Yếu tố người học

Một phần của tài liệu NHỮNG VƯỚNG mắc TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy TIẾNG ANHỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG và các GIẢI PHÁP (Trang 58 - 62)

Người học trong nghiên cứu này phần đông là có động lực và hứng thú học tiếng Anh do các em có thái độ tích cực đối với môn học. Rất nhiều em mong muốn nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em có dịp thực hành và luyện tập tiếng Anh. Các em cũng mong muốn nhà trường tổ chức học bổ khóa giúp các em củng cố lại những kiến thức tiếng Anh mà các em đã được học ở những lớp dưới nhưng đã quên. Tuy nhiên phần đông các em chưa

nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh đối với tương lai học tập và lao động của các em. Các em yêu thích môn tiếng Anh có lẽ trước hết là vì tiếng Anh là một môn học bắt buộc và là một môn thi tốt nghiệp. Do vậy niềm say mê học tiếng Anh của các em có lẽ là lòng ham học chung như các em yêu thích môn học khác. Điều này thể hiện ở mong muốn của các em muốn được luyện tập ngữ pháp nhiều hơn, muốn giáo viên dạy thêm cho các em những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đi thi hơn là để sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp hay một công cụ hỗ trợ cho tương lai học tập của các em.

Trình độ tiếng Anh của các em sau 4 năm học ở Trung học cơ sở vẫn còn rất hạn chế. Đây là một thực tế đáng buồn. Câu hỏi đặt ra là tại sao các em có động lực, có hứng thú học mà kết quả lại thấp như vậy? Thậm chí mục đích học tiếng Anh chính của các em là học tiếng Anh để đi thi nhưng tại sao các em vẫn chưa đủ những kiến thức ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh ở mức tối thiểu để làm một bài thi tiếng Anh chủ yếu là kiểm tra ngữ pháp và từ vựng? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta có thể vận dụng lý thuyết hoạt động của Leontiev trình bày trong Chương 2 để giải thích. Dưới đây là những nguyên nhân có thể được giải thích theo lý thuyết động cơ của Leontiev:

Một là, với thực tế dạy và học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông như hiện nay thì việc các em học đâu quên đấy là điều dễ hiểu. Các kết quả nghiên cứu khẳng định rằng muốn đạt được trình độ giao tiếp cơ bản bằng bất kỳ ngoại ngữ nào thì người học cần được tiếp xúc với ngoại ngữ đó tối thiểu là 1000 giờ liên tục Kaplan, 2000, tr.xi). Tính liên tục trong việc được tiếp xúc (học) ngoại ngữ là hết sức quan trọng vì nếu thời lượng trên mà dàn trải quá thì tốc độ quên sẽ nhanh hơn tốc độ học. Hiện nay ở trung học phổ thông, mỗi tuần học sinh được học 3 tiết, mỗi tiết 45 phút trong một lớp có từ 45 đến 50 học sinh. Điều này có nghĩa là trong điều kiện lý tưởng nhất, mỗi tuần mỗi học sinh được sử dụng tiếng Anh 3 phút. Một năm học mỗi học sinh được sử dụng tiếng Anh bình quân là 105 phút hay dưới 2 giờ. Ba tiết học này lại được xếp trong ba ngày của tuần. Một khi ra khỏi lớp học đại đa số các em không có điều kiện hay cơ hội để tiếp xúc với tiếng Anh. Như vậy trước khi các em có tiết học sau thì các em đã quên hết hoặc gần hết những gì học được trong tiết học trước. Đây là lý do cơ bản giải thích tại sao sau nhiều năm học tiếng Anh ở phổ thông các em vẫn không biết gì. Thực tế những em học khá giỏi môn tiếng Anh là những em có sự đầu tư và quyết tâm rất lớn, có

điều kiện đi học thêm hoặc trong gia đình có người biết tiếng Anh giúp đỡ.

Hai là, khi các em đã quên bài học hôm trước, đến giờ học sau giáo viên tiếp tục dạy bài mới theo phân phối chương trình mà không có điều kiện dạy lại những gì các em đã quên. Để người học nhớ được ngoại ngữ thì không thể không ôn tập thường xuyên những gì đã học từ trước. Nói cách khác, những gì học sinh phải có nhiều cơ hội để tái hiện và củng cố những gì đã được học một cách thường xuyên. Đó là quy luật của trí nhớ. Nếu không có điều kiện củng cố lại thường xuyên, các em sẽ quên hết và càng học lên càng không hiểu. Khi các em đã thấy không thể nhớ được những gì đã học thì không hiểu bài mới và sẽ mất động lực và hứng thú học tập. Điều này đã được chứng minh bằng những ý kiến của các em trong phiếu khảo sát.

Ba là, học ngoại ngữ là một quá trình phức tạp, đỏi hỏi người học không những phải có quyết tâm cao, có sự đầu tư lớn về thời gian và công sức mà còn phải biết cách học. Chúng ta đã có rất nhiều bằng chứng khoa học để khẳng định điều này. (Rubin, 1975; Stern, 1975;

Abraham & Vann, 1987; Green & Oxford, 1995; Huang & van Naeraerrsen, 1987; O’Malley, Chamot, Stewner-Manzanarers, Kupper,

& Russo, 1985; Politzer & McGroarty, 1985; Pupura, 1998; Vann &

Abraham, 1990; Lamb, 2002; Gan, Humphreys & Hamp-Lyons, 2004;

Wen & Johnson, 1997). Các nghiên cứu cũng khẳng định rằng “ngay cả trong những điều kiện không thuận lợi cho thành công vẫn có những học sinh học ngoại ngữ thành công” (Larsen-Freeman, 2001, tr.12). Gardner (1985) đã khẳng định rằng khi mà người học không có được những cơ hội học thường xuyên thì động lực là yếu tố còn quan trọng hơn cả năng khiếu.

Để học tiếng Anh nói riêng và bất cứ ngoại ngữ nào nói chung có hiệu quả rất cần một môi trường tiếng để người học có điều kiện tiếp xúc với ngoại ngữ đang học. Thiếu một môi trường tiếng như vậy, thì cả người dạy lẫn người học không những không có nhu cầu sử dụng tiếng Anh để giao tiếp mà giả sử nếu có thì cũng không phát triển được. Từ đó người học và người dạy dễ dàng dành phần lớn thời gian cho việc ghi nhớ máy móc từ vựng và các quy tắc ngữ pháp. Đối với đa số học sinh, ngay cả khi các em say mê học tiếng Anh cũng đạt được rất ít kết quả về khả năng giao tiếp. Vậy là xuất hiện một tình thế tiến thoái lưỡng nan: một mặt tiếng Anh là môn học bắt buộc trong trường với mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp ở mức cơ bản bằng

tiếng Anh cho người học, mặt khác lại không có một môi trường tiếng cả trong trường lẫn ngoài trường.

Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng mặc dù phần lớn những học sinh tham gia nghiên cứu này thuộc vùng nông thôn, nhưng trong điều kiện hiện nay không phải các em không có cơ hội học tiếng Anh ở ngoài trường. Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và đặc biệt là mạng internet tạo ra vô vàn cơ hội học tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh nếu các em có quyết tâm cao. Kết quả nghiên cứu của Lamb (2002) trên học sinh trung học Hồng Kông đã chỉ ra mối quan hệ giữa kết quả học tập của học sinh với việc tích cực học tiếng Anh ngoài giờ lên lớp. Trong nghiên cứu này số đông các em tham gia trả lời phiếu điều tra khẳng định các em có sử dụng các phương tiện này để học thêm tiếng Anh ở nhà. Tuy nhiên có hai vấn đề mà nghiên cứu này không làm rõ được. Một là các em có biết cách khai thác các phương tiện này để học không. Hai là, các em sử dụng các phương tiện này để học tiếng Anh hay học cách sử dụng tiếng Anh. Hai khái niệm học tiếng Anh và học cách sử dụng tiếng Anh là rất khác nhau. Đây là một trong những hạn chế của nghiên cứu này.

Cuối cùng và là nguyên nhân quan trọng nhất, mặc dù các em thích môn tiếng Anh và có lẽ thấy sự cần thiết phải biết tiếng Anh nhưng các em không biến được nhu cầu và hứng thú đó thành những hành động cụ thể là tích cực đầu tư cho học tập, tận dụng những điều kiện và cơ hội sẵn có để học tập. Nhìn chung các em còn ỷ lại giáo viên qua nhiều, thể hiện một lối học thụ động, nên không đạt được kết quả mong đợi. Có lẽ các em chưa tích cực tìm ra cho mình những cách học phù hợp và giáo viên lại cũng không quan tâm đến vấn đề này.

Cũng cần phải nói thêm rằng, ngay cả khi các em chỉ quan tâm đến luyện tập ngữ pháp thật nhiều để đi thi thì kết quả thi của các em cũng sẽ không cao. Muốn học tốt ngữ pháp, trước hết các em phải tập trung mở rộng vốn từ vựng của mình vì ngữ pháp được thể hiện trong cách dùng từ. Giáo viên cần giúp các em biết cách học từ vựng để mở rộng và củng cố cách dùng từ vựng thật hiệu quả. Ngoài ra có một thực tế không thể nhắc đến là tiếng Anh chỉ là một trong nhiều môn học mà các em phải đầu tư do vậy thời gian dành cho học tiếng Anh ở nhà chắc là rất ít.

Khuyến nghị 1: Giáo viên cần quan tâm đến việc bồi dưỡng phương pháp học cho học sinh nhiều hơn là việc dạy kiến thức trong sách giáo khoa hay thậm chí kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Do đặc điểm tiếng Anh được dạy trong nhà trường như một môn học nên dù thời

gian có tăng thêm nữa thì cũng không thể nào giúp học sinh đạt kết quả cao. Kết quả học tập chỉ đạt được khi học sinh thực sự cố gắng học, biết cách học và đặc biệt biết cách học sử dụng tiếng Anh. Thông qua các bài giảng trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn cho cách sinh cách tận dụng những cơ hội hiện có ở địa phương để học tiếng Anh.

Trong các sách về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ đã có nhiều gợi ý về cách làm này. Ví dụ giao cho sinh làm các bài tập thu thập thông tin về một vấn đề nào đó rồi trình bày lại trên lớp để thảo luận. Hoặc phương pháp khuyến khích học sinh đọc tiếng Anh giải trí ở nhà (extensive reading) theo chỉ dẫn của giáo viên là những gợi ý tốt.

Chính việc đọc nhiều sẽ giúp các em mở rộng và củng cố được vốn từ vựng của mình. Khi đã có vốn từ vựng tốt thì việc học ngữ pháp sẽ thuận lợi hơn và khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng tốt hơn.

Một phần của tài liệu NHỮNG VƯỚNG mắc TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy TIẾNG ANHỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG và các GIẢI PHÁP (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w