bằng một lớp túi nilon đen, có để trống một lỗ cho ánh sáng vào, trứng sẽ được đẻ rải rác trên rễ chính hoặc ở cổ rễ. Sau 1 ngày, lấy rễ hoặc lá cải có trứng ra và chuyển các cặp bọ nhảy sang hộp mới để tiếp tục đẻ lấy trứng. Cắt các đoạn rễ có trứng thành từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn chứa một trứng, dùng bút lông chuyển vào hộp nuôi sâu nhỏ, bên trong được lót bằng giấy thấm ẩm, bên ngoài có bao bọc bằng túi nilon đen, chờ cho trứng nở. Hàng ngày theo dõi và bổ sung độ ẩm trong hộp, tránh để môi trường trong hộp bị khô. Theo dõi thời gian trứng nở để ghi chép vào bảng nuôi sinh học.
Sau khi nở ra sâu non, đặt rễ cải sạch vào làm thức ăn. Theo dõi quá trình chuyển tuổi và ghi chép vào bảng nuôi sinh học. Thay thức ăn và bổ sung độ ẩm thường xuyên. Đặt các hộp nuôi trong thùng giấy hoặc bao bằng túi nilon đen để đảm bảo môi trường tối cho sâu non phát triển.
Khi sâu non ngừng ăn, nằm im bắt đầu hóa nhộng, chuyển nhộng sang hộp nuôi sâu khác, bên trong có sẵn một lớp đất sạch, phủ một lớp đất lên nhộng, chờ thời gian vũ hóa.
Cá thể cái của trưởng thành của bọ nhảy sau khi vũ hóa từ nhộng được tiến hành ghép đôi (15 cặp). Các cặp ghép đôi được nuôi trong ống nghiệm trong suốt, bên trong có lá cải sạch làm thức ăn (ống nghiệm được giữ số thứ tự theo số thứ tự của con cái). Hàng ngày thay thức ăn bằng cách chuyển bọ nhảy sang ống nghiệm sạch mới có sẵn thức ăn bên trong. Theo dõi và ghi chép thời điểm
bọ nhảy bắt đầu đẻ trứng, đếm số trứng bọ nhảy đẻ hàng ngày bằng cách dùng kính lúp soi trên lá cải hoặc trên thành ống nghiệm.
Phương pháp xác định thời gian phát dục các pha của bọ nhảy Phyllotreta striolata: Thời gian phát dục của pha trứng được tính bằng thời gian trung bình kể từ khi trứng được đẻ ra tới khi trứng nở. Các pha phát dục tiếp theo (sâu non tuổi 1, 2, 3 và nhộng) được xác định theo dấu vết lột xác. Thời gian trưởng thành trước đẻ trứng được tính từ khi nhộng lột xác hóa trưởng thành đến khi trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên. Vòng đời của bọ nhảy được tính từ khi trứng được đẻ ra đến khi bọ nhảy đẻ quả trứng đầu tiên. Thời gian phát dục từng tuổi, pha của bọ nhảy được tính bằng giá trị trung bình từng pha, tuổi của tất cả các cá thể nghiên cứu (n>30) trong từng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Tiến hành thì nghiệm với khoảng 50-60 trứng.
Thời gian phát dục trung bình của cá thể ở các pha được tính:
n N X X
n i
i
∑ i
= =1
.
Trong đó:
+ Χ là thời gian phát dục trung bình + Xi là thời gian phát dục của cá thể thứ i + Ni là số cá thể phát dục trong ngày thứ i + n là số cá thể theo dõi
Tính sai số theo công thức:
X = Χ ±∆
Trong đó:
n t S. α
=
∆
tα . tra bảng Student – Fisher với độ tin cậy P = 0,95 độ tự do √ =n-1 S: là độ lệch chuẩn.
N: là tổng số cá thể theo dõi.
Một số chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ trứng nở :
Tổng số trứng nở (quả)
Tỷ lệ trứng nở (%) = x 100 Tổng số trứng theo dõi (quả) - Tỷ lệ chết tự nhiên của sâu non:
Tổng số sâu non chết (con)
Tỷ lệ chết tự nhiên của SN (%) = x 100 Tổng số sâu non theo dõi (con) - Tỷ lệ vũ hóa của nhộng:
Tổng số nhộng vũ hóa (con)
Tỷ lệ nhộng vũ hóa (%) = x 100 Tổng số nhộng theo dõi (con) Tổng số con đực
- Tỷ lệ đực/cái =
Tổng số con cái
3.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của bọ nhảy
Thí nghiệm làm với 15 cặp trưởng thành đực cái. Tiến hành theo dõi 15 cặp trưởng thành được nuôi trong ống nghiệm, đếm số trứng bọ nhảy đẻ hàng ngày bằng cách dùng kính lúp soi trên lá cải hoặc trên thành ống nghiệm.
Chỉ tiêu theo dõi:
- Khả năng đẻ trứng trung bình của một cá thể cái (X):
Tổng số trứng đẻ (quả)
1 )
( 2
−
= ∑ − n
x
S xi
Số trứng đẻ/ 1X(quả/ X)=
Tổng số con cái (con) - Thời gian đẻ trứng trung bình:
Tổng thời gian đẻ của các trưởng thành cái theo dõi (ngày) Thời gian đẻ trứng TB (ngày/con) =
Tổng số trưởng thành cái theo dõi (con) - Số trứng đẻ trung bình trong một ngày của một con cái (X):
Tổng số trứng đẻ của các cá thể cái thí nghiệmtrong ngày/quả Số trứng đẻ TB/ 1 ngày/ X =
Tổng số cá thể cái theo dõi (con)
3.4.3. Phương pháp xác định hiệu lực thuốc BVTV trong phòng trừ bọ nhảy 3.4.3.1. Chuẩn bị thuốc thí nghiệm
Tên thuốc Tên hoạt chất Ghi chú
Dupont Prevathon 5SC Chlorantraniliprole Pp nhúng lá
Oshin 20WP Dinotefuran Pp nhúng lá
Elsin 10EC Nitenpyram Pp nhúng lá
Actara 25WP Thiamethoxam Pp xử lý hạt giống
Cruiser plus 312.5FS Thiamethoxam + Difenoconazole +
Fludioxonil
Pp xử lý hạt giống
3.4.3.2. Phương pháp thử thuốc Nhúng lá:
•Chuẩn bị: cải xanh ( giống cải mơ Hoàng Mai) – 15 ngày sau gieo; bọ nhảy trưởng thành: được thu vào các ống nghiệm hoặc hộp nhỏ (30 con/ống), để đói từ 16-18h trước khi thử thuốc; các dụng cụ phục vụ việc pha thuốc.
•Thuốc thí nghiệm
Tên thuốc Tên hoạt chất Nồng độ
Dupont Prevathon 5SC Chlorantraniliprole 0.1%
Oshin 20WP Dinotefuran 0.1%
Elsin 10EC Nitenpyram 0.1%
•Pha dung dịch mẹ 10X ( có nồng độ cao gấp 10 lần nồng độ khuyến cáo). Pha loãng dần từ dung dịch mẹ thành dung dịch 2X (có nồng độ gấp 2 lần nồng độ khuyến cáo), 1,5X: 1,25X và 1X.
•Dùng giấy ẩm bao quanh rễ cải để giữ cải tươi lâu, sau khi pha thuốc thành các nồng độ khác nhau, tiến hành nhúng lá cải vào thuốc ( lưu ý: không để thuốc ngấm vào giấy ẩm, nhúng lá trong 10 giây )
•Đặt lá đã nhúng thuốc lên khay khô, phơi lá đã nhúng thuốc trong 15-30p.
•Đặt các cây cải đã nhúng thuốc vào các hộp lớn có ghi nồng độ tương ứng, thả bọ nhảy vào, làm kín bằng lưới, tránh để bọ nhảy thoát ra. Sau 24h, đặt lá cải sạch và theo dõi hiệu lực của thuốc sau 24h, 48h, 72h.
Chỉ tiêu theo dõi: số trưởng thành bọ nhảy chết ở mỗi công thức sau thí
nghiệm 24h, 48h, 72h. Tính hiệu quả theo công thức Abbott:
Ca - Ta
Hiệu quả (%) = x 100 Ca
Trong đó: Ta : số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý
Ca : số cá thể sống ở công thức đối chứng sau xử lý
Xử lý hạt giống:
•Chuẩn bị: hạt giống cải (giống cải mơ Hoàng Mai); bọ nhảy trưởng thành được thu vào các ống nghiệm hoặc hộp nhỏ (30 con/ống), để đói từ 16-18h trước khi thử thuốc; cốc trồng cây; đất sạch; thuốc và các dụng cụ phục vụ việc pha thuốc.
•Xử lý hạt giống theo hướng dẫn trên bao bì, gieo hạt vào các cốc trồng cây có D=4cm, H=8cm, 5 cây/cốc. Bắt đầu thả bọ nhảy để thử thuốc từ khi cây đạt 2 lá mầm. Cho cốc đã trồng cây vào hộp lớn có D=11cm, H=20cm sau đó cho bọ nhảy vào. Tiến hành đánh giá hiệu lực của thuốc sau 3, 5, 7 ngày kể từ ngày thả bọ nhảy. sau 7 ngày nếu bọ nhảy chết tiếp tục thả đợt 2 với 30 con/hộp lớn để theo dõi hiệu lực của thuốc trong 1 tuần tiếp theo. Định kỳ 3,5,7 ngày sau khi thả ghi lại số lượng bọ nhảy chết, bọ nhảy được coi là chết khi không có hoạt động (bất hoạt) hoặc không có phản ứng khi chạm bằng bút lông.
•Thuốc thí nghiệm
Tên thuốc Tên hoạt chất Nồng độ
Actara 25WG Thiamethoxam 0.1%
Cruiser Plus 312.5FS
Thiamethoxam + Defenoconazole + Fludioxonil
0.1%
c. Theo dõi và thử số liệu
• Theo dõi tỷ lệ chết sau các ngày xử lý thuốc BVTV
• Tính hiệu quả theo công thức Abbott:
Ca - Ta
Hiệu quả (%) = x 100 Ca
Trong đó: Ta : số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý
Ca : số cá thể sống ở công thức đối chứng sau xử lý