(Miêu tả thiên nhiên bằng từ láy mô phỏng âm thanh)
Từ láy mô phỏng âm thanh tuy chỉ có một nét nghĩa đơn thuần nhất là mô phỏng âm thanh trong tự nhiên, hoặc do sự tác động của con người. Nhưng đã đi vào trong thơ ca, ở một chừng mực nhất định nào đó các từ láy này cũng mang giá trị gợi tả, gợi cảm mà các loại từ láy khác không thể thay thế được. Từ láy mô phỏng âm thanh được Hàn Mặc Tử sử dụng khá phong phú. Ở từng từ láy tác giả mang đến cho chúng ta một sự cảm nhận khác nhau về âm thanh của con người, thiên nhiên, nhưng không kém phần cảm xúc, thi vị.
Trong hệ thống ngôn ngữ tiếng việt, từ láy không chỉ phong phú về số lượng, nội dung và ý nghĩa mà còn có khả năng biểu đạt cao, gợi hình, gợi cảm. Do từ láy có giá trị về mặt gợi cảm, gợi tả nên đóng góp rất đặc biệt vào việc thể hiện những tâm tư tình cảm của nhiều tác giả. Hàn Mặc Tử cũng sử dụng lớp từ này vào trong sáng tác của mình nhằm làm cho câu văn thêm phần ấm áp, đong đầy cảm xúc, để diễn đạt cảm xúc của mình về cuộc sống thiên nhiên, con người, vạn vật…
Trong thơ Hàn Mặc Tử, ông đã tạo ra một vũ trụ luận mới, những thực thể như: trăng, nước, tre, cỏ hoa, tiếng ca, thiếu nữ chiếu nhau theo đường chéo, như ánh sáng xuyên, xoay đủ chiều hòa nhịp với nhau trong một bức tranh nổi mà các thực thể bay lên, đáp xuống không ngừng, trong không gian thơm hương nhạc. Thơ Hàn Mặc Tử là một vũ trụ hư ảo, khác hẳn những bức tranh bằng phẳng chưa có nhạc như trong những cảnh thơ mà ta thường thấy:
“Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du đã tạo ra một cảnh đẹp tuyệt vời, nhưng là một cảnh phẳng theo mặt bằng của trái đất và trong thơ chưa có âm thanh, chưa có nhạc.
Tình quê là bài thơ thứ ba trong tập “Gái quê” đã đạt đến sự hoàn mĩ trong vũ trụ. Bài thơ như là một bản nhạc mà âm thanh bay lên trong không gian mênh mông, trời nước giao hòa, kết nối những hình ảnh trùng trùng trong liên tưởng:
“Trước sân anh thơ thẩn Đăm đăm trông nhạn về Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê”
(Tình quê)
Hàn Mặc Tử kết nối những hình ảnh hư ảo trong một liên tưởng bất tận. Bắt đầu đi từ hai hình ảnh tương đối rõ: “trước sân anh thơ thẩn, đăm đăm trông nhạn về” đã gợi nên sự mông lung, bất định, thiên di, thể hiện qua từ láy “thơ thẩn”. Tiếp đó là những hình ảnh trùng trùng, điềm điệp: “mây chiều còn phiêu bạt, lang thang trên đồi quê”. Tất cả đều lôi kéo ta đi, không cho ta nghỉ ngơi ngừng lại ở một chốn nào. (- Thuộc về 2.2.2.2.)
Người ta có thể nhận thấy cái hiu quạnh của một đêm trăng, hơi thở mà trong đó không có pha trộn một nỗi buồn xót xa, một niềm đau đớn nhức nhối, quằn quại. Điệu buồn do đó không được cất lên mà chỉ tỏa ra loãng và mơ hồ. Ngay đến những chuyển động của trăng cũng không được ghi nhận rõ rệt. Vẻ tiêu lịch có thể nhận thấy, nhưng không có sự khai thác cô đọng. Điều đó được thể hiện qua bài thơ huyền ảo:
“Đang khi mầu nhiệm phủ ban đêm Có thứ gì rơi giữa khoảng im
Rơi tự thượng tầng không khí xuống Tiếng vang nhè nhẹ dội vào tim”
(Huyền ảo)
Rõ ràng cho ta thấy, tác giả cố ý bọc quanh những khung cảnh được nhắc tới như một tấm lưới vô hình, một thứ kích dục, để gần như ngăn cái thế giới riêng tư đó vào ngoại giới. Điều đáng chú ý là trong cái thế giới riêng tư đó, Hàn Mặc Tử đã vận dụng thiên tài của ông một cách rất đúng mức, để trình bày trạng thái tĩnh của thiên nhiên mà ông quan niệm. Đồng thời chi phối tâm hồn ông “đang khi mầu nhiệm phủ
trạng thái ấy những sự chuyển động hờ hững. Để từ đó ông dễ dàng thành công với việc đặt cái yếu tố động này vào trong một môi trường ngoại ý thức, nhằm nổi bật trạng thái tĩnh mà thôi.
“Rơi từ thượng tầng không khí xuống, tiếng vang nhè nhẹ dội vào tim” lời thơ trong sáng, êm như ru, mang mác tỏa ra như mây khói mà cảm động, huyền diệu biết bao. Từ láy “nhè nhẹ” là từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh. Từ láy “nhè nhẹ” có hình vị gốc là “nhẹ”, hình vị láy là “nhè” mang thanh bằng, đứng trước hình vị cơ sở làm giảm tính chất “nhẹ” của hình vị gốc. Tính chất của tiếng vang hơi nhẹ tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm ái. Từ láy “nhè nhẹ” diễn tả sự nhẹ nhàng của tiếng vang khi nó đập vào trong tâm hồn nhà thơ. Tình tứ đến thế là cùng, cảm động đến thế là cùng. Một người mang bệnh rất đau đớn mà có “tâm hồn thư thái, bình tĩnh như thế thật
cũng là lạ”.
Cùng một từ láy “nhè nhẹ” nhưng các nhà thơ sử dụng nó vào mục đích khác nhau. Nếu như Hàn Mặc Tử sử dụng từ láy này đề diễn tả âm thanh của một tiếng vang thì Xuân Diệu lại sử dụng từ láy này để nói lên tình yêu. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu luôn được tác giả cảm nhận bằng tất cả những cung bậc của nó như: gặp gỡ, làm quen, hẹn hò, giận, yêu, chia ly... Khi yêu là yêu hết mình, yêu bằng tất cả chứ không nghĩ đến tại sao yêu? Xuân Diệu đã tự trả lời lòng mình rằng:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buồi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
(Vì sao)
Từ láy “nhè nhẹ” được Xuân Diệu sử dụng trong câu thơ để nói về hình ảnh đám mây đang “nhè nhẹ” lên cao, hay đang “nhè nhẹ” trôi bởi cơn gió “hiu hiu”. Tính chất của mây là hơi nhẹ tạo nên cảm giác dịu dàng, êm ái. Nó giống như cảm xúc của tình yêu. Câu thơ như là lời giải thích của Xuân Diệu về tình yêu. Tình yêu đến thật êm đềm, nhẹ nhàng và rồi chiếm cả tâm hồn con người. Từ láy “nhè nhẹ” được ông
sử dụng trong câu thơ rất phù hợp với trạng thái, tính chất của đám mây đang nhè nhẹ trôi.
Khi con người đang sống thì thường không nói đến cái sống và cũng chẳng để ý đến cái sống. Lúc này chính là lúc Hàn Mặc Tử đang sống với nghĩa sống hoàn toàn cả tâm hồn lẫn thể xác. Sự sống nhịp nhàng với vũ trụ thì tâm hồn chẳng có gì phản ứng, nên trong thơ Hàn Mặc Tử chỉ gợi lên những nét nhung tơ, những hình ảnh yêu đời, không khắc khoải, không bâng khuâng. Dù tình cảm có rung động, có chín mùi, thi nhân chỉ phụ họa theo nhịp sống:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang
(Mùa xuân chín)
Những rung động trên đây là những rung động hưởng thụ. Nguồn sống đang tràn ngập trong tâm hồn thi nhân, mọi vật như đang nô đùa vươn lên trong ý sống. Mỗi dòng thơ đều phảng phất hương xuân, chẳng phải tia nắng hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là “làn nắng”. Chữ “làn” như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tan, mềm mại trải đều trong câu thơ và trong không gian. Làn nắng lại “ửng”
lên trong “khói mơ tan”, cái “ửng”của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang “tan” ấy thật huyền diệu và độc đáo xiết bao. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy: “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”, sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, hài hòa đầy mơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, chỉ có “đôi mái nhà tranh” hiện lên trong “làn nắng ửng” nhưng vẫn gợi lên một sức sống lay động, dân dã, bình yên rất thân thuộc với mọi người.
Nắng như đang rắc lên “đôi mái nhà tranh” chứa sắc xuân và hương xuân kết hợp với cái âm thanh của gió “trêu” tà áo và cái gam màu “biếc” của lá cây khiến cái tình xuân càng thêm đậm đà, tha thiết. Từ láy “sột soạt” diễn tả một âm thanh đang lay động trong sự rung động của mùa xuân, kết hợp với từ “trêu” nói lên sự thân thương, đáng yêu, có một chút gì mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ từ thuở nào cứ ngâm nga mãi trong lòng nhà thơ.
Rất cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát “bên giàn
thiên lý, bóng xuân sang”. Câu thơ như có một sự ngưng đọng ngập ngừng, cả cảm
xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vương vấn đón “bóng xuân sang”. Cảm xúc ngưng tụ như nín thở, ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mùa xuân đã sang mùa xuân nhẹ bước…như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta:
“Lá xuân sột soạt trong làn nắng Ta ngỡ, em ơi vạt áo hường Thứ áo ngày xuân em mới mặc Lòng ta rộn rã nỗi yêu thương
(Nắng tươi)
Khổ thơ cuối trong bài thơ “Nắng tươi”, tác giả miêu tả trong một không gian mùa xuân với đầy những chiếc lá vàng rơi trong làn nắng, gợi lên một cái không gian đầy sự tươi vui, lãng mạn. Chính từ hoàn cảnh đó, gợi lên trong nhân vật trữ tình một sự tưởng tượng phong phú và đầy bất ngờ với cái hình dáng, và màu sắc của chiếc lá mùa xuân “vạt áo hường”. Hai câu đầu “lá xuân sột soạt trong làn nắng, ta ngỡ em
ơi vạt áo hường”. Đây là âm thanh của chiếc lá mùa xuân, nhưng lại rất vang vọng,
từ đó gợi lên một nhận thức cho người đọc về mật độ rơi của những chiếc lá xuân. Đó là sự rơi với cường độ dày đặc, từ đó mới tạo nên cái âm thanh “sột soạt”. Từ láy
“sột soạt” là từ chỉ âm thanh, nhưng lại có khả năng gợi hình, điều đó góp phần tăng
thêm cái sức sống, cái vẻ đẹp của mùa xuân. “Vạt áo hường” đã đẹp nhưng sẽ đẹp hơn, có ý nghĩa hơn nếu nó là chiếc áo mà người yêu của nhân vật trữ tình mặc vào ngày xuân “Thứ áo ngày xuân em mới mặc, lòng ta rộn rã nỗi yêu thương”.
Hai câu cuối, tác giả sử dụng từ láy “rộn rã” để diễn tả niềm vui, niềm hân hoan, sự nồng cháy trong tình yêu. Từ láy “rộn rã” diễn tả một niền yêu thương mãnh liệt, trào dâng, luôn luôn cháy bỏng nồng nhiệt. Hai từ láy được tác giả sử dụng ở câu đầu và câu cuối trong khổ thơ trên, góp phần làm nên cái hồn của câu thơ, làm cho câu thơ mang âm hưởng vui tươi, tràn ngập sự yêu thương. Với cái “rộn rã”, “sột soạt” của âm thanh-giàu hình ành và sự “rộn rã” yêu thương của lòng người.
Cũng như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử là một thi sĩ luôn ca ngợi ái tình, nhưng cái quan niệm về tình yêu của Hàn Mặc Tử không được thanh cao như của Thế Lữ. Cái tình
yêu của Hàn Mặc Tử tuy diễn ra trong tập “Gái quê” còn ngập ngừng, nhưng đã bắt đầu thiên về xác thịt khi miêu tả một cô gái quê:
“Tiếng ca ngắt cành lá rung rinh
Một nường con gái trông xinh xinh (Nên dùng câu này ở phần 2.2.2.2)
Ống quần vo xắn lên đầu gối Da thịt, trời ơi trắng rợn mình”
(Nụ cười)
Tạo không khí trước rồi mới tả thật “tiếng ca ngắt cành lá rung rinh, một nường
con gái trông xinh xinh”. Từ láy “rung rinh” tạo nên âm thanh của một cành lá, âm
thanh đó rất nhẹ nhàng khi tiếng ca ngắt thì cành lá mới “rung rinh”. Trong không
khí đó có sự xuất hiện “một nường con gái trông xinh xinh” . Từ láy “xinh xinh” được tác giả sử dụng để nói lên vẻ đẹp của người con gái quê, hiền lành, dễ thương và chất phác. Sự gợi tình ở đây không chỉ có người con gái xinh đẹp mà còn là sự tưởng tượng, và nhờ sự cảm thông của Hàn Mặc Tử với muôn vật trong trời đất, ngọn gió cũng rất có tình. Cho nên, ông mới nói “da thịt, trời ơi trắng rợn mình!”. Bút pháp bình thường nhưng câu thơ cảm thán “da thịt trời ơi!” bỗng trở nên ấn tượng – đó là dấu hiệu riêng của Hàn Mặc Tử, ông rất mạnh về cảm giác.
Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta thấy ông thường sử dụng hình ảnh “trăng” vào trong thơ của mình để diễn tả niềm vui, niềm đau khổ khi ông đang mắc bệnh. Và hình ảnh
“trăng” được ông sử dụng qua hành động như: “rượt trăng”, “say trăng”, “ngủ với trăng” và bây giờ là “uống trăng”:
“Bóng hằng trong chén ngả nghiêng
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình Gió lùa mặt nước rung rinh
Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu”
(Uống trăng)
Bài thơ này được Hàn Mặc Tử sáng tác trong cơn say, với những nhận thức đảo điên, buồn chán thiếu sức sống. Khổ thơ đầu diễn tả tâm trạng của một người với những nhận thức mông lung, hão huyền trước cảnh vật xung quanh. Nhân vật trữ tình say nhưng lại khao khát tình yêu, người mà nhân vật trữ tình muốn nói tới đó là “chị
trong chén ngả nghiêng” với những hành động gợi tình, trong sự mong muốn về khát
vọng tình yêu của một người say làm thơ “lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình”.
Những nhận thức của người say về cảnh vật xung quanh luôn có sự chuyển động chao đảo không ngừng. Trong hoàn cảnh không được tỉnh táo, nhưng trong tiềm thức vẫn tiềm tàng một khát vọng tình yêu. Đó là một niềm mong ước luôn canh cánh trong lòng của nhân vật trữ tình ngay cả trong cơn say. Từ láy “rung rinh” được sử dụng rất hay đã diễn tả một cách tài tình của cái nhìn về hiện thực xung quanh, từ đó làm cơ sở để bộc lộ một khát vọng tình yêu cháy bỏng.
Có ai trong chúng ta kể bệnh tình của mình bằng thơ? Khi Hàn Mặc Tử viết: “tôi muốn vớt ai ra ngoài sóng điện, để nhìn xem sắc mặt với làn da”. Ta hãy mường tượng đến “sắc mặt” và “làn da” của người mang bệnh như bệnh của Hàn Mặc Tử thì mới hiểu hết tâm hồn anh, nỗi đau khổ của anh khi “nhìn”, “thấy” sắc mặt và làn da của mình…ngày một khác đi, thì cái đau khổ nhất của anh là:
“Máu đã khô rồi, thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ”
Cho nên anh không chịu để cho “Thơ khô” và còn nhắn lời cho bạn thơ tâm đắc nhất của anh: thi sĩ Chế Lan Viên “ta không muốn người thôi ca hát, vì luôn đem
sóng hận réo cung hằng” và Hàn Mặc Tử cười: “Lá đổ rào rào
Trăng vàng xôn xao
Chuỗi cười ha hả
Trên cánh đồng cao”
(Chuỗi cười)
Khổ thơ đầu của bài thơ “chuỗi cười” diễn tả sự tươi vui của cảnh vật và con người, những hình ảnh được tác giả sử dụng là “chiếc lá”, “trăng vàng”, “chuỗi
cười” gắn với những từ chỉ tính chất ở cường độ lớn “rào rào”, “xôn xao”,“ha hả”.
Những từ láy này được tác giả sử dụng góp phần làm tăng thêm cái không khí vui tươi, “lá đổ rào rào” diễn tả những chiếc lá rơi với cường độ mạnh và rơi rất đều, kéo theo trăng vàng “xôn xao” và chuỗi cười “ha hả” càng làm cho không khí vui tươi, nhộn nhịp khi có tiếng cười. Đặc biệt là tâm lí vui tươi của con người thể hiện qua “chuỗi cười ha hả”. Ba từ láy “rào rào”, “xôn xao”, “ha hả” có tác dụng đẩy
câu thơ lên một niềm vui hân hoan, nhộn nhịp của cảnh vật và con người. Sự xuất hiện liên tiếp của ba từ láy, đã diễn tả một niềm vui dồn dập, bồi hồi không có điểm kết trên một không gian rộng rãi cánh đồng cao.