Miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm của con ngườ

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử (Trang 26 - 35)

Ngôn ngữ của người Việt Nam khá đa dạng và phong phú về hình thức cũng như nội dung. Trong ngôn ngữ văn chương, các tác giả cũng thường đi sâu vào khai thác các khía cạnh ý nghĩa của từ, trong đó từ láy miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm của con người cũng được các tác giả đề cập đến và Hàn Mặc Tử đã sử dụng lớp từ này vào trong sáng tác thi ca của mình.

Nói đến mùa xuân, ai cũng hiểu đó là những phút rạo rực nhất của cuộc đời, của cuộc sống. Mùa xuân được các thi nhân cảm thụ mỗi người mỗi cách khác nhau, muôn hình muôn vẻ, Thanh Hải xem mùa xuân là “mùa xuân nho nhỏ”, Nguyễn Bính cảm nhận đó là “mùa xuân xanh”… với Hàn Mặc Tử là “mùa xuân chín”, cách cảm

nhận này nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn của thi nhân:

“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

Hổn hển như lời của nước mây

Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý nhị và thơ ngây”

(Mùa xuân chín)

Trong sắc xuân ấy tình cảm của con người cũng đến độ chín. Một nét đẹp truyền thống của dân tộc, đẹp như ca dao, dân ca, như lễ hội mùa xuân muôn thuở của cái xứ sở này được nói đến qua tiếng hát “vắt vẻo” của những nàng xuân, của bao cô thôn nữ. Từ “vắt vẻo” thể hiện được âm giọng cao, trong trẻo, ngọt ngào tươi mát của câu hát giao duyên giữa những đôi trai gái nơi đồng quê hết sức mộc mạc, tình tứ. Mùa xuân mới thực sự “chín” khi có con người và có dư âm tiếng hát, âm thanh đọng lại trong từng tiếng thơ. Độ ngâm rung “vắt vẻo” hòa nhịp với âm trầm “hổn

hển” thể hiện một sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, tài tình. Tiếng ca như vút lên

cao, như ngập ngừng, như lưu luyến giữa “lưng chừng núi”. Tâm hồn thi sĩ đã hòa nhập hẳn vào cái thế giới âm thanh mùa xuân ấy. Dư âm tiếng hát dường như giăng mắc, rung lên “vắt vẻo” gợi lên nhiều xao xuyến, bâng khuâng trong lòng nhà thơ. Tiếng hát “hổn hển” được so sánh với “lời của nước mây”, lời của thiên nhiên. Hai tiếng “hổn hển” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng đầy hương xuân, tình xuân, cảm xúc vừa thực, vừa mơ đến lạ thường. Còn có tiếng thầm thì, thầm thĩ. “Vắt vẻo”, “hổn

hển”, “thầm thĩ” là ba cung bậc của âm thanh mùa xuân đang chín, thấm sâu vào hồn

người đến nhẹ nhàng, lắng dịu, chan chứa yêu thương.

Sự phong phú về giai điệu và phức điệu của khúc hát đồng quê, làm say mê mọi người, để rồi cùng nhà thơ bâng khuâng cảm nhận “nghe ra ý nhị và ngây thơ”.

Hàn Mặc Tử thường hay nói đến tương quan còn - mất, gần - xa. Tương quan ấy gắn với giọng xót thương, tiếc nuối, lưu luyến. Nó tạo thành một nỗi khắc khoải không nguôi. Đến với thế giới đầy hương sắc kia, Hàn Mặc Tử như thấy mình thanh tân, đầy sức sống. Đây là mảnh đất cho những uẩn khuất dục tình hé mở:

Đợi gió đông về để lả lơi

Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp chị hằng ơi”

(Bẽn lẽn)

Nhà thơ ở đây đã phóng chiếu những rạo rực bản năng ngoài vũ trụ. Cái nhìn của ông ve vuốt, mơn trớn cả tạo vật, vừa lộ liễu, vừa kín đáo. Hàn Mặc Tử đã sử dụng những từ chỉ động thái: “sóng soãi”, “hồi hộp”, “lả lơi”, những từ này nếu đứng riêng lẻ thì không làm sao, nhưng khi đứng cạnh nhau thì lập tức làm người ta nhớ đến những cụm từ khác được chuyên dùng để chỉ chuyện ái tình như: gió trăng, trăng hoa, phong tình, trêu hoa ghẹo nguyệt…khiến mỗi yếu tố ngôn ngữ, trong đó

đều lấp lánh cái hàm nghĩa ái ân “trăng nằm sóng soãi trên cành liễu, đợi gió đông

về để lả lơi”. Đầy khao khát và chờ đợi. Trăng mang ham muốn rất trần thế của con

người, không che giấu cái “lả lơi”, cái khêu gợi cảm giác thân xác của mình. Cả một không gian tình yêu tràn ngập, đến mức “hoa lá ngây tình”. Còn em thì “hồi hộp” khi sống trong không gian đầy cảm giác xác thịt ấy. “Em” như cô thiếu nữ lần đầu biết yêu, lần được nếm trải ngọt của tình yêu nên rất hồi hộp. Trong không gian đẫm tình yêu, trong ánh trăng tràn trề cảm giác ấy, “Em” buộc miệng chia sẻ nỗi niềm với chị hằng.

Qua bài thơ “Chùa hoang” tuy bài thơ được làm dưới dạng đường luật, nhưng nội dung đã khác hẳn với thơ ngâm vịnh, gió, trăng, hoặc thơ nói lên hào khí của các cụ, đã báo hiệu phong cách thơ Hàn Mặc Tử với hai yếu tố: nhục cảm và thân xác, gần như cấm kị thời ấy. Tuy nhiên ở bài thơ này thì Hàn Mặc Tử dùng thể thơ đường luật để phơi bày sự phóng túng, thiếu sự tôn kính đối với nhà phật:

“Chùa không sư tụng cảnh buồn teo Cốt phật còn đây, chuỗi phật đâu

Réo rắt cành thông thay kệ đọc

Lập lòe bóng đóm thế đèn treo”

(Chùa hoang)

Sự độc đáo và táo bạo đầu tiên đến ở chữ hoang trong bài “chùa hoang”. Nếu nói là chùa bỏ hoang thì ý nghĩa khác hẳn, “chùa hoang” gợi sự phóng túng gần như trụy lạc. Tiếp đến những câu thơ sau, không có câu thơ nào là không thoát khỏi ý “tội

lỗi”, “phạm thương”, “chùa không sư tụng cảnh buồn teo, cốt phật còn đây, chuỗi phật đâu”. Dám vẽ cảnh chùa không sư với những chữ “buồn teo”, “cốt phật” thật là oái

ăm, tai quái và phạm thượng. Sự phóng túng, lạnh lẽo, hoang sơ ở chốn cửa phật trong bài thơ này được tác giả tạo nên từ chính những kỉ vật quen thuộc, những con người vốn gắn liền với câu kệ lời kinh.Trước hết đối với các nhà sư, họ là những người quan trọng làm nên sự trong sạch, sự tôn kính.Tuy nhiên trong cảnh chùa Hàn Mặc Tử đã dựng lên thì “chùa không sư tụng cảnh buồn teo”. Đây là yếu tố mà tác giả muốn làm nổi bật lên, nhằm giải thích cho ý đồ nghệ thuật của chùa hoang.

Đối với hai câu thơ tiếp theo “réo rắt cành thông thay kệ đọc, lập lòe bóng

đóm thế đèn treo”. Ở hai câu thơ này thì tính chất sắc thái hóa của chùa hoang được

đẩy lên ở mức độ cao nhất. Nó không còn là sự phóng túng, phạm thượng nữa mà nó đã trở thành những câu thơ thể hiện sự chán chường, hương lạnh và tình tàn. Ở đây, tác giả đã sử dụng hai từ láy “réo rắt”, “lập lòe” gợi lên cái im vắng, khuya khoắt của xóm cô đầu, nhà chứa hơn là không khí thanh tịnh của nhà chùa.

Hàn Mặc Tử bắt đầu đời thơ của mình bằng một cuộc cách mệnh chữ nghĩa và tưởng như thế. Nhưng bài thơ “thức khuya” còn đi xa hơn nữa:

“Non sông bốn mặt ngủ mơ màng

Thức chỉ mình ta dạ chẳng an Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”

(Thức khuya)

Ở bài thơ này toát lên một ý niệm về mất nước nhà tan và chính thân phận của Hàn Mặc Tử. Ở câu thơ đầu, cái không gian to lớn của “non sông” đã được phát hiện

và được cảm nhận trong một giấc ngủ “mơ màng”. Từ “mơ màng” được nhà thơ sử

dụng nhằm để miêu tả, phác họa trạng thái của một giấc ngủ không say, vẫn còn một sự bất an về thân phận của mình. Từ “mơ màng” ở đây được sử dụng để làm động lực, nảy sinh những tâm lý tình cảm của chính mình. Chính cái ngủ “mơ màng” không yên, bất an của “non sông” đã góp phần thức tỉnh “dạ chẳng an” của tác giả.

Thực ra hai câu đầu “non sông bốn mặt ngủ mơ màng, thức chỉ mình ta dạ

chẳng an” chỉ đứng đó làm nền cho cảnh chính “bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối, gió thu lọt cửa cọ mài chăn” so với chuyện “chăn chiếu”, “gió thu”. Tính chất “xác

thịt” đã ẩn trong trăng và gió. Hình ảnh “bóng nguyệt”, “gió thu” được xây dựng lên

như một hình ảnh nhân hóa. Ở đây, ta bắt gặp từ “sờ sẫm” cũng nói lên được một điều là Hàn Mặc Tử sử dụng từ ngữ hết sức độc đáo. Bời vì, chỉ có con người mới có hành động “sờ sẫm” mà thôi. Từ “sờ sẫm” được tác giả sử dụng để biến “bóng

nguyệt” như là một bàn tay của “non sông” làm thức tỉnh cái trạng thái tâm lý bồn

chồn chẳng an, do hoàn cảnh hoặc do chính bản thân tác giả. Hàn Mặc Tử đã tạo ra hai câu thơ tuyệt vời, gợi cảm và hoàn toàn mới. Trong thi ca Việt Nam chưa ai dám đi “tới” thế. Hết “leo song” lại còn “sờ sẫm”, tất cả đều nhạy cảm cao độ. Trong bài thơ này, hai chữ “rờ rẫm” lại được đổi thành “sờ sẫm”, vẫn lịch sự hơn nhưng đã xóa mất cái rậm rực, ghồ ghề của âm “r” trong “rờ rẫm” để thay bằng cái xoàng xĩnh, nhẵn bóng của âm “s” trong “sờ sẫm”.

Ở bài thơ “Thao thức” ta thấy sự nhớ nhung, bứt rứt của người con gái trong hoàn cảnh không gian ảm đạm và u tối:

“lạnh quá ánh trăng không sáng mấy

Cho nên muôn dặm ở ngoài kia Em đang mong mỏi em đang nhớ

Bứt rứt lòng em muốn trở về”

(Thao thức)

Mở đầu khổ thơ là câu thơ miêu tả không gian. Không gian ở đây có phần ảm đạm, u tối thể hiện bằng từ ngữ chỉ tính chất “lạnh quá” và hình ảnh “ánh trăng

không sáng mấy”. Từ khung cảnh có phần ảm đạm, u tối ấy, góp phần ảnh hưởng đến

sự “mong mỏi”, “bứt rứt” của nhân vật em. Ở đây, tác giả sử dụng hai từ láy “mong

mỏi”, “bứt rứt” đã diễn tả được trạng thái tâm lý của nhân vật em, góp phần làm cho

câu thơ giàu nhạc điệu, lột tả hết tâm trạng của một con người đang trong sự nhớ nhung, bứt rứt khi muốn trở về.

Nếu như ở bài thơ trên nói về sự thao thức, nhớ nhung trong tình yêu thì ở bài thơ “vội vàng chi lắm” lại nói về sự chân thành, thắm thiết và hồn nhiên trong tình yêu:

Vội vàng chi lắm nhạn lưng mây

Chầm chậm cho mình giữ mối dây Về đến thần kinh khoan nghỉ đã

Ghé miền Gia hội tỏ tình ngay”

(Vội vàng chi lắm)

Ở đoạn thơ này nói lên sự khao khát cháy bỏng, sự chân thành hồn nhiên trong tình yêu. Ở đây, tác giả sử dụng hai từ láy “vội vàng”, “chầm chậm”, đây là cặp từ láy thể hiện tính chất, hoạt động đối ngược nhau. Tuy nhiên sự đối lập này, đã tạo nên sự hài hòa, hợp lý trong tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Bản thân hai từ láy “vội

vàng”, “chầm chậm” khi đứng riêng lẻ một mình thì mang ý nghĩa đối lập nhau,

nhưng xét chúng trong toàn bộ câu thơ thì ta thấy được sự tương đồng về ý nghĩa giữa chúng. Cách dùng những từ láy độc đáo này của Hàn Mặc Tử, không chỉ tạo nên nét độc đáo cho đoạn thơ mà còn giúp cho tác giả thể hiện một cách trọn vẹn, cái tình yêu chân thật, thắm thiết, hồn nhiên của mình đối với người yêu.

Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói đau thương về những kỉ niệm đã mất, về những tình trạng không như ý trước cuộc đời. Nhưng chính Hàn Mặc Tử cũng mang theo bao khao khát về sự sống và ý thơ hồn hậu, chúng ta bắt gặp trong thơ Hàn Mặc Tử ánh sáng về màu sắc, âm thanh và nhiều hương thơm. Hàn Mặc Tử nói nhiều đến hương thơm, không tha thiết với cuộc sống làm sao có thể viết:

“Mới lên trăng đã thẹn thò

Thơm như tình ái của ni cô

Gió say lướt mướt trong màu sáng Hoa với tôi đều cảm động sơ”

(Huyền ảo)

Sao lại lấy định lượng mà cân đo tình cảm, ấn tượng được? Đã bát ngát sao lại còn bằng hai, và “cảm động sơ” thì thô lậu quá!. Tại sao trăng phải thẹn thò? “thẹn

thò” là cảm giác của Adam và Eva khi đóng khố che thân lánh mặt Đức Chúa Trời

sau khi ăn trái cấm. Adam thẹn thò vì đã phạm tội, còn trăng làm gì phải “thẹn thò” nhất là khi mới lên, sự thẹn thò của thân thế đó. Những câu thơ mà Vũ Ngọc Phan cho là “gợi tình, thiên về xác thịt” là một dục vọng, nhưng đồng thời cũng là một cấm đoán, một sự ghẻ lạnh. Hàn Mặc Tử đã nhắc đến tình ái của ni cô hay là da thịt nàng dẫu để gợi lên cái vô tội của mình. Trong một thế giới đã hư hỏng vì nguyên tội mà mình phải gánh chịu. Ngay trong giáo lý, dục tình tự nó không phải là tội lỗi: “đó

dục tình là bản năng sinh lý như ta thường thấy, là tiếng gào phản kháng của một hình hài bị tổn thương.

Hàn Mặc Tử đã phô bày trong “Gái quê” một sự rung cảm, sự rung cảm ở gái quê là một thứ rung cảm dịu dàng, chất phác của một tâm hồn chưa bị mất mác. Tuy nhiên, dù trong trạng thái bình thường, Hàn Mặc Tử cũng đã biểu lộ đường nét đặc biệt của một thiên tài:

“Vô tình để gió hôn lên má

Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm Em sợ lang quân em biết được Nghi ngờ tới cái tiết trinh em”

(Bẽn lẽn)

Thật êm ả, dịu dàng không một chút gì rên rỉ, đau thương, nhưng ý thơ phi thường khiến người ta phải kinh dị về tài năng của Hàn Mặc Tử. Đây là khổ thơ nói lên tâm sự của “em”, người con gái “vô tình” và “bẽn lẽn” để gió hôn lên má lúc nửa đêm. Từ láy “bẽn lẽn” thể hiện sự dè dặt không tự tin của nhân vật “em”. “Gió” hay chính là ý nghĩ xa gần nào đó về sự khoái lạc trong một không gian trăng gợi cảm, ý nghĩ ấy làm cô gái lo sợ lang quân biết được “em sợ lang quân em biết được, nghi ngờ đến

cái tiết trinh em”. Cô gái giữ mình đến trong cả ý nghĩ, muốn giữ trinh tiết của mình

trong sáng một cách tuyệt đích. Qua đó, ta cảm phục và ngưỡng mộ người con gái ấy. Qua đoạn thơ này, ta thấy nó vừa là sản phẩm của cõi thế, vừa là sản phẩm của cõi siêu phàm nên rất khó lý giải. Nhưng chắc chắn người đọc gặp ở đây là một tâm hồn trong sáng, thành thật khao khát được sống, được hưởng lạc thú trần gian, nhưng cũng thanh khiết và trinh bạch đến tuyệt vời. Tất cả những điều đó thi nhân gửi gắm qua hình tượng trăng và những lời tâm sự của “em”. Đọc bài thơ “Bẽn lẽn” ta càng hiểu thêm về nỗi đau của Hàn Mặc Tử và càng khâm phục, vì nhà thơ không bao giờ ca thán để được sự thương hại của người đời.

Bài thơ “Tình quê” không dài nhưng tạo được sự ấn tượng lê thê và một mối sầu não nề trong cõi lòng lúc chiều hôm. Bài thơ cho thấy khả năng nhập vào nội tâm rất giỏi của Hàn Mặc Tử.

Những câu thơ tả ngoại cảnh lại là những câu thơ dắt ta vào nỗi lòng, tạo không gian cho cảm xúc tràn ngập, thể hiện qua khổ thơ:

“Mây chiều còn phiêu bạc

Lang thang trên đồi quê Gió chiều quên dừng lại Dòng nước quên trôi đi Ngàn lau không tiếng nói Lòng anh dưới đê mê”

(Tình quê)

Qua khổ thơ này, ta thấy hiện lên một nỗi buồn sầu não lê thê trong cõi lòng. Hình ảnh “mây chiều”, “gió chiều”, “dòng nước”, “ngàn lau” đã tạo nên một không gian cho nỗi lòng đê mê tràn ngập. Chính không gian buồn não nề ấy, là sự xuất hiện của nhân vật trữ tình “lang thang trên đồi quê”. Từ láy “lang thang” nói đến những bước chân mệt mỏi, chán chường, những bước chân không có điểm dừng. Từ láy “lang

thang” được tác giả sử dụng càng làm cho không gian đó trở nên não nề hơn. Bài thơ

sử dụng hình ảnh, vần điệu kết hợp những ý cặp đôi tạo nên cảm giác đứt nối, đứt

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w