3.1. Một số biện biện pháp nâng cao chất lƣợng giấc ngủ trƣa cho trẻ 4 tuổi
Giấc ngủ trưa là một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người.
Chính vì vậy mà giấc ngủ trưa là hoạt động không thể thiếu đối với chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non. Việc tổ chức giấc ngủ trưa hợp lí có ý
nghĩa vô cùng quan trọng và mang lại hiệu quả cao trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để có một giấc ngủ trưa tốt, mang lại hiệu quả tích cực đối với trẻ. Tôi mạnh dạn đề xuất một số phương pháp:
3.1.1. Khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động trong chế độ sinh hoạt từ lúc đón trẻ đến giờ ngủ trưa
- Mục đích: giúp trẻ hoạt động tích cực, tiêu hao năng lượng để bước vào giấc ngủ trưa một cách nhanh chóng, ngủ sâu giấc và ngủ đủ thời gian cần thiết.
Để trẻ thực hiện các hoạt động một cách liên tục, không ngừng nghỉ từ khi đến lớp cho đến thời gian trước khi bước vào giấc ngủ. Vì tâm lý của trẻ thích vui chơi là chính nên giáo viên phải luôn luôn tạo ra những trò chơi cũng như những tiết học hấp dẫn để trẻ tự nguyện tham gia, hoạt động hết mình, tích cực và độc lập.
Ví dụ:- trong giờ đón trẻ, cho trẻ chơi tự do tùy theo ý thích của trẻ như chơi đồ chơi xếp hình, trò chơi lắp ghép,...
Ảnh 3.1: Trẻ chơi lắp ghép, xếp hình trong giờ đón trẻ.
Trong giờ học, vì đặc điểm tâm lý của trẻ là rất thích chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, nên ngoài những kiến thức bài học cần cung cấp cho trẻ thì giáo viên cho trẻ tham gia các trò chơi đóng vai theo ý thích của trẻ như làm bác sĩ, nhân viên bán hàng,... Vì được đóng vai làm công việc mà mình yêu thích nên trẻ sẽ tích cực tham gia học tập và chơi trò chơi.
Ảnh 3.2: Trẻ đóng vai làm nhân viên bán hàng.
Ảnh 3.3: Trẻ đóng vai làm bác sĩ.
Sau khi học và chơi trò chơi củng cố bài học, để trẻ nghỉ ngơi và sau đó tiếp tục tham gia hoạt động nhưng các hoạt động vẫn mang tích chất thư gian sau tiết học như: ca hát, chơi tự do hoặc cho trẻ tham quan và chăm sóc góc thiên nhiên của lớp.
Ảnh 3.4: Trẻ chăm sóc góc thiên nhiên của lớp.
Sau khi áp dụng biện pháp này, tôi thấy trẻ hoạt động tích cực, thích thú hơn. Trẻ tự nguyện tham gia vào các hoạt động cô đưa ra cho trẻ và thực hiện cũng như chơi một cách hết mình, trẻ vui sướng trong khi chơi. Chính vì thế đến giờ ngủ trưa trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu giấc.
3.1.2. Tạo tâm thế thoải mái và thói quen trước giờ đi ngủ cho trẻ
- Mục đích: giúp trẻ có tinh thần thoải mái và hình thành được thói quen trước khi đi ngủ, ngủ đúng giờ giấc.
Tôi yêu cầu trẻ tự vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ nhằm giúp trẻ thoải mái, hình thành phản xạ “chuẩn bị ngủ”, làm giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh và sâu hơn.
Sau khi ăn trưa xong, trẻ tự lau mồm và súc miệng, sau đó tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi bước vào giờ ngủ trưa nhằm giúp trẻ trong khi ngủ không bị thức giấc vì buồn vệ sinh hoặc đái dầm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ảnh 3.5: Trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ trưa.
Sau khi trẻ vệ sinh cá nhân xong, tôi yêu cầu trẻ lần lượt theo thứ tự nhẹ nhàng vào lấy gối của mình, không được chen lấn, xô đẩy hoặc tranh giành gối với bạn. Sau khi đã lấy được gối thì nhẹ nhàng nằm vào chỗ ngủ của mình.
Ảnh 3.6: Trẻ lần lượt vào lấy gối ngủ của mình.
Khi trẻ đã nằm và ổn định được chỗ ngủ của mình, tôi đọc cho trẻ nghe một câu chuyện có tính chất nhẹ nhàng, êm ái như những câu chuyện cổ tích, truyện cổ Grim,... để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
Ảnh 3.7: Cô kể chuyện cho trẻ nghe trước khi ngủ trưa.
Tuy nhiên cần lưu ý phải xếp những trẻ khó ngủ nằm gần cô để cô dễ bao quát và nhắc nhở, phải thực hiện biện pháp này một cách liên tục, không
được ngừng giữa chừng thì mới giúp hình thành thói quen ở trẻ. Khi mới đầu thực hiện việc kể chuyện cho trẻ nghe vẫn gặp phải khó khăn, vì trẻ mới bắt đầu được nghe chuyện nên trẻ mất trật tự nói chuyện, bàn bạc về câu chuyên mà cô kể. Sau dần việc kể chuyện trở nên quen thuộc mà trước khi ngủ trẻ phải được nghe mới bước vào giấc ngủ một cách nhanh chóng.
Sau khi áp dụng biện pháp này kết quả cho thấy trẻ đã hình thành được thói quen trước khi đi ngủ. Đó như là một điều kiện cần và trẻ phải thực hiện xong mới có thể ngủ trưa nhanh và ngủ sau giấc.
3.2. Kết quả thu đƣợc sau khi áp dụng các biện pháp
Cho trẻ ngủ trưa là một công việc không dễ dàng đối với các bà mẹ, đặc biệt là với giáo viên mầm non. Mỗi lớp có 2 giáo viên và khoảng 35 đến 45 trẻ, số lượng trẻ thì quá đông và giáo viên thì ít nên việc quản lí và chăm sóc tới từng trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Là một giáo viên mầm non tương lai, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trên nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ và thu được kết quả. Thông qua các biện pháp trên đều thu lại những kết quả khả quan cho cả cô và trẻ.
Đối với cô: các cô ngày càng nắm vững và hiểu rõ hơn về cách tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ, đặc biệt là trẻ 4 tuổi. Giáo viên hiểu được tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Tôi và các cô giáo có thêm những kinh nghiệm trong việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ mầm non, giúp trẻ ngủ ngon và đảm bảo chất lượng cho giấc ngủ trưa của trẻ để trẻ có một chuẩn bị tốt cho hoạt động sau giờ ngủ trưa. Khi thực hiện các biện pháp này, ban đầu còn gặp khó khăn, xong dần dần trẻ cũng quen và đi vào nền nếp.
Đối với trẻ: từ khi áp dụng các biện pháp này, tôi thấy trẻ có sự thay đổi rõ rệt: trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ đúng giờ giấc và ngủ theo thời gian quy định. Với trẻ sẽ càng hào hứng hơn khi chuẩn bị ngủ sẽ có một câu
vào giấc ngủ. Giúp cho trẻ có một khoảng thời gian phục hồi lại năng lượng đã mất và chuẩn bị tốt cho những hoạt động tiếp theo sau giờ ngủ trưa.
Ảnh 3.8: Trẻ ngủ ngon giấc trong giờ ngủ trưa tại lớp 4 tuổi A1 ở trường mầm non Tiền Phong A
Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp:
- Số trẻ đạt loại tốt: 32/45 trẻ (chiếm 71,11%).
- Số trẻ đạt loại trung bình: 8/45 trẻ (chiếm 17,77%).
- Số trẻ đạt loại yếu: 5/45 trẻ (chiếm 11,12%).