Tiến hành điều tra trên một số giống rau cải ( cải ngọt, cải canh, cải bẹ vàng…) từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2017 tại phường Giang Biên, Long Biên, Hà Nội. Ta có bảng thành phần 4.1
Bảng 4.1. Thành phần sâu hại và thiên địch trên một số giống rau họ hoa thập tự tại Giang Biên, Hà Nội vụ Xuân Hè năm 2017
S T T
Tên sâu hại và thiên
địch
Phân loại Mức độ phổ biến
Họ Bộ T3 T4 T5 T6
1 Bọ nhảy Phyllotreta
striolata
Chrysomelidae Coleoptera +++ +++ +++ +++
2 Sâu tơ Plutella xylostella
Yponomeutidae Thysanoptera ++ + + ++
3 Sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae
Pieridae Lepidoptera ++ ++ ++ ++
4 Sâu khoang Spodoptera
litura
Noctuidae Lepidoptera - - + +
5 Cánh cộc Paederus fuscipes
Staphylinidae Coleoptera +++ ++ ++ ++
Ghi chú: +++ rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%) ++ phổ biến (tần suất bắt gặp >25 – 50%) + ít phổ biến (tần suất bắt gặp >5 – 25%) - rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5%)
Dựa vào bảng thành phần sâu hại và thiên địch thu được trong quá trình điều tra trên rau thập tự tại Giang Biên, Hà Nội cho thấy: thành phần sâu hại, thiên địch tại khu vực điều tra ít, đơn giản, kém phong phú, có 4 loài sâu hại chính gây hại trên các loại rau thập tự là bọ nhảy (Phyllotreta striolata), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) và sâu khoang (Spodoptera litura). Trong đó, bọ nhảy là loài gây hại chính và ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất, chất lượng rau tại Giang Biên. Tần suất xuất hiện rất phổ biến và liên tục trong 4 tháng từ tháng 3/2017 đến hết tháng 6/2017 với mật độ cao.
Qua quá trình điều tra, bà con nông dân cũng cho biết, bọ nhảy là loài nhiều nhất khó phòng trừ nhất. Ngoài bọ nhảy, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng cũng là loài sâu hại khá phổ biến trên rau thập tự, tuy nhiên sự xuất hiện và gây hại của hai loài sâu này ít hơn và ảnh hưởng không lớn như bọ nhảy. Trong đó, sâu tơ xuất hiện nhiều vào tháng 3 và cuối tháng 5, đầu tháng 6, sâu xanh xuất hiện đều nhưng cả hai loài đều có mật độ không lớn và gây hại không lớn như bọ nhảy.
Sâu khoang có xuất hiện vào khoảng tháng 5, tháng 6, tuy nhiên với số lượng ít và ảnh hưởng không đáng kể.
Loài thên địch phổ biến tại các ruộng trồng rau tại Giang Biên là cánh cộc Paederus fuscipes, loài này xuất hiện thường xuyên với mật độ vừa phải.
4.2. Diễn biến mật độ trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata trên một số giống rau họ hoa thập tự vụ Xuân Hè 2017 tại Giang Biên, Long Biên, Hà Nội.
Để đánh giá khả năng gây hại của trưởng thành bọ nhảy, chúng tôi tiến hành điều tra trên một số giống rau được trồng phổ biến tại Giang Biên là cải canh (giống cải mơ Hoàng Mai), cải ngọt và cải bẹ vàng. Điều tra định kì 7 ngày/tuần từ thời điểm cây được khoảng 10 ngày tới khi thu hoạch. Kết quả thu được được thể hiện tại hình 1 và bảng 4.2.
Hình 1: Diễn biến mật độ trưởng thành bọ nhảy P .striolata trên một số giống cải vụ Xuân Hè năm 2017 tại Giang Biên, Hà Nội
Bảng 4.2. Diễn biến mật độ trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata trên một số giống rau họ hoa thập tự vụ Xuân Hè 2017 tại Giang Biên, Long
Biên, Hà Nội.
NĐT GĐST Cải mơ Hoàng
Mai (Con/m2 )
Cải ngọt cao sản (Con/m2 )
Cải bẹ vàng (Con/m2 ) Đợt 1
5/3 2 lá 35 41 29.5
12/3 2-4 lá 40.5 49 32
19/3 4 lá 53 57 36
26/3 4-6 lá 58 56.5 32
2/4 6 lá 43.5 49.5 29
9/4 6 lá 35.5
Đợt 2
25/4 2 lá 31.5 41 31.5
2/5 2-4 lá 46.5 39 32.5
9/5 4 lá 52 45.5 36
17/5 4-6 lá 34 42.5 35.5
24/5 6 lá 28 38.5 32
Đợt 3
31/5 2 lá 52.5 39.5 33
8/6 2-4 lá 44 41 35.5
14/6 4 lá 34 43.5 36.5
21/6 4-6 lá 28 40.5 33
28/6 6 lá 29 39.5 31
Qua hình 1 và bảng 4.2 có thể nhận thấy: nhìn chung, diễn biến mật độ của bọ nhảy đều cao, có xu hướng tăng dần từ đầu vụ và đạt cao nhất vào giai đoạn 20 – 25 ngày sau trồng ( giai đoạn khoảng 4 lá ) sau đó giảm dần đến cuối vụ, trừ trường hợp của giống cải Mơ (đợt 3) đạt mật độ cao nhất ở giai đoạn đầu (2 lá) rồi giảm dần. Ở cả 3 vụ, rau cải Mơ đều có mật độ bọ nhảy cao nhất lần lượt là 58 con/m2 (giai đoạn 4-6 lá), 52 con/m2 (giai đoạn 4 lá) và 52.5 con/m2 ( giai đoạn 2 lá). Có thể thấy đợt 1 có mật độ và số lượng bọ nhảy cao nhất và giảm dần từ đợt 2 và đợt 3. Trong 3 giống được điều tra, giống rau cải bẹ vàng có mật độ bọ nhảy hại thấp hơn 2 giống cải Mơ và cải ngọt do đặc tính giống có lá dày, có nhiều lông. Cải Mơ và cải ngọt có mật độ trưởng thành bọ nhảy hại cao hơn, trong đó giống cải ngọt có mật độ hại thấp hơn nhưng mật độ hại qua các giai đoạn lại đồng đều.
Kết quả điều tra diễn biến mật độ bọ nhảy trên một số giống rau tại Giang Biên cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Hiển (2003), Hồ Thị Xuân Hương (2004) cả về quy luật phát sinh phát triển của bọ nhảy và sự gây hại trên một số giống rau thuộc rau họ hoa thập tự.
a. b.
c. d.
e. f.
Hình 2. Triệu chứng gây hại của bọ nhảy trên một số giống rau thuộc rau họ hoa thập tự tại Giang Biên, Hà Nội.
(a) Cải mơ; (b) Cải ngọt; (c) Cải bẹ vàng;
(d) Triệu chứng sâu non hại trên rễ (e)(f) ruộng cải bị bọ nhảy gây hại
4.3. Một số đặc điểm sinh học của bọ nhảy Phyllotreta striolata 4.3.1. Thời gian các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata
Tiến hành nuôi sinh học bọ nhảy trong điều kiện nhiệt độ phòng, tại phòng bán tự nhiên – khoa Nông Học - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Kết quả thu được được thể hiện ở bảng 4.3
Bảng 4.3. Thời gian các pha phát dục của bọ nhảy P.striolata Pha phát dục
Thời gian phát dục ( ngày ) Ngắn
nhất
Dài nhất
TB
Trứng 4 8 4.92 ± 0.16
Sâu non tuổi 1 5 8 6.11 ± 0.15
Sâu non tuổi 2 4 7 5.25 ± 0.14
Sâu non tuổi 3 4 8 5.16 ± 0.15
Nhộng 5 10 7.27 ± 0.19
Tiền đẻ trứng 8 13 9.80 ± 0.36
Vòng đời 27 43 33.70 ± 0.85
Nhiệt độ TB (oC) 25.0 ± 0.37
Ẩm độ TB (% ) 78.46 ± 0.74
Qua bảng 4.3 cho thấy ở nhiệt độ trung bình trong phòng là 25.0 oC ± 0.37 và ẩm độ trung bình là 78.46% ± 0.74 thì thời gian phát dục ở giai đoạn trứng của bọ nhảy trung bình là 4.92 ± 0.16 ngày, tối đa là 8 ngày và tối thiểu là 4 ngày. Thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 là 6.11 ± 0.15 ngày, sâu non tuổi 2 trung bình là 5.25 ± 0.14 ngày và sâu non tuổi 3 trung bình là 5.16 ± 0.15 ngày.
Thời gian tiền đẻ trứng trung bình của trưởng thành sau vũ hoá là 9.80 ± 0.36 ngày, tối đa là 13 ngày và tối thiểu là 8 ngày. Thời gian hoàn thành vòng đời của bọ nhảy trung bình là 33.70 ± 0.85 ngày, dài nhất là 43 ngày và ngắn nhất là 27 ngày. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Vũ Thị Hiển (2002), Hồ Thị Xuân Hương (2004) về thời gian phát dục các pha trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành và vòng đời của bọ nhảy P. Striolata
4.3.2. Nhịp điệu sinh sản, khả năng sinh sản và tỷ lệ (đực:cái) và một số chỉ tiêu khác của trưởng thành bọ nhảy P. striolata
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, tiến hành theo dõi 15 cặp trưởng thành mới vũ hóa, trưởng thành cái sau khi ghép đôi đẻ trứng rải rác. Thời gian đẻ trứng kéo dài khoảng 18 ngày, số lượng trứng tập trung ở ngày sinh sản thứ 5 đến ngày thứ 11, ít dần ở những ngày cuối. Kết quả được thể hiện ở hình 3, bảng 4.4 và bảng 4.5.
Bảng 4.4 . Khả năng sinh sản của bọ nhảy (Phyllotreta Striolata ) Khả năng sinh sản
Số cá thể theo
dõi
Số trứng đẻ (quả/con) Ít nhất Nhiều
nhất Trung bình Số trứng đẻ trong một ngày 15 9.07 11.86 10.78 ±0.22 Tổng số trứng đẻ của một
cặp trưởng thành
15 118 188 157.47 ± 5,84
Tổng thời gian đẻ 15
Thời gian đẻ trứng (ngày ) Ngắn
nhất
Dài nhất
Trung bình
13 18 14.60 ± 0.45
Nhiệt độ TB (oC) 25.0 ± 0.37
Ẩm độ TB (% ) 78.46 ± 0.74
Hình 3 . Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành bọ nhảy P. striolata Bảng 4.5 . Tỷ lệ đực:cái; tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ vũ hóa của bọ nhảy
Phyllotreta striolata Số bọ
nhảy theo dõi
Bọ nhảy đực Bọ nhảy cái
Tỷ lệ (đực:cái) Số cá thể
(con) Tỷ lệ (%) Số cá thể
(con) Tỷ lệ (%)
41 21 51.22 20 48.78 1:0.95
Tỷ lệ trứng nở Tỷ lệ vũ hóa của nhộng
Số cá thể theo dõi
Số trứng
nở Tỷ lệ (%) Số cá thể theo dõi
Số nhộng
vũ hóa Tỷ lệ (%)
60 54 90 44 42 95.45
Qua hình 3 và bảng 4.4 có thể thấy nhịp điệu và khả năng sinh sản của trưởng thành bọ nhảy: ở nhệt độ 25.0 oC ± 0.37, độ ẩm 78.46% ± 0.74, thời gian đẻ trứng của bọ nhảy kéo dài trong khoảng 18 ngày (từ ngày tuổi thứ 36 – 55).
Số lượng trứng được đẻ ngày đầu ít, sau tăng dần từ ngày thứ 5-11, đạt số trứng cao nhất ở ngày sinh sản thứ 8 sau đó giảm dần. Tổng số trứng trung bình 1 cá thể cái có thể đẻ được là 157.47 ± 5,84 quả/cá thể cái, trong đó, số trứng trung bình 1 cá thể có thể đẻ trong 1 ngày là 10.78 ±0.22 quả/con/ngày. Thời gian đẻ trung bình là 14.60 ± 0.45 ngày, trong đó ngắn nhất là 13 ngày và dài nhất là 18 ngày.
Bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ đực:cái của bọ nhảy P.striolata là 1:0.95, tỷ lệ nở của trứng đạt 90% và tỷ lệ vũ hóa đạt 95.45%. Các kết quả thu được ở trên về nhịp điệu, khả năng sinh sản, tỷ lệ đực:cái, tỷ lệ nở và tỷ lệ vũ hóa đều phù hợp với các nghiên cứu của Vũ Thị Hiển (2002), Hồ Thị Xuân Hương (2004).
4.4. Ảnh hưởng của thuốc bvtv tới một số đặc điểm sinh học của bọ nhảy Phyllotreta striolata
Sau khi thử hiệu lực của một số thuốc bvtv, thu lại những cá thể còn sống, tiến hành nuôi sinh học để đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến một số đặc điểm sinh học của bọ nhảy. Ba loại thuốc được sử dụng là Dupont prevathon 5SC, Oshin 20WP và Elsin 10EC.
4.4.1. Ảnh hưởng của thuốc bvtv tới thời gian các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata
Tiến hành nuôi sinh học các cá thể còn sống sau thí nghiệm thử hiệu lực thuốc Dupont prevathon 5SC (hoạt chất Chlorantraniliprole); Oshin 20WP (hoạt chất Dinotefuran); Elsin 10EC (hoạt chất Nitenpyram). Thời gian phát dục các pha của bọ nhảy được thể hiện qua bảng 4.6, 4.7, 4.8.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thuốc Dupont prevathon 5SC (hoạt chất Chlorantraniliprole) đến thời gian các pha phát dục của bọ nhảy P.striolata
Pha phát dục
Thời gian phát dục ( ngày ) Ngắn
nhất
Dài nhất
TB
Trứng 4 7 4.91 ± 0.11
Sâu non tuổi 1 5 7 5.74 ± 0.12
Sâu non tuổi 2 4 8 5.31 ± 0.14
Sâu non tuổi 3 4 7 5.28 ± 0.13
Nhộng 6 9 7.34 ± 0.14
Tiền đẻ trứng 7 12 9.83 ± 0.29
Vòng đời 25 40 33.21 ± 0.82
Nhiệt độ TB (oC) 25.0 ± 0.37
Ẩm độ TB (% ) 78.46 ± 0.74
Bảng 4.6 cho thấy ở nhiệt độ trung bình trong phòng là 25.0 oC ± 0.37 và ẩm độ trung bình là 78.46% ± 0.74, đối với bọ nhảy sau khi thử hoạt chất Chlorantraniliprole thì thời gian phát dục ở giai đoạn trứng trung bình là 4.91 ± 0.11 ngày, tối đa là 7 ngày và tối thiểu là 4 ngày. Thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 là 5.74 ± 0.12 ngày, sâu non tuổi 2 trung bình là 5.31 ± 0.14 ngày và sâu non tuổi 3 trung bình là 5.28 ± 0.13 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng trung bình của trưởng thành sau vũ hoá là 9.83 ± 0.29 ngày, tối đa là 12 ngày và tối thiểu là 7 ngày. Thời gian hoàn thành vòng đời của bọ nhảy trung bình là 33.21 ± 0.82 ngày, dài nhất là 40 ngày và ngắn nhất là 25 ngày.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thuốc Oshin 20WP (hoạt chất Dinotefuran) đến thời gian các pha phát dục của bọ nhảy P.striolata
Pha phát dục
Thời gian phát dục ( ngày ) Ngắn
nhất
Dài nhất
TB
Trứng 4 7 4.67 ± 0.12
Sâu non tuổi 1 4 8 5.85 ± 0.15
Sâu non tuổi 2 4 8 5.46 ± 0.13
Sâu non tuổi 3 4 7 4.98 ± 0.1
Nhộng 5 9 7.74 ± 0.17
Tiền đẻ trứng 8 12 9.81 ± 0.34
Vòng đời 26 41 32.82 ± 0.80
Nhiệt độ TB (oC) 25.0 ± 0.37
Ẩm độ TB (% ) 78.46 ± 0.74
Bảng 4.7 cho thấy ở nhiệt độ trung bình trong phòng là 25.0 oC ± 0.37 và ẩm độ trung bình là 78.46% ± 0.74, đối với bọ nhảy sau khi thử hoạt chất Dinotefuran thì thời gian phát dục ở giai đoạn trứng trung bình là 4.67 ± 0.12 ngày, tối đa là 7 ngày và tối thiểu là 4 ngày. Thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 là 5.85 ± 0.15 ngày, sâu non tuổi 2 trung bình là 5.46 ± 0.13 ngày và sâu non tuổi 3 trung bình là 4.98 ± 0.1 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng trung bình của trưởng thành sau vũ hoá là 9.81 ± 0.34 ngày, tối đa là 12 ngày và tối thiểu là 8 ngày. Thời gian hoàn thành vòng đời của bọ nhảy trung bình là 32.82 ± 0.80 ngày, dài nhất là 41 ngày và ngắn nhất là 26 ngày.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thuốc Elsin 10EC (hoạt chất Nitenpyram) đến thời gian các pha phát dục của bọ nhảy P.striolata
Thời gian phát dục ( ngày )
Pha phát dục Ngắn nhất
Dài nhất
TB
Trứng 4 8 4.73 ± 0.14
Sâu non tuổi 1 5 9 5.98 ± 0.14
Sâu non tuổi 2 4 8 5.48 ± 0.12
Sâu non tuổi 3 4 7 5.12 ± 0.13
Nhộng 6 9 7.70 ± 0.14
Tiền đẻ trứng 7 12 10.12 ± 0.34
Vòng đời 25 44 33.43 ± 0.92
Nhiệt độ TB (oC) 25.0 ± 0.37
Ẩm độ TB (% ) 78.46 ± 0.74
Bảng 4.8 cho thấy ở nhiệt độ trung bình trong phòng là 25.0 oC ± 0.37 và ẩm độ trung bình là 78.46% ± 0.74, đối với bọ nhảy sau khi thử hoạt chất Nitenpyram thì thời gian phát dục ở giai đoạn trứng trung bình là 4.73 ± 0.14 ngày, tối đa là 8 ngày và tối thiểu là 4 ngày. Thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 là 5.98 ± 0.14 ngày, sâu non tuổi 2 trung bình là 5.48 ± 0.12 ngày và sâu non tuổi 3 trung bình là 5.12 ± 0.13 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng trung bình của trưởng thành sau vũ hoá là 10.12 ± 0.34 ngày, tối đa là 12 ngày và tối thiểu là 7 ngày. Thời gian hoàn thành vòng đời của bọ nhảy trung bình là 33.43 ± 0.92 ngày, dài nhất là 44 ngày và ngắn nhất là 25 ngày.
So sánh với các kết quả thu được đối với bọ nhảy được nuôi trước thử thuốc và sau thử thuốc, thì các kết quả của bọ nhảy được nuôi sau khi thử với hoạt chất Chlorantraniliprole, Dinotefuran, Nitenpyram đều có sai khác không có ý nghĩa hay nói cách khác, cả 3 hoạt chất Chlorantraniliprole, Dinotefuran và Nitenpyram đều không ảnh hưởng đến thời gian các pha phát dục của bọ nhảy P.
Striolata.
4.4.2. Ảnh hưởng của thuốc bvtv tới nhịp điệu sinh sản, khả năng sinh sản và tỷ lệ (đực:cái) và một số chỉ tiêu khác của trưởng thành bọ nhảy P. striolata
Tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản, nhịp điệu đẻ trứng và một số chỉ tiêu sinh học khác của bọ nhảy sau thử thuốc tương tự như với thí nghiệm trước
thử thuốc. Các cá thể cái sau vũ hóa được ghép cặp (15 cặp), theo dõi thời gian đẻ trứng, số trứng được đẻ, số cá thể đực-cái… để xác định ảnh hưởng của thuốc BVTV tới một số chỉ tiêu sinh học của bọ nhảy P. Striolata
Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến nhịp điệu sinh sản và khả năng sinh sản của bọ nhảy P. Striolata được thể hiện ở bảng 4.9, hình 4 và hình 5.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thuốc bvtv tới khả năng sinh sản của trưởng thành bọ nhảy P. striolata
Khả năng sinh sản
Trước thử thuốc
Chlorantrani liprole
Dinotefuran Nytepyram Số trứng đẻ
trong một ngày (quả/con)
10.78 ±0.22 9.64 ±0.10 9.36 ±0.16 10.85 ± 0.27
Tổng số trứng đẻ của một cặp
trưởng thành (quả/con)
157.47 ± 5,84 153.2 ± 4.12 144.2 ± 4.63 179.8 ± 7.80
Tổng thời gian đẻ trung bình
(ngày)
14.60 ± 0.45 16.13 ± 0.31 15.47 ± 0.41 16.47 ± 0.39
Nhiệt độ TB (oC)
25.0 ± 0.37
Ẩm độ TB (% ) 78.46 ± 0.74
Hình 4. Ảnh hưởng của thuốc bvtv tới khả năng sinh sản của trưởng thành bọ nhảy P. striolata
Hình 5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành bọ nhảy P. striolata
Qua hình 4, hình 5 và bảng 4.9 có thể thấy nhịp điệu và khả năng sinh sản của trưởng thành bọ nhảy ở nhiệt độ 25.0 oC ± 0.37, độ ẩm 78.46% ± 0.74 sau thử thuốc Dupont prevathon 5SC (hoạt chất Chlorantraniliprole): thời gian đẻ trứng kéo dài trong khoảng 18 ngày (từ ngày tuổi thứ 36 – 56). Số lượng trứng được đẻ ngày đầu ít, sau tăng dần từ ngày thứ 6-12, đạt số trứng cao nhất ở ngày sinh sản thứ 10 (lâu hơn 2 ngày so với thí nghiệm trước thử thuốc) sau đó giảm dần. Tổng số trứng trung bình 1 cá thể cái có thể đẻ được là 153.2 ± 4.12 quả/cá thể cái, trong đó, số trứng trung bình 1 cá thể có thể đẻ trong 1 ngày là 9.64 ± 0.10 quả/con/ngày. Thời gian đẻ trung bình là 16.13 ± 0.3 ngày, trong đó ngắn nhất là 14 ngày và dài nhất là 18 ngày. Trong khi đó, sau thử thuốc Oshin 20WP (hoạt chất Dinotefuran), thời gian đẻ trứng của bọ nhảy kéo dài trong khoảng 19 ngày (từ ngày tuổi thứ 37 – 57). Số lượng trứng được đẻ ngày đầu ít, sau tăng dần từ ngày thứ 6-12, đạt số trứng cao nhất ở ngày sinh sản thứ 19 (lâu hơn 1 ngày so với thí nghiệm trước thử thuốc) sau đó giảm dần. Tổng số trứng trung bình 1 cá thể cái có thể đẻ được là 144.2 ± 4.63 quả/cá thể cái, trong đó, số trứng trung bình 1 cá thể có thể đẻ trong 1 ngày là 9.36 ± 0.16 quả/con/ngày. Thời gian đẻ trung bình là 15.47 ± 0.41 ngày, trong đó ngắn nhất là 13 ngày và dài nhất là 19 ngày. Sau thử thuốc Elsin 10EC (hoạt chất Nitenpyram) thời gian đẻ trứng của bọ nhảy kéo dài trong khoảng 19 ngày (từ ngày tuổi thứ 35 – 57). Số lượng trứng được đẻ ngày đầu ít, sau tăng dần từ ngày thứ 5-12, đạt số trứng cao nhất ở ngày sinh sản thứ 9 (lâu hơn 1 ngày so với thí nghiệm trước thử thuốc) sau đó giảm dần. Tổng số trứng trung bình 1 cá thể cái có thể đẻ được là 179.8 ± 7.80 quả/cá thể cái, trong đó, số trứng trung bình 1 cá thể có thể đẻ trong 1 ngày là 10.85 ± 0.27 quả/con/ngày. Thời gian đẻ trung bình là 16.47 ± 0.39 ngày, trong đó ngắn nhất là 14 ngày và dài nhất là 19 ngày. Các kết quả trước và sau thử thuốc đều sai khác không đáng kể, hay nói cách khác, 3 loại thuốc BVTV đã dùng là Dupont prevathon 5SC (hoạt chất Chlorantraniliprole); Oshin 20WP (hoạt chất Dinotefuran); Elsin 10EC (hoạt chất Nitenpyram) đều không ảnh
hưởng đến nhịp điệu đẻ trứng và khả năng sinh sản của trưởng thành bọ nhảy P.
Striolata.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ đực:cái của trưởng thành bọ nhảy P. Striolata.
Số cá thể đực
Số cá thể cái
Tỷ lệ đực:cái
Trước thử thuốc 21 20 1:0.95
Chlorantraniliprole 20 18 1:0.9
Dinotefuran 22 16 1:0.73
Nytepyram 23 16 1:0.7
Nhiệt độ TB (oC) 25.0 ± 0.37
Ẩm độ TB (% ) 78.46 ± 0.74
Từ bảng 4.10, ta có: ở điều kiện ở nhiệt độ 25.0 oC ± 0.37, độ ẩm 78.46%
± 0.74, sau khi thử thuốc Dupont prevathon 5SC (hoạt chất Chlorantraniliprole), tỷ lệ đực:cái của bọ nhảy là 1:0.9. Kết quả này không có sai khác so với tỷ lệ đực:cái của thí nghiệm trước thử thuốc, do đó, thuốc Dupont prevathon 5SC (hoạt chất Chlorantraniliprole) không ảnh hưởng đến tỷ lệ đực:cái của bọ nhảy P.striolata. Trong khi đó, tỷ lệ đực cái thu được ở thí nghiệm thử thuốc Oshin 20WP (hoạt chất Dinotefuran) và Elsin 10EC (hoạt chất Nitenpyram) lần lượt là 1:0.73 và 1:0.7 có sai khác có ý nghĩa so với tỷ lệ đực:cái thu được ở thí nghiệm trước thử thuốc. Do đó, 2 hoạt chất Dinotefuran và Nitenpyram có ảnh hưởng (làm tăng) đến tỷ lệ đực:cái của bọ nhảy P.striolata.