CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
2.2. Thực trạng về công tác quản lí đội ngũ giáo viên của nhà trường
2.2.2. Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên
Trường mầm non Tiền Phong A là trường có 42 giáo viên và 100%
giáo viên có trình độ, có bằng cấp đầy đủ. Trong đó: 17 giáo viên có trình độ Đại học, 7 giáo viên trình độ Cao đẳng và 18 giáo viên là trình độ trung cấp.
Thành tích mà đội ngũ cán bộ, giáo viên mang lại cho nhà trường gồm: 2 giải Nhì giáo viên giỏi cấp huyện, 1 giải Ba giáo viên giỏi cấp huyện, 1 giải Nhì nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp huyện, 1 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và tập thể trường đã nhận được giấy khen của UBND huyện Mê Linh. Đội ngũ giáo viên thì trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết với công việc chăm sóc và giảng dạy trẻ mà ngành đưa ra. Đội ngũ giáo viên luôn luôn đoàn kết, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và chắm sóc trẻ cho nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Tuy nhiên, số lượng giáo viên có trình độ Đại học chính quy còn chưa cao, chủ yếu là trình độ Đại học tại chức, chủ yếu là trình độ Trung cấp. Hằng năm, nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ của mình.
2.3. Thực trạng về giấc ngủ trƣa và cách tổ chức giấc ngủ trƣa cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non Tiền Phong A
2.3.1. Tiếu chí đánh giá thực trạng giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 45 cháu mẫu giáo nhỡ (4 tuổi) tại trường mầm non Tiền Phong A, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành.
2.3.1.1. Cách tiến hành.
Tôi tiến hành quan sát các buổi ngủ trưa của trẻ và đánh giá hiệu quả giấc ngủ trưa theo 3 tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Ngủ nhanh.
- Tiêu chí 2: Ngủ sâu.
- Tiêu chí 3: Ngủ đủ thời gian cần thiết.
Mỗi tiêu chí của giấc ngủ được đánh giá theo 3 mức độ:
- Mức độ 1: 3 điểm.
- Mức độ 2: 2 điểm.
- Mức độ 3: 1 điểm.
Cụ thể:
* Tiêu chí 1: “Ngủ nhanh”.
- Mức độ 1: Trẻ ngủ sau 15 phút.
- Mức độ 2: Trẻ ngủ sau 30 phút.
- Mức độ 3: Trẻ ngủ sau 45 phút.
* Tiêu chí 2: “Ngủ sâu”.
- Mức độ 1: Giấc ngủ không bị gián đoạn, không xảy ra hiện tượng bất thường của giấc ngủ (mộng du, hoảng sợ khi ngủ, giẫy giụa quá nhiều khi ngủ, lật người nhiều khi ngủ,...)
- Mức độ 2: Giấc ngủ của trẻ thỉnh thoảng bị gián đoạn hoặc xuất hiện những hiện tượng bất thường của giấc ngủ.
- Mức độ 3: Giấc ngủ của trẻ thường xuyên bị gián đoạn và xuất hiện những hiện tượng bất thường khi ngủ.
* Tiêu chí 3: Ngủ đủ thời gian cần thiết.
- Mức độ 1: Tổng thời lượng ngủ của trẻ đạt từ 120 phút đến 150 phút.
- Mức độ 2: Tổng thời lượng ngủ của trẻ đạt từ 60 phút đến dưới 120 phút.
- Mức độ 3: Tổng thời lượng ngủ của trẻ không đạt 60 phút.
Dựa trên số điểm mà trẻ đạt được ở 3 tiêu chí trên, tôi đánh giá hiệu quả giấc ngủ trưa của trẻ theo 3 loại:
- Loại tốt: Nếu trẻ đạt từ 7 đến 9 điểm.
- Loại trung bình: Nếu trẻ đạt từ 4 đến 6 điểm.
- Loại yếu: Nếu trẻ đạt từ 3 điểm trở xuống.
2.3.1.2. Kết quả nghiên cứu.
Sau khi quan sát giấc ngủ trưa của trẻ, tôi thu được kết quả như sau:
- Loại tốt: 22/45 trẻ (chiếm 48,88%).
- Loại trung bình: 11/45 trẻ (chiếm 24,44%).
- Loại yếu: 12/45 trẻ (chiếm 26,68%).
Điểm trung bình của trẻ đạt: = 6.04 Kết quả này thể hiện qua bảng 2.1:
Loại Kết quả
Tốt Trung bình Kém
Số lượng trẻ 22 11 12
% 48,88 24,44 26,68 Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực trạng giấc ngủ trưa của trẻ.
Qua kết quả điều tra trên tôi thấy vẫn còn tỷ lệ đáng kể giấc ngủ trưa ở loại trung bình và yếu (23/45 trẻ chiếm 51,11%). Kết quả điều tra trên gợi cho chúng tôi thấy sự cần thiết phải đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giấc ngủ cho trẻ ở trường mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
2.3.2. Thực trạng về tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ ở trường mầm non
Sau khi tiến hành tìm hiểu về thực trạng giấc ngủ trưa của trẻ ở trường mầm non chúng tôi đã tiến hành bằng cách sử dụng phiếu điều tra 10 giáo viên trực tiếp chăm sóc và giảng dạy trẻ tại trường mầm non Tiền Phong A, xã Tiền Phong – Mê Linh – Hà Nội. Và bên cạnh đó để kết quả thêm xác thực tôi tiến hành điều tra tại trường mầm non Trưng Nhị - thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc:
- Tổng số phiếu phát ra: 30 phiếu. (trường mầm non Tiền Phong A: 10 phiếu, trường mầm non Trưng Nhị: 20 phiếu).
- Tổng số phiếu thu về: 30 phiếu. (trường mầm non Tiền Phong A: 10 phiếu, trường mầm non Trưng Nhị: 20 phiếu).
Kết quả thu được như sau:
Câu hỏi: Theo cô, giấc ngủ trưa có vai trò như thế nào đối với trẻ?
a. Giúp trẻ thông minh, tỉnh táo và có khả năng tập trung tốt.
b. Giúp trẻ phục hồi sức khỏe, dự trữ năng lượng và thông minh, nhanh nhẹn hơn.
c. Giúp trẻ luôn hứng khởi, hoạt bát, tăng trưởng tốt về chiều cao cũng như trí óc.
d. Ý kiến khác của cô.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của giấc ngủ trưa đối với trẻ mầm non.
Tổng số phiếu
Ý kiến
A B C D
30 phiếu 0/30 0%
1/30 3,3%
2/30 6,7%
27/30 90%
Tất cả các ý kiến trên
Qua bảng kết quả trên, ta thấy được rằng, các giáo viên ở trường mầm non Tiền Phong đều có những hiểu biết nhất định về vai trò của giấc ngủ trưa đối với trẻ. Giấc ngủ trưa không chỉ giúp trẻ phục hồi sức khỏe sau các hoạt động trước đó mà nó còn giúp trẻ tỉnh táo, luôn hứng khởi, hoạt bát, thông minh, nhanh nhẹn hơn và khả năng tập trung tốt hơn. Chính vì vậy mà trường mầm non Tiền Phong rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ. Họ luôn luôn phải tìm hiểu về những kiến thức về giấc ngủ trưa của trẻ để có những hiểu biết nhất định cũng như tìm ra những việc làm nhằm giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn. Từ đó, ta thấy được rằng giáo viên tại trường mầm non Tiền Phong A và trường mầm non Trưng Nhị đã có những nhận định đúng đắn và sâu sắc về hoạt động ngủ trưa, một hoạt động không thể thiếu trong chương trình Giáo dục mầm non.
Câu hỏi: Theo cô, nếu trẻ không ngủ trưa hoặc ngủ trưa không ngon giấc sẽ gây ra hậu quả gì?
a. Trẻ uể oải, mất tập trung trong giờ học buổi chiều.
b. Trẻ lúc nào cũng thấy mệt mỏi, lười vận động.
c. Trẻ dễ cáu gắt và không nghe lời.
d. Ý kiến khác của cô Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3: Kết quả ý kiến của cô về hậu quả của việc trẻ không ngủ trưa hoặc ngủ trưa không ngon giấc.
Tổng số phiếu
Ý kiến
A B C D
30 phiếu 0/30 0%
0/30 0%
1/30 3,3%
29/30 96,7%
Tất cả các ý kiến trên Kết quả cho thấy, nếu trẻ không ngủ trưa và ngủ trưa không ngon giấc sẽ để lại hậu quả không tốt: trẻ uể oải, mệt mỏi, cáu gắt và không nghe lời, mất tập trung trong giờ học buổi chiều và lười vận động (29/30 giáo viên chiếm 96,7% đưa ra ý kiến khác là tất cả các ý kiến trên). Qua kết quả trên, ta thấy được rằng việc giáo viên phải tìm ra những biện pháp để giúp trẻ ngủ trưa ngon giấc là rất cần thiết để tránh những hậu quả không tốt đối với trẻ.
Câu hỏi: Theo cô, thời gian ngủ trưa có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giấc ngủ của trẻ?
a. Ngủ càng nhiều càng tốt.
b. Chỉ cần cho trẻ ngủ một chút là đủ.
c. Nếu thời gian ngủ quá dài thì sẽ dẫn đến trạng thái uể oải, mệt mỏi cho cơ thể.
d. Nếu thời gian ngủ quá ngắn sẽ không bù đắp và duy trì năng lượng đầy đủ cho trẻ hoạt động và học tập hiệu quả trong thời gian tiếp theo.
e. Ý kiến khác của cô.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4: Kết quả về ý kiến của cô về mối quan hệ giữa thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ trưa của trẻ.
Tổng số phiếu
Ý kiến
A B C D
30 phiếu 0/30 0%
2/30 6,7%
1/30 3,3%
27/30 90%
Nhu cầu về giấc ngủ của trẻ khác nhau vì vậy thời gian ngủ của trẻ là khác nhau.
Nên để trẻ ngủ không quá 2 tiếng
rưỡi.
Với kết quả trên thì đa số giáo viên đều hiểu rõ được thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế mà thời gian ngủ chỉ nên đủ, không qua dài hoặc quá ngắn. Thời gian ngủ trưa là quá trình trẻ nạp lại năng lượng. Do vậy mà thời gian ngủ trưa đủ sẽ mang lại hiệu quả tốt đối với trẻ.
Câu hỏi: Theo cô, nên cho trẻ 4 tuổi ngủ trưa bao nhiêu phút là hợp lí nhất?
a. 100 phút.
b. 150 phút.
c. 180 phút.
d. Ý kiến khác của cô.
Kết quả thu được như sau:
30/30 giáo viên chiếm 100% cho rằng nên cho trẻ 4 tuổi ngủ trưa 150 phút là hợp lý nhất.
Qua kết quả trên, ta thấy được rằng hoạt động ngủ trưa tại trường Mầm non Tiền Phong A và trường Mầm non Trưng Nhị kéo dài 150 phút, giáo viên cho trẻ ngủ trưa để trẻ nghỉ ngơi, giúp trẻ phục hồi lại năng lượng đã mất, giúp trẻ tỉnh táo, chuẩn bị cho các hoạt động vào buổi chiều một cách tốt hơn.
Câu hỏi: Trẻ ngủ ít, thức dậy trước các bạn trong lớp cô sẽ xử lí như thế nào?
Kết quả thu được như sau:
Có 30/30 giáo viên (chiếm 100%) trả lời ý kiến khác:
+ Cô cho trẻ nằm riêng, vỗ về cho trẻ ngủ tiếp, không để trẻ khóc làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khác.
Qua kết quả trên ta thấy được hầu hết giáo viên đều luôn quan tâm đến tất cả trẻ trong lớp, không để 1 trẻ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khác.
Ngoài ra, chúng ta có thể thấy được rằng, giáo viên ở trường Mầm non Tiền Phong A và trường Mầm non Trưng Nhị có vốn kiến thức và kinh nghiệm phong phú để kịp thời xử lí những tình huống xảy ra trong giờ trẻ ngủ trưa.
Câu hỏi: Theo cô, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ thì không gian phòng ngủ phải đạt tiêu chí nào?
Kết quả thu được như sau:
Có 30/30 giáo viên (chiếm 100%) trả lời ý kiến khác, cho rằng không gian ngủ của trẻ phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, không bị gió lua, nhiệt độ, ánh sáng vừa phải và hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài.
Với kết quả trên thì hầu hết giáo viên đã tìm hiểu tốt về các yêu cầu về khoảng không gian ngủ của trẻ cần phải đạt được, bên cạnh việc tìm hiểu những lý thuyết về không gian tổ chức hoạt động ngủ trưa cho trẻ thì giáo viên ở trường Mầm non Tiền Phong A cũng như trường Mầm non Trưng Nhị còn phải tiến hành việc sắp xếp, bố trí không gian ngủ trưa của trẻ ở lớp một cách hợp lí để cho trẻ có khoảng không gian ngủ đảm bảo chất lượng phục vụ giấc ngủ trưa của trẻ.
Câu hỏi: Theo cô, những đồ dùng gì tối thiểu cần thiết để phục vụ cho giấc ngủ trưa của trẻ ở trường?
Kết quả thu được như sau:
- 15/30 giáo viên (chiếm 50%) trả lời rằng đồ dùng cần thiết gồm chiếu, đệm, chăn, gối.
- 15/30 giáo viên (chiếm 50%) trả lời rằng đồ dùng cần thiết giường, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt cùng hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng để phục vụ trẻ ngủ.
Theo kết quả trên thì một nửa số giáo viên chỉ cần những đồ dùng chiếu, đệm, chăn, gối là đủ để phục vụ giấc ngủ trưa của trẻ, và 50% số giáo viên còn lại thì ngoài những đồ dùng trên thì cần phải có thêm quạt và tủ, kệ, giá đựng cái đồ dùng phục vụ trẻ ngủ. Qua kết quả trên, chúng ta có thể biết được các giáo viên đã có những hiểu biết nhất định về việc cần có những đồ dùng gì cần thiết cho một giấc ngủ trưa của trẻ.
Tuy nhiên, qua quá trình thực tập tôi quan sát được thì mỗi lớp đều có tủ, giá, kệ để đựng đồ dùng phục vụ giấc ngủ trưa cho trẻ. Những bên cạnh đó, trong giờ ngủ trưa thì chỉ đủ mỗi trẻ một chiếc gối. Vào mùa đông thì 4- 5 trẻ một chiếc chăn và chăn của trẻ còn hơi mỏng, trẻ được ngủ trên đệm chỉ được một nửa số trẻ trong lớp do số lượng trẻ ở trong lớp quá đông.
Câu hỏi: Bao nhiêu lâu thì cô vệ sinh đồ dùng khi ngủ cho trẻ 1 lần?
Kết quả thu được như sau:
- 12/30 giáo viên (chiếm 40%) trả lời nên vệ sinh đồ dùng cho trẻ 1 tuần/lần.
- 18/30 giáo viên (chiếm 60%) trả lời rằng khi nào đồ dùng bẩn thì vệ sinh, không phụ thuộc thời gian.
Theo kết quả điều tra trên thì ta thấy được rằng giáo viên thường xuyền quan tâm đến việc vệ sinh đồ dùng của trẻ, không để đồ dùng phục vụ giấc ngủ của trẻ mất vệ sinh gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trưa của trẻ. Vì giấc ngủ trưa có vai trò quan trọng đối với trẻ nên các đồ dùng như gối, chăn,...cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Nếu đồ dùng được vệ sinh sạch sẽ, thơm tho thì trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Và ngược lại,
đồ dùng không được vệ sinh sạch sẽ thì trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, khiến cho trẻ bức bối, không thoải mái và khó ngủ, ngủ không ngon.
Câu hỏi: Trước khi cho trẻ ngủ trưa, cô thường làm gì?
Kết quả thu được như sau:
- 100% giáo viên lựa chọn ý kiến khác:
+ Nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ tự lấy gối.
+ Sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ theo tổ hoặc theo nhóm nam một dãy, nữ một dãy để cô dễ bao quát trẻ.
+ Nhắc nhở trẻ kéo quần áo cho kín bụng.
+ Mùa đông cới bớt quần áo, nới dây mũ, khuy cổ áo. Cắm lò sưởi (nếu có).
+ Mùa hè: mở quạt, khi trẻ ngủ say thì vặn nhẹ dần.
Qua kết quả trên chúng ta thấy được rằng mọi giáo viên đều quan tâm đến việc chuẩn bị thật tốt cho trẻ trước khi bắt đầu giấc ngủ trưa để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế vì số lượng trẻ trong một lớp quá đông, 2 cô không thể bao quát, nhắc nhở được hết tất cả các trẻ trong lớp nên việc vẫn có những trẻ chưa được vệ sinh, nới nỏng quẩn áo hay việc sắp xếp vị trí nằm ngủ chưa được hợp lí hay một số trẻ còn chưa nghiêm túc thực hiện theo những yêu cầu mà cô đưa ra.
Câu hỏi: Trong thời gian trẻ ngủ, cô sẽ làm gì?
Kết quả thu được như sau:
- 18/30 giáo viên (chiếm 60%) lựa chọn phương án là thường xuyên có mặt để theo dõi lúc trẻ ngủ, sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải mái, không để trẻ chúi đầu vào gối hoặc trùm chăn kín.
- 12/30 giáo viên (chiếm 40%) lựa chọn ý kiến khác: ngoài câu trả lời thường xuyên có mặt theo dõi lúc trẻ ngủ để sửa lại tư thế cho trẻ ngủ thoải mái, không để trẻ chúi đầu vào gối hoặc trùm chăn kín thì còn để xử lí các tình hoáng xảy ra với trẻ như:
+ Nếu trẻ muốn đi vệ sinh, cô cho trẻ dậy nhẹ nhàng để đi vệ sinh.
+ Trẻ đái dầm, ỉa đùn phải thay ngay cho trẻ để trẻ đi ngủ tiếp.
Với kết quả trên ta thấy hầu hết mọi giáo viên trong thời gian trẻ ngủ sẽ thường xuyên có mặt để theo dõi trẻ đẻ kịp thời xử lí những tình huống phát sinh. Khi trẻ ngủ trưa, có rất nhiều tình huống có thể xảy ra nên yêu cầu lúc nào giáo viên cũng phải có mặt để giải quyết, không làm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ trưa của trẻ.
Câu hỏi: Sau khi hết thời gian ngủ trưa, nếu có trẻ còn ngủ, cô nên làm gì?
Kết quả thu được như sau:
- 100% giáo viên lựa chọn đáp án là vẫn đánh thức trẻ dậy.
Qua kết quả trên chúng ta có thể thấy được rằng tất cả giáo viên đều biết thời gian ngủ thế nào là đủ đối với trẻ 4 tuổi nên khi hết giờ ngủ trưa thì vẫn nên đánh thức trẻ dậy.
Câu hỏi: Những lưu ý được đặt ra trong khi trẻ ngủ?
- 30/30 giáo viên (chiếm 100%) lựa chọn cả 3 đáp án: gồm những lưu ý:
+ Vào mùa hè, nếu dùng quạt điện, chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa, từ phía chân trẻ.
+ Vào mùa đông, chú ý đắp chăn ấm cho trẻ.
+ Cho phép trẻ đi vệ sinh trong khi ngủ khi trẻ có nhu cầu.
Ngoài ra còn có thêm lưu ý:
+ Nếu trẻ mặc quần áo quá chật hay quá nóng thì nên cởi bớt cho trẻ.
Theo kết quả trên thì ta thấy được rằng giáo viên luôn quan tâm đến trẻ, luôn đặt ra những lưu ý để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, để cho trẻ có một giấc ngủ trưa đảm bảo chất lượng.
Câu hỏi: Phụ huynh của trẻ có hợp tác với giáo viên trong việc duy trì thói quen ngủ trưa ở nhà giống như khi trẻ ngủ trưa ở trường vào ngày cuối tuần?
Kết quả thu được như sau: