Tuyên bố của khu vực về Biển Đông

Một phần của tài liệu Việc phân định biển tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1991-2015 (Trang 29 - 32)

Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN TẠI KHU VỰC NGOÀI CỬA VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ

1.2. YẾU TỐ PHÁP LÝ

1.2.3. Tuyên bố của khu vực về Biển Đông

Những tranh chấp trên Biển Đông đã chứng minh việc ASEAN gặp khó khăn trong việc đạt đƣợc sự đồng thuận giữa các thành viên cũng nhƣ việc đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với hầu nhƣ toàn bộ Biển Đông và những tranh chấp này phải được giải quyết song phương bới các quốc gia trực tiếp liên quan. Điều này đã tạo ra những căng thẳng liên tục trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Sau sự kiện Vành Khăn năm 1995 , nhận thấy sức ép từ phía ASEAN ngày càng lớn, năm 1999 Trung Quốc mới đồng ý về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với ASEAN, cho thấy nỗ lực giảm thiểu căng thẳng và tăng cường ổn định khu vực trong chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Vào thời điểm đàm phán, mỗi bên có một dự thảo COC của riêng mình. Song bản thảo COC của Trung Quốc khác biệt ba điểm lớn so với ASEAN: Thứ nhất, trong khi bản thảo ASEAN có hiệu lực với Hoàng Sa, phía Trung Quốc cho rằng tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa là vấn đề song phương giũa Trung Quốc và Việt Nam. Thứ hai, bản dự thảo của Trung Quốc không có điều khoản về cấm chiếm và xây dựng các công trình trên những đảo, đá chƣa bị chiếm đóng nhƣ dự thảo ASEAN. Thứ ba, Trung Quốc đề nghị các bên tránh tiến hành các hoạt động do thám quân sự gần khu vực và hạn chế tuần tra. Do đó, Trung

24

Quốc đã từ chối việc thông qua bản thảo của ASEAN tại Hội nghị quan chức cao cấp diễn ra ngày 25/11/1999.

Cuối năm 1999, đánh dấu chuyển biến quan trọng trong việc đạt đến COC giữa Trung Quốc và ASEAN là chuyển từ mỗi bên soạn thảo những COC riêng biệt sang hai bên tiến hành đàm phán tiến tới một COC chung.

Trong cuộc hội đàm quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 6, ngày 25-26/4/2000 tại Kuching (Malaysia), các bên đã đạt đƣợc thảo thuận về việc thành lập nhóm nghiên cứu liên hợp nhằm thảo luận COC. Sau các cuộc họp chuyên viên về xây dựng COC, vấn đề phạm vi áp dụng là một trong những vấn đề hóc búa nhất trong đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về COC. Sau ba năm không giải quyết đƣợc vấn đề này, ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý “hạ cấp” COC thành DOC (Declaration on the Conduct of Parties in South China Sea) đƣợc ký kết tại Phnôm Pênh, Campuchia ngày 4/11/2002. Văn bản DOC 2002 không nêu rõ phạm vi áp dụng của các biện pháp ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận để xây dựng lòng tin. Ngoài ra, so với dự thảo COC của ASEAN, DOC còn bỏ đi những quy định về không xây dựng các cấu trúc mới trên những đảo, đá, bãi ngầm… chưa có người đến ở dù vẫn giữ quy định về việc không đưa người đến ở tại những đảo, đá, bãi ngầm nào.

Trừ một số điểm khác biệt nói trên, DOC cơ bản thể hiện nội dung dự thảo COC của ASEAN năm 1999. Cụ thể, cũng nhƣ dự thảo COC, DOC khẳng định các bên cam kết:

- Tuân thủ các nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ƣớc về Luật Biển cùng các văn kiện, tuyên bố khác trong quan hệ giữa các quốc gia (đoạn 1).

- Tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đàm phán giữa các bên trực tiếp liên

25

quan, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, kể cả Công ƣớc Luật Biển (đoạn 4).

- Kiềm chế trong việc thực hiện các hành vi có thể gây phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định kể cả việc không đưa người đến ở trên những đảo, đá, bãi ngầm chưa có người (đoạn 5).

Bên cạnh biện pháp xây dựng lòng tin giống nhƣ dự thảo COC, đoạn 6 của DOC cũng nêu khả năng các bên tiến hành các hoạt động hợp tác với hình thức, phạm vi và vị trí sẽ được thỏa thuận giữa các bên liên quan trước khi thực hiện; các lĩnh vực hợp tác có thể bao gồm : bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, chống tội phạm có tổ chức. Đáng lưu ý trong quá trình đàm phán, ASEAN đã bỏ quy định liên quan đến thăm dò và khai thác tài nguyên ở khu vực tranh chấp khỏi danh mục các lĩnh vực hợp tác.

Ngoài những nội dung trên, DOC 2002 còn chứa đựng cam kết tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông theo luật pháp quốc tế, kể cả công ƣớc Luật Biển. Cuối cùng, các bên ký kết DOC khẳng định vai trò của COC trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực và thỏa thuận sẽ tiếp tục hợp tác trên cơ sở đồng thuận để đạt đƣợc mục tiêu xây dựng COC.

Nhƣ vậy, DOC là văn bản chính trị đầu tiên đƣợc ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Kể từ năm 2002, DOC đã đóng góp lớn đối với hòa bình và ổn định tại Biển Đông và thể hiện vai trò quan trọng, củng cố tin tưởng lẫn nhau, duy trì hòa bình và thúc đẩy hợp tác giữa các bên.

Đồng thời DOC cũng thể hiện thiện chí của Trung Quốc trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị đoàn kết và hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. DOC đã tỏ rõ các bên liên quan cần hướng tới COC trên cơ sở đồng thuận chung.

26

Một phần của tài liệu Việc phân định biển tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1991-2015 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)