MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Đà Nẵng (Trang 95 - 100)

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Do Luật ngân sách chƣa quy định giới hạn thời gian đƣợc phép điều chỉnh, bổ sung dự toán nên tình trạng dự toán điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong năm. Việc điều bổ sung, điều chỉnh thường thực hiện vào tháng 12 hàng năm làm ảnh hưởng đến tính chủ động trong sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán. Mặt khác, do điều chỉnh, bổ sung ngân sách dồn vào cuối năm nên nhiều trường hợp, đơn vị không đủ thời gian để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đó, dẫn tới số chi chuyển nguồn sang năm sau rất lớn. Đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung, sửa đổi Luật Ngân sách. Theo đó, cần có quy định giới hạn về thời gian đƣợc phép điều chỉnh dự toán, tránh điều chỉnh vào cuối năm và trong thời gian chỉnh lý quyết toán, gây khó khăn trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách.

Đẩy mạnh cơ chế phân cấp ngân sách và cơ chế tự chủ ngân sách theo hình thức khoán. Đề nghị Chính phủ dần xóa bỏ cơ chế trình dự toán lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội cho địa phương theo chỉ tiêu đầu dân số, đầu học sinh, đầu giường bệnh.

3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất trong cả chu trình ngân sách. Hiện nay, có rất nhiều văn bản hướng dẫn kiểm soát chi cho từng đối tƣợng đơn vị sử dụng ngân sách khác nhau nhƣ đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ thì thực hiện kiểm soát đã có quá nhiều điểm bất cập và không phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Đồng thời, việc có quá nhiều văn bản khác nhau quy định về kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, gây rất nhiều khó khăn cho KBNN trong việc kiểm soát chi. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, hoặc ban hành văn bản mới thống nhất hướng dẫn kiểm soát chi NSNN. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và áp dụng các quy định trong kiểm soát, thanh toán các khoản chi của ngân sách, nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi của KBNN và hiệu quả quản lý chi NSNN.

3.3.3 Kiến nghị với UBND thành phố Đà Nẵng

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các cấp các ngành tăng cường công tác quản lý chi ngân sách

Chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát phân bổ vốn đầu tƣ, đảm bảo đúng quy định

Do định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách huyện thường giao ổn định trong 5 năm, theo từng thời kỳ ổn định ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, giá cả tăng nhanh gây khó khăn trong chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách.

Ngoài định mức phân bổ dự toán theo quy định, hàng năm UBND thành phố thường rà soát, trình HĐND thành phố xét hỗ trợ, bổ sung kinh phí cho ngân sách cấp huyện để giảm bớt khó khăn cho địa phương. Do vậy, UBND thành phố nên quy định bổ sung tiêu chí về hệ số trƣợt giá trong công thức tính toán phân bổ dự toán hàng năm để đảm bảo công bằng và chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Quản lý chi NSNN là một vấn đề lớn, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Luật NSNN và các văn bản dưới luật đã có những quy định về quản lý NSNN. Song trong quá trình triển khai thực hiện cụ thể ở mỗi cấp, mỗi địa phương lại có nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra đã tác động đến quản chi ngân sách. Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Đà Nẵng"

đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

Đề tài đã nghiên cứu và đánh giá tình hình quản lý chi NSNN tại các Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị dự toán cấp I. Nêu rõ những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc của công tác quản lý chi NSNN tập trung ở 3 khâu: lập; chấp hành; và quyết toán NSNN. Trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp vừa có tính chất phù hợp với địa phương thành phố Đà Nẵng, vừa phù hợp với phân cấp NSNN hiện nay.

Bên cạnh những giải pháp, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách tại địa phương dưới dạng các đề xuất với Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND thành phố. Những giải pháp đó hy vọng sẽ đóng góp cho quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN tại thành phố Đà Nẵng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Với những đặc trƣng cơ bản của hoạt động chi tiêu NSNN, vai trò của quản lý chi có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với hiệu quả sử dụng NSNN mà còn tác động đến sự ổn định, tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế cũng nhƣ đời sống xã hội của các tầng lớp nhân dân.

Nhận thức đƣợc ý nghĩa và vai trò của quản lý chi NSNN, trong giai đoạn 2010-2014, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cải tiến và cố gắng đạt đƣợc những thành tựu không nhỏ. Điều hành và quản lý chi NSNN địa phương ngày càng có hiệu quả hơn và góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đƣợc ghi nhận, những hạn chế và tồn tại trong quản lý chi NSNN của thành phố Đà Nẵng cũng cần khắc phục.

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi NSNN của thành phố Đà Nẵng, với quan điểm tích cực hoàn thiện, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đƣợc xác định đến năm 2020, một hệ thống các giải pháp và kiến nghị đã được nghiên cứu và đề xuất hướng vào giải quyết những vấn đề cụ thể trong từng khâu và từng nội dung của quá trình quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố. Mặt dù vậy, các giải pháp và kiến nghị này cần đƣợc nghiên cứu và áp dụng một cách hệ thống, có chọn lọc theo các mục tiêu và gắn với việc ban hành những quy định, đổi mới đồng bộ về cơ chế chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN.

Chi tiêu và quản lý chi tiêu NSNN là một vấn đề quan trọng song rất phức tạp và rộng, với thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp và hoàn thiện của các thầy, cô, các chuyên gia tài chính, các đồng nghiệp và độc giả quan tâm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ngô Thị Bích (2011), “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.

[2]. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 về hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

[3]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 90/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2014.

[4]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014 hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2015.

[5]. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

[6]. Chính phủ (2005), ố 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.

[7]. Chính phủ (2006), -CP ngày 17/10/2005 về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

[8]. Phạm Thị Đào (2014), Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển.

[9]. Cù Duy Dương (2013), Tăng cường kiểm soát chi NSNN trong đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do cơ quan Tài chính và kho bạc nhà nước thực hiện, Luận văn thạc sĩ kế toán.

[10]. PGS.TS Trần Văn Giao (2012), Quản lý NSNN, Học viện Hành chính.

[11]. Đặng Thị Thảo Nguyên (2014), Hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở xây dựng thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kế toán.

[12]. Quốc Hội (1996), Luật NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Đà Nẵng (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)