Về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 40 - 43)

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

2.3. Về thực trạng bảo vệ và phát huy di sản văn hoá

2.3.2. Về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể

Từ năm 2001, Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh đã đƣợc quan tâm đầu tư bảo vệ bằng 3 hình thức chính: Sưu tầm, điều tra, bảo tồn ở dạng tƣ liệu; phục dựng, truyền dạy; quảng bá, tuyên truyền, tập trung trên các loại hình: Lễ hội, nghề cổ truyền; nghệ thuật cổ truyền; phong tục tập quán; ẩm thực cổ truyền; ngữ văn dân gian. Bằng nguồn vốn của trung ƣơng và địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện nghiên cứu 4 đề tài về làng nghề, nghiên cứu sâu trên 20 lễ hội tiêu biểu.

Từ năm 2002, Sở Văn hóa, Thông tin đã tổ chức điều tra, sưu tầm 6 loại hình: Hát chèo, ca trù, hát chầu văn, hát đối, hát ru, hát trống quân đang được lưu giữ trong nhân dân; nghiên cứu về phong tục tập quán tại 12 huyện thành phố trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động chuyển giao kỹ năng thực hành như thực hiện dự án sân khấu học đường môn nghệ thuật Chèo tại một số trường THCS, 6 lớp hát ca trù, 1 lớp làm con rối nước. Cùng với việc truyền dạy cứ 2 năm một lần, tỉnh tổ chức Liên hoan các cấp loại hình múa rối nước, hát chèo, hát ca trù, pháo đất. Từ năm 2010, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm, tỉnh đã tổ chức thi gói, nấu bánh chưng, nấu xôi - giã bánh giầy. Các cuộc liên hoan đã đƣa về các cơ sở, tạo điều kiện, hỗ

trợ cho các đội chèo, ca trù, múa rối nước tham dự tại các hội diễn, liên hoan của quốc gia và khu vực.

Năm 2005, Sở Văn hóa - Thông tin Hải Dương tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất, các di sản văn hóa tiêu biểu đã đƣợc nhận diện phục vụ cho công tác xây dựng Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm. Từ năm 2006, tỉnh đã phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin xây dựng và thực hiện đề án nâng cấp lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, nhiều nội dung lễ hội đƣợc phục dựng và bổ sung phù hợp với cuộc sống đương đại.

Năm 2009, Hải Dương là một trong 15 tỉnh của cả nước có không gian ca trù đƣợc UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ca trù thực hiện Công ước quốc tế theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Năm 2010, thực hiện Thông tƣ số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hải Dương tiến hành kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai, xây dựng danh mục, lập hồ sơ khoa học đề nghị ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong năm 2011, Sở chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã xây dựng 4 hồ sơ: lễ hội chùa Côn Sơn; đền Kiếp Bạc; lễ hội chùa Bạch Hào (Thanh Hà), đình Trịnh Xuyên (Ninh Giang), Múa rối nước (Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc); năm 2012 đang xây dựng 5 hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Lễ hội đền Cao An Lạc, lễ hội đền Sinh, đền Hóa (Thị xã Chí Linh); lễ hội đền Sượt (thành phố Hải Dương), lễ hội đền Tranh, lễ hội chùa Trông (Ninh Giang).

Hải Dương đã có 04 di sản văn hóa được đưa vào danh mục di sản văn

hóa phi vật thể quốc gia, 01 di sản đƣợc UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp.

2. 3.3. Về tổ chức và hoạt động của Bảo tàng - Về tổ chức

Bảo tàng tỉnh Hải Dương được quan tâm củng cố về tổ chức, với 5 phòng: Phòng Hành chính; Phòng Nghiên cứu sưu tầm; Phòng Trưng bày;

Phòng Bảo tồn di tích; Phòng nghiên cứu lịch sử địa phương.

Hàng năm, Bảo tàng tỉnh duy trì các mặt hoạt động như sưu tầm hiện vật, khai quật khảo cổ học, kiểm kê đăng ký di vật, cổ vật và lập hồ sơ xếp hạng di tích, tham gia nghiên cứu khoa học. Riêng từ năm 2006, nhà trƣng bày đƣợc cải tạo nâng cấp phục vụ tốt hơn khách vào thăm quan.

Tình hình quản lý, sưu tầm, kiểm kê bảo quản hiện vật Bảo tàng của bảo tàng.

Trước năm 2001, Nhà trưng bày bảo tàng mới chỉ trưng bày đến giai đoạn 1990. Để chuẩn bị cho việc cải tạo và nâng cấp trƣng bày; trong mấy năm gần đây Bảo tàng đã tích cực sưu tầm tài liệu, hiện vật của giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay. Ngoài ra, đã sưu tầm tư liệu, hiện vật về một số chuyên đề nhƣ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tập thể và cá nhân đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang, kỷ vật chiến tranh.

Hiện vật sưu tầm về được nhập kho và đăng ký vào sổ kiểm kê bước đầu. Bảo tàng đã tiến hành kiểm kê phân loại và lập hộ chiếu khoa học hiện vật bảo tàng. Tính đến năm 2012 đã kiểm kê, lập hộ chiếu khoa học đƣợc 21.706 hiện vật.

Công tác bảo quản hiện vật Bảo tàng luôn đƣợc quan tâm. Hiện vật bảo tàng được bảo quản theo chất liệu. Tuy vậy, phương pháp bảo quản chủ yếu là thủ công, phương tiện bảo quản còn lạc hậu, chưa có điều kiện kinh phí để nâng cấp.

Bảo tàng vẫn thường xuyên tra cứu tư liệu, hiện vật phục vụ việc viết địa chí của tỉnh hoặc các cơ quan bạn đến khai thác phục vụ nghiên cứu khoa học...

Chính sách đối với cán bộ bảo tàng: Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác bảo tàng nhất là cấp huyện.

- Vấn đề Bảo tàng tư nhân

UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh tới 2015 và định hướng tới 2020, chỉ tiêu đề ra đến 2015 có 01 bảo tàng tƣ nhân.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)